Nhỏ Bình thường Lớn

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 20]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền văn học Pháp thời Trung cổ nổi tiếng.
Nhà văn hiện thực Flaubert Gustave.
Nhà văn hiện thực Flaubert Gustave.

Flaubert Gustave (1821-1880) là nhà văn hiện thực, viết tiểu thuyết, truyện.

Tác phẩm chính: Bà Bovary (Madam Bovary, 1857), Salammbô (1862), Giáo dục tình cảm (L’Esducation Sentimentale, 1869, Thánh Antoinette bị cám dỗ (La Tentation de Saint-Antoine, 1874), Ba truyện (Trois Contes, 1877).

Bà Bovary là cuốn tiểu thuyết hiện thực, ra đời sau 53 tháng thai nghén. Flaubert là người thầy của trường phái hiện thực (chống lại khuynh hướng lãng mạn nửa đầu thế kỉ XIX ở Pháp).

Cuốn tiểu thuyết được xây dựng trên cơ sở một sự việc và những nhân vật có thật. Tác phẩm xuất hiện ở tạp chí, bị đưa ra tòa vì bị coi là vô luân, suýt nữa tác giả bị kết án.

Charles Bovary là một người tầm thường, kém thông minh, học cần cù mà thi đỗ y sĩ. Anh hành nghề ở một xã, lấy một người đàn bà góa có tiền đã luống tuổi.

Trong khi đi khám bệnh, anh mê Emma, cô gái xinh xắn của một gia đình phú ông. Vợ chết, anh cưới Emma. Cô này, sau một thời gian dài mơ mộng đi theo học ở trường của tu viện, tưởng là hôn nhân sẽ thỏa mãn những ước mơ.

Chẳng bao lâu, cô ngán anh chồng nhạt nhẽo. Có lần được dự khiêu vũ ở một lâu đài, cô lại càng ao ước một cuộc đời giàu sang. Cô héo hon. Chồng lo ngại, nhận chuyển đi làm việc ở một tỉnh nhỏ để đem vợ theo. Đời sống ở nơi mới cũng ngán ngẩm với những nhân vật tầm thường: anh bán thuốc Homais chống giáo hội, nói năng trịnh trọng; bác thu thuế lẩm cẩm.

Có một anh thư ký chưởng khế là Léon, lãng mạn nhưng tầm thường, chiếm được trái tim của Emma nhưng hắn nhút nhát không dám làm gì, và bỏ đi Paris... Emma rơi vào tay Rudolphe, một điền chủ quý tộc và sống một thời gian thoải mái; nhưng rồi Rudolphe cũng cắt đứt vì ngại tính say mê cuồng nhiệt của Emma.

Emma từ đó lao vào thú vui. Emma gặp lại Léon lúc đó đã mạnh dạn do sống ở Thủ đô; Emma tưởng nắm chắc được Léon, nhưng Léon cũng e ngại và bỏ rơi Emma. Sau một thời gian, Emma ngày càng suy đốn, mê một ca sĩ. Emma giấu chồng mua sắm quá nhiều, của cải bị chồng tịch thu.

Đến bước đường cùng, Emma lấy trộm Arsen (hay arsenic) của Homais để tự tử, hấp hối kéo dài. Emma tắt thở trong tiếng cười cay độc. Chồng vẫn tôn thờ vợ, sống cô đơn: khi chết trong nghèo khổ, tay anh vẫn còn cầm một món tóc vợ. Chỉ có Homais là đại thắng lợi: giàu có, được cả huân chương.

Salammbô là tiểu thuyết lịch sử viết theo bút pháp hiện thực chủ nghĩa. Qua nghiên cứu khảo cổ, tài liệu và một chuyến đi Bắc Phi, Flaubert làm sống lại tâm hồn nền văn minh thành Carthage vào thời Đế chế cổ La Mã. Câu chuyện xảy ra vào thế kỉ thứ ba trước Công nguyên, khi cuộc chiến tranh La Mã – Carthage lần thứ nhất vừa kết thúc. Những đội quân đánh thuê cho Carthage chưa được trả lương nên nổi dậy và vây thành.

