TIN LIÊN QUAN | |
Quốc hội sẽ chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ vào ngày 30/10 | |
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Đề xuất các giải pháp phát triển đồng bộ kinh tế- xã hội |
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong các báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách. Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ đã thực hiện khá tốt mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch tài chính 5 năm.
Các định hướng lớn được đảm bảo như tiến độ thu ngân sách Nhà nước, tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước.
Cơ cấu chi đã theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên.
Kỷ luật tài chính đã được tăng cường hơn so với giai đoạn trước. Bội chi và trần nợ công được kiểm soát, cơ cấu nợ dần được cải thiện.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh phát biểu. |
Các đại biểu cho rằng, việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là một bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới, cơ cấu lại đầu tư công.
Mặc dù mới lần đầu triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và cũng còn một số vướng mắc nhất định cần được tháo gỡ, song đầu tư công trong 3 năm qua đã có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, đảm bảo các mục tiêu, định hướng đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần lưu ý những tồn tại, hạn chế. Cụ thể: Thu ngân sách Nhà nước 3 năm mới đạt khoảng 53-54% kế hoạch 5 năm, dự kiến 5 năm chỉ đạt được 97-98% kế hoạch thu, trong đó thu ngân sách trung ương gặp nhiều khó khăn.
Việc sửa đổi chính sách thu trong 3 năm qua chưa thực sự kịp thời, còn có những khó khăn nhất định, tỷ lệ huy động thuế và phí trên GDP giảm dần.
Về chi ngân sách Nhà nước, cơ cấu chi vẫn có mặt chưa thật hợp lý, tình trạng dàn trải trong việc phân bổ vốn chậm được khắc phục; giải ngân vốn còn chậm so với kế hoạch; việc điều hòa giữa các nguồn vốn vay như ODA, trái phiếu Chính phủ còn có mặt lúng túng, chưa thật sự hợp lý nên thường xuyên phải điều chỉnh.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần có biện pháp khắc phục tình trạng chất lượng một số công trình, dự án đầu tư rất thấp, kéo dài thời gian hoàn thành, gây bức xúc trong dư luận, lãng phí ngân sách, giảm hiệu quả vốn vay.
Việc thực hiện pháp luật về đầu tư công chưa nghiêm, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành.
Việc cân đối nguồn lực đầu tư công trung hạn mới chỉ đảm bảo 53% nhu cầu chứng tỏ việc bố trí vốn còn dàn trải.
Lựa chọn trật tự ưu tiên, hoàn thiện các thủ tục đầu tư còn bất cập và thời gian kéo dài, phân bổ còn chậm, chưa kịp thời. Việc bố trí nguồn vốn chưa hợp lý, nhất là vốn ODA dự kiến tăng nhiều so với kế hoạch. Kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chưa thực sự nghiêm.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần làm rõ trong số các dự án đầu tư công giai đoạn vừa qua thì bao nhiêu dự án hiệu quả, bao nhiêu dự án kém hiệu quả, dự án phải đình hoãn...
Về bội chi và nợ công, các ý kiến đề nghị tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, bội chi của ngân sách địa phương, phải sử dụng nguồn tăng thu để giảm bội chi, sử dụng hiệu quả vốn vay, đánh giá kỹ vấn đề cho vay lại và bảo lãnh vay, bảo đảm an toàn nợ công.
Về kết quả thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, nhiều ý kiến chỉ rõ, việc thực hiện dự toán ngân sách năm 2018 là tích cực, có nhiều chuyển biến, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, tăng thu chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, từ tiền sử dụng đất; các khoản thu từ năng lực nội tại của nền kinh tế như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không đạt dự toán, chưa bền vững và thiếu tính ổn định.
Các ý kiến nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, ngân sách Nhà nước năm 2019 và 3 năm 2019-2021 là tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách Nhà nước gắn với huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Có ý kiến đề nghị rà soát lại chính sách thu, chi cho hợp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để nâng cao kỷ luật tài chính. Một số đại biểu cho rằng, phân bổ ngân sách còn bình quân, dàn đều, cần đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm để tạo sự lan tỏa, tạo động lực phát triển.
Có ý kiến đề nghị bố trí thêm nguồn lực để thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn.
Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị đảm bảo chi ngân sách Nhà nước cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di tích lịch sử, đảm bảo an sinh xã hội, chính sách cho người có công, tăng chi cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển rừng, phòng chống dịch bệnh, giữ trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Quốc hội dành 3 ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội Theo chương trình, ngày 26/10, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển ... |
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cao thứ ba Chiều 25/10, Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh, theo đó: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp ... |
Lấy phiếu tín nhiệm 48 người giữ chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn Sáng 25/10, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. |