SOM ASEAN: Tăng cường hợp tác ứng phó đại dịch Covid-19 và các thách thức đang nổi lên

Bảo Chi
Ngày 7/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN theo hình thức trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam tham dự Hội nghị Quan chức Cấp cao (SOM) ASEAN ngày 7/4 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Duy Quang)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam tham dự Hội nghị Quan chức Cấp cao (SOM) ASEAN ngày 7/4 theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Duy Quang)

Phát biểu tại Hội nghị, các nước nhất trí đẩy mạnh nỗ lực triển khai các ưu tiên, định hướng đã thoả thuận nhằm duy trì đà xây dựng Cộng đồng, phát triển quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như những thách thức đang nổi lên.

Đồng thời, các nước tái khẳng định ủng hộ các sáng kiến do nước Chủ tịch Brunei đề xuất trong năm ASEAN 2021, trong đó có việc đề cao chủ nghĩa đa phương, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nhân đạo và ứng phó khẩn cấp của ASEAN, hợp tác kinh tế biển xanh..., và ghi nhận tiến triển ban đầu trong công tác thực hiện.

Hội nghị đã hoàn tất dự thảo lộ trình xây dựng cùng quy chế hoạt động của nhóm đặc trách cao cấp soạn thảo tầm nhìn ASEAN sau 2025; đồng thời nhất trí khẩn trương hoàn tất công tác kiểm điểm quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN.

Về vấn đề ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước nhất trí tiếp tục ưu tiên cho các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn các làn sóng lây nhiễm mới, vừa khắc phục hậu quả dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Trước mắt, ASEAN sẽ tập trung triển khai Kế hoạch phục hồi toàn diện hậu dịch, trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển các vùng sâu, vùng xa, các nhóm đối tượng chịu nhiều tác động nhất; sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ ứng phó Covid-19 để mua vaccine; đóng góp vào Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp và thảo luận về việc lập hành lang đi lại ASEAN. Các nước cũng chia sẻ nhu cầu bảo đảm người dân được tiếp cận công bằng với vaccine, ASEAN cần lên tiếng phản đối “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.

Hội nghị đã rà soát quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác, trong đó có đề xuất nâng cấp quan hệ với ASEAN; xem xét đề nghị thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN của một số nước bên ngoài, theo đó nhất trí cần đánh giá kỹ trên cơ sở bảo đảm vai trò trung tâm cũng như tổng thể quan hệ đối ngoại của ASEAN.

(Ảnh: Duy Quang)
Đại diện các nước tham dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN. (Ảnh: Duy Quang)

Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Hội nghị ghi nhận quan ngại về diễn biến phức tạp thời gian qua ở Biển Đông, trong đó có các hành động đe doạ, cưỡng ép, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ảnh hưởng tới hoà bình và an ninh khu vực, đi ngược lại cam kết trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tạo không khí bất lợi cho đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trước tình hình này, ASEAN nhấn mạnh lập trường nguyên tắc, yêu cầu kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, từng bước nối lại đàm phán nhằm xây dựng COC hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp thời gian qua ở Biển Đông, đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và lập trường nguyên tắc, nỗ lực đàm phán để xây dựng COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Trao đổi về tình hình Myanmar, các nước nhất trí, những diễn biến phức tạp thời gian qua, trong đó có tình hình bạo lực, thương vong gia tăng, không chỉ ảnh hưởng tới Myanmar mà còn tới hợp tác, đoàn kết, hình ảnh và uy tín của ASEAN. Trước tình hình cấp bách hiện nay, các nước nhất trí ASEAN cần tiếp tục mọi nỗ lực hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ việc áp dụng các phương thức của ASEAN trong tiếp cận tình hình Myanmar.

Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tích cực phối hợp hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua khó khăn hiện nay vì hòa bình, hòa giải và ổn định tại khu vực. Là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam cũng đã thông tin, cập nhật cho HĐBA về những nỗ lực của ASEAN trong hỗ trợ Myanmar. Được biết, trong tháng Chủ tịch HĐBA (4/2021), Việt Nam cũng sẽ có những bước đi chủ động tại HĐBA, thông tin tích cực về các hoạt động của ASEAN.

Các nước cũng đã sơ bộ trao đổi về tổ chức cuộc gặp của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN bàn về các vấn đề xây dựng cộng đồng, phòng chống Covid-19, quan hệ đối ngoại của ASEAN, tình hình quốc tế và khu vực. Dự kiến các bên tham gia sự kiện này cũng sẽ trao đổi về những biện pháp hỗ trợ Myanmar.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết của Việt Nam đối với các ưu tiên, sáng kiến hợp tác ASEAN 2021. Thứ trưởng cũng cho rằng các ưu tiên, sáng kiến này cần dựa trên những thành quả ASEAN đạt được trong năm 2020, đặc biệt trong xây dựng Cộng đồng, phòng chống, kiểm soát và phục hồi sau dịch bệnh.

Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cũng chia sẻ về ý nghĩa và những bước đi tiếp theo của Việt Nam trong thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đặc biệt là việc nâng tầm hợp tác tiểu vùng. Để thúc đẩy sáng kiến này, Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN về “Hợp tác tiểu vùng: Thu hẹp khoảng cách phát triển ở các tiểu vùng vì phục hồi toàn diện và phát triển bền vững”.

TIN LIÊN QUAN
Khẳng định vị thế Việt Nam trong hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình
Tình hình Myanmar: Hai công dân Australia được thả, ASEAN sẽ thảo luận ở Indonesia, Hàn Quốc có thể cấm đi lại
Tình hình Myanmar: Trung Quốc ủng hộ ASEAN hòa giải, Ấn Độ 'gay gắt' về tình trạng bạo lực
Ngoại trưởng 4 nước ASEAN thăm Trung Quốc: Hợp tác thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nói gì về vấn đề Biển Đông?
Ngoại trưởng 4 nước ASEAN thăm Trung Quốc: Bắc Kinh cố 'tìm đường' chống Mỹ?

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Các học viên mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng đối ngoại do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngày 1/5, Ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố, tài sản ở Nga của họ có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống ...
Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger không phải ai cũng biết

Bài viết hôm nay sẽ mách các bạn cách bật chế độ tin nhắn tự hủy trên Messenger bằng điện thoại. Với cách này bạn có thể kích hoạt cho ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang ...
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động