Chủ tướng của chúng là Matho, người Lybi, ban đêm lén vào thành lấy trộm được tấm khăn phủ thần Mặt trăng Tanit do Salammbô, con gái danh tướng Hamilcar giữ. Matho cũng muốn lợi dụng cơ hội nhìn lại mặt Salammbô mà chàng rất mê.

Mất tấm khăn thiêng, thành Carthage nhất định sẽ lụn bại. Theo lệnh Đại pháp sư, Salammbô vào trại địch gặp Matho; chàng vui mừng trao lại cho Salammbô tấm khăn để Salammbô mang về. Carthage lại thắng.

Nhưng thành vẫn bị vây, địch cắt mất đường dẫn nước; sau lễ hy sinh nhiều trẻ em, trời mưa xuống, Hamilcar ra thành chỉ huy chiến thuyền; hai mặt thủy bộ tấn công; quân đánh thuê bị lừa vào một hẻm núi bịt kín, chết đói và khát ở đó. Matho chỉ huy đạo quân của Tunis cũng bị bắt.

Matho bị hành hình, chết ở dưới chân Salammbô. Salammbô bị ép lấy Narr Havas một tướng phản lại người Numide. Nhưng Salammbô đã chết khi thấy Matho bị hành hình, nàng thầm yêu người đã trả lại cho nàng tấm khăn thiêng liêng.

***

Nhà thơ, nhà văn Gautier Théophile.
Nhà thơ, nhà văn Gautier Théophile.

Gautier Théophile (1811-1872) là nhà thơ, nhà văn (từ “lãng mạn” sang hiện thực).

Tác phẩm chính: Thơ (Poésies, 1830), Men sứ và đá khắc (Emaux et Camées, 1852, tập thơ), Tiểu thuyết về chiếc xác ướp (Le Roman de la Momie, 1858), Đại úy Fracasse (Le Cappitain Fracasse, 1863).

Đại úy Fracasse là cuốn tiểu thuyết giang hồ, có giá trị về mặt miêu tả đậm đà, màu sắc rực rỡ (Gautier từng theo nghề họa, chuyển từ văn học lãng mạn sang hiện thực).

Câu chuyện xảy ra vào thế kỉ XVII, tại một lâu đài đổ nát ở xứ Gascogne nước Pháp. Nam tước de Sigognac, chán ngán cảnh nghèo túng cô đơn, đi theo một đoàn kịch lang thang có chín người.

Một người trong bọn họ chết; chàng nhận làm thay, lấy tên là đại úy Fracasse.

Chàng yêu cô diễn viên ngây thơ Isabelle. Họ đi qua nhiều nơi. Một hôm, công tước Val-Lombreuse, ngỗ ngược, cho bắt cóc Isabelle mà ông yêu và đưa nàng về lâu đài của ông.

Nam tước Sigognac cùng các bạn vây lâu đài, giải thoát được Isabelle. Chàng đâm công tước Val-Lombreuse bị thương nặng.

Chợt hoàng thân bố Val-Lombreuse đến tưởng con chết, hoàng thân nhận ra Isabelle là con gái mình bị bắt cóc từ lâu. Rốt cuộc, công tước Val-Lombreuse sống hòa giải với nam tước Sigognac. Sigognac lấy Isabelle.

'Vua cổ tích' Andersen - Những câu chuyện thần tiên viết lên từ tuổi thơ cơ cực

'Vua cổ tích' Andersen - Những câu chuyện thần tiên viết lên từ tuổi thơ cơ cực

Nhà văn Andersen (2/4/1805-4/8/1875) luôn được mệnh danh là một trong những người kể chuyện cổ tích hay nhất hành tinh. Các tác phẩm của ...

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 19]

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 19]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền ...