Nhà viết tiểu thuyết và truyện France Antone. |
France Antone (1844-1924) là nhà viết tiểu thuyết và truyện (lịch sử, phong tục - hoài nghi, mỉa mai và thương xót), Giải thưởng Nobel 1921.
Tác phẩm chính: Những khát vọng của Jean Servien (1872, 1882), Jocaste và con mèo gáy (1879), Tội ác của Sylvestre Bonnard (1881), Thais (1890), Lò quay "Hoàng hậu Pédauque" (1893), Ý kiến của ông Jérome Coignard (1893), Crainquebille Putois, Récits, và nhiều chuyện có ích khác (1903), Trên đá trắng (1904), Đảo chim cánh cụt (1908), Các vị thần khát (1912), Thiên thần nổi loạn (1914), Lịch sử hiện đại (1896-1901).
Thais là tiểu thuyết lịch sử, biểu lộ hai nét cơ bản đánh dấu sáng tác của France (trí thức uyên bác về cổ Hy Lạp - La Mã, tư tưởng chống đạo Thiên Chúa vì đi ngược với bản chất tự nhiên của con người).
Chuyện xảy ra ở Ai Cập vào thế kỷ thứ IV. Paphnuce, một trang công tử hào hoa, sống cuộc sống ăn chơi đàng điếm ở thành phố Alexandrie huy hoàng.
Chàng yêu vô vọng Thais, một vũ nữ đẹp tuyệt trần. Sau đó, chàng bỏ vào sa mạc tu khổ hạnh, nổi tiếng là chân tu tuy còn trẻ. Chàng nghĩ đến Thais và quyết tâm trở lại thành phố tìm nàng để giác ngộ nàng.
Chàng đến đúng lúc, vì Thais đã ở tột đỉnh của giàu sang và nhục dục, bắt đầu thấy ngán, sau một bữa tiệc trác táng cuối cùng, nàng theo Paphnuce. Paphnuce đưa nàng vào một tu viện nữ, rồi trở về sa mạc. Paphnuce luôn luôn bị ám ảnh bởi sắc đẹp của Thais.
Nghe tin nàng hối cải thực sự và sắp chết, Paphnuce đến thăm nàng, trong khi nàng bình thản từ bỏ cõi đời, Paphnuce đau khổ điên cuồng, chửi rủa thần thánh.
Lò quay "Hoàng hậu Pédauque" là truyện triết học viết theo phong cách truyện giang hồ và tinh thần duy lý của thế kỷ XVIII Pháp (thế kỷ Ánh sáng). Tác giả mạo nhận là sáng tác dựa vào một tập hồi ký thế kỷ XVIII. Người kể chuyện là Jacques Tournbroche, con một người quay thịt có cửa hiệu lấy tên là “Hoàng hậu Pédauque”.
Anh ta được bố cho học linh mục Jérôme Coignard kiếm ít chữ. Jacques Tournbroche, tiến sĩ thần học rất uyên bác, trước đó ông bị mất chỗ gia sư vì bê tha và thích gái, ông hơi điên điên, được ông chủ lò nuôi cho ăn ở. Ông thầy dạy học trò tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Latinh, và nhất là tư tưởng hoài nghi, khinh miệt và thương hại con người (phát ngôn ý kiến của A. France).
Cô hầu phòng thì dạy cậu thanh niên về tình dục. Hai thầy trò Jérôme và Jacques được một nhà quý tộc hơi mất trí đưa về một lâu đài đổ nát để thể nghiệm về thuật chiêm tinh. Sau nhiều chuyện phiêu lưu, ông thầy bị đâm chết vì bị nghi là quyến rũ nhân tình người khác. Jacques trở về Paris làm nghề bán sách.
Các vị thần khát là cuốn tiểu thuyết lịch sử được hoan nghênh nhiệt liệt khi xuất bản, đến nay vẫn được coi là tác phẩm được đọc nhiều nhất của France, có điểm còn có giá trị thời sự. France tỏ rõ lập trường chống cuồng tín, kể cả cuồng tín cách mạng nhân danh những khẩu hiệu; do hoài nghi tất cả, France không tin vào sự khôn ngoan và biết điều của con người.
Chuyện xảy ra vào thời kì Khủng bố của Cách mạng Tư sản Pháp. Nhân vật chính là một họa sĩ trẻ tuổi, trong sạch, toàn tâm toàn ý với cách mạng, tên là Evariste Gamelin; anh tôn thờ Marat và Robespierre. Anh yêu Elodie và cô cũng yêu anh. Marat bị ám sát. Xứ Vendée bảo hoàng nổi dậy, quân ngoại quốc xâm lăng đất nước, do đó tình trạng khủng bố chống phản cách mạng được tuyên bố. Được làm thẩm phán tòa án cách mạng, Evariste tuyên án xử tử rất nhiều người.
Đến khi cuộc phản cách mạng thắng thế, Evariste dứt mối tình đằm thắm với Elodie, lên máy chém chịu chết với lãnh tụ Robespierre. Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết đều bị chém, kể cả Brotteaux, nguyên là một nhà tư sản tài chính (đại diện cho triết lý hoài nghi và hưởng lạc của tác giả). Sau đó đến thời kỳ phản động, chạy theo xa hoa và hủ hóa. Cô Elodie quên mối tình say đắm cũ mà tìm nguồn vui mới.
***
Nhà viết kịch, làm thơ, viết tiểu thuyết Genet Jean. |
Genet Jean (1910-1986) là nhà viết kịch, làm thơ, viết tiểu thuyết (ở tù, đề cao cái ác và tội lỗi để phản ứng với xã hội giả dối).
Tác phẩm chính: Đức mẹ của những bông hoa (1946, tiểu thuyết), Những đứa hầu gái (1946, kịch), Nhật ký thằng ăn cắp (1949), Ban công (1956, kịch), Những người da đen (1959, kịch).
Những đứa hầu gái là vở kịch của một nhà văn lúc 10 tuổi đã bị ở nhà trừng giới, đề cao tội ác để phản ứng lại xã hội giả dối.
Hai đứa hầu gái, Claire (Claire và Solange thường chơi đóng giả làm bà chủ và người hầu. Chúng rất oán chủ, định cho chủ uống trà và thuốc độc; âm mưu không thành.
Sau đó, chúng liền chơi trò chủ tớ. Claire đóng vai chủ, gọi mang trà có thuốc độc đến và uống, để thấy cái thú thực hiện được ước muốn; Solange thực hiện được tội ác, cũng thỏa mãn được ước muốn của đời mình.