Nhỏ Bình thường Lớn

Sự sáng tạo tuyệt vời về một thế giới không chiến tranh và phi thực dân hóa

Với tư cách là nơi lưu giữ các Công ước Geneva, Thụy Sỹ sẽ thực hiện các sáng kiến nhằm duy trì vai trò của luật nhân đạo quốc tế và thúc đẩy không gian đối thoại và giải quyết xung đột.
Ba bức ảnh về Đoàn Việt Nam DCCH tham dự Hội nghị Geneva do Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ Martin Candinas tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ba bức ảnh về Đoàn Việt Nam DCCH tham dự Hội nghị Geneva do Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ Martin Candinas tặng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh tư liệu)

Antoine Fleury, Giáo sư danh dự về Lịch sử Quan hệ quốc tế tại Đại học Geneva từng nói: “Giấc mơ về một thế giới không có chiến tranh đã nhiều lần bị che dấu, nhưng khát vọng của nhân loại về một thế giới công bằng hơn, bình đẳng hơn và trên hết là không có chiến tranh hủy diệt luôn hiện hữu trong trái tim mỗi con người. Nếu không có những điều sáng tạo lớn lao thì sẽ không có viễn cảnh tốt đẹp cho nhân loại!”.

Năm 1859, Henri Dunant, một doanh nhân đến từ Geneva, Thụy Sỹ đã chứng kiến trận Solferino trong cuộc chiến giành độc lập lần thứ hai của Italy. Sự đau khổ khủng khiếp mà ông quan sát được đã thôi thúc ông thực hiện những bước đi đầu tiên dẫn đến Công ước Geneva đầu tiên.

Cho đến nay, các Công ước Geneva và các Nghị định thư bổ sung vẫn là nền tảng của luật nhân đạo quốc tế, điều chỉnh việc đối xử với thường dân và binh sỹ trong thời kỳ chiến tranh và bị chiếm đóng. Với tư cách là nơi lưu giữ các Công ước Geneva, Thụy Sỹ sẽ thực hiện các sáng kiến nhằm duy trì vai trò của luật nhân đạo quốc tế và thúc đẩy không gian đối thoại và giải quyết xung đột.

Nhiều người đứng trước tòa nhà nơi diễn ra Hội nghị Geneva, năm 1954.
Trước tòa nhà nơi diễn ra Hội nghị Geneva, năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Năm 2024, chúng ta được nhắc nhớ về hai ngày kỷ niệm quan trọng. Trong bối cảnh sự trỗi dậy của các cuộc xung đột quân sự tàn khốc và vô số thương vong dân sự, lễ kỷ niệm 75 năm Công ước Geneva năm 1949 được đàm phán sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa đặc biệt. Công ước Geneva và các Nghị định thư bổ sung là các hiệp ước quốc tế chứa đựng những quy tắc quan trọng nhất nhằm hạn chế sự tàn khốc của chiến tranh, bảo vệ những người không tham gia chiến đấu, như dân thường, nhân viên nhân đạo, thương bệnh binh và tù nhân chiến tranh.

Một sự kiện quan trọng khác trong năm nay, đó là kỷ niệm 70 năm “Hội nghị Đông Dương 1954” lịch sử, hay còn gọi là Hội nghị Geneva. Hội nghị diễn ra tại Palais des Nations, trụ sở của Liên hợp quốc tại châu Âu, từ ngày 26/4-20/7/1954, nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng về chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass.
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass. (Ảnh TGCC)

Trong khi phần hội nghị về Triều Tiên kết thúc mà không có bất kỳ tuyên bố hay đề xuất nào, thì Hiệp định Geneva nhằm giải quyết các vấn đề Đông Dương đã có tác động lâu dài. Hiệp định dẫn tới sự công nhận quốc tế đối với Việt Nam DCCH, Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào. Ba Hiệp định về Đông Dương, liên quan đến Campuchia, Lào và Việt Nam, được ký kết vào ngày 21/7/1954 và có hiệu lực hai ngày sau đó.

Về phần hội nghị đề cập Đông Dương, Pháp, Việt Nam DCCH, Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh và các chính phủ từ Đông Dương thuộc Pháp (Quốc gia Việt Nam, Campuchia và Lào) đã ngồi vào bàn đàm phán. Hiệp định tạm thời chia Việt Nam thành hai khu: Khu phía bắc do Việt Nam DCCH quản lý và khu phía nam do Quốc gia Việt Nam cai trị bởi cựu Hoàng đế triều Nguyễn là Bảo Đại.

Tuyên bố cuối cùng do Robert Anthony Eden, Ngoại trưởng Anh và là đồng Chủ tịch Hội nghị đưa ra, đã dự kiến một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956 để thành lập một nhà nước Việt Nam thống nhất. Mặc dù đã tham gia đàm phán, nhưng các đại biểu của Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ đều không ký các hiệp định. Dưới thời Ngô Đình Diệm, sau đó đã rút khỏi cuộc bầu cử được đề xuất. Mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa miền Bắc và miền Nam cuối cùng đã dẫn đến cuộc chiến tranh khủng khiếp ở Việt Nam.

Hiệp định Geneva chưa hoàn hảo và không được thực hiện đầy đủ, nhưng là một cột mốc quan trọng trên con đường phi thực dân hóa và là nền tảng của Việt Nam ngày nay. Trong khi các đại biểu bắt đầu tập hợp tại Geneva vào cuối tháng 4/1954, các cuộc thảo luận về Đông Dương chỉ bắt đầu vào ngày 8/5/1954 - một ngày sau chiến thắng quyết định của Việt Minh trước lực lượng Liên minh Pháp tại Điện Biên Phủ. Chiến thắng này đã mang lại cho Phái đoàn của Việt Nam DCCH sự tôn trọng và được công nhận trong bối cảnh một hội nghị đầy rẫy thái độ nghi ngờ và chống cộng.

Hội nghị Thượng đỉnh Anh - Mỹ - Liên Xô - Pháp tháng 7/1955 tại Geneva.
Hội nghị thượng đỉnh Anh - Mỹ - Liên Xô - Pháp tháng 7/1955 tại Geneva. (Ảnh tư liệu)

Kể từ tháng 5/1954, Thụy Sỹ đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại và đàm phán hòa bình quan trọng, đặc biệt là tại thành phố Geneva. Đôi khi, những cuộc đối thoại và đàm phán này là những bước đi quyết định hướng tới việc xích lại gần nhau và hòa bình, trong khi ở những thời điểm khác, dường như chúng mang lại rất ít lợi ích ngay lập tức. Thông thường, những cuộc đàm phán này được giữ bí mật, đằng sau cánh cửa đóng kín, hầu như không được báo chí và công chúng chú ý.

Có lúc, những cuộc đàm phán này trở nên rất nổi bật và được dàn xếp, như Hội nghị thượng đỉnh Big Four tháng 7/1955 quy tụ Tổng thống Mỹ Eisenhower, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev, Thủ tướng Anh Anthony Eden và Chủ tịch Hội đồng Pháp Edgar Faure nhằm giải quyết vấn đề thống nhất nước Đức, hay là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng 6/2021.

Một khách sạn chào đón các phái đoàn tham dự Hội nghị tại Geneva năm 1954.
Một khách sạn chào đón các phái đoàn tham dự Hội nghị tại Geneva năm 1954. (Ảnh tư liệu)

Thế giới rất cần những nhà lãnh đạo đặt trọng tâm vào sự phát triển bền vững của nhân loại và hiểu rằng một hành tinh đáng để truyền lại cho các thế hệ tương lai là một hành tinh không có tai họa chiến tranh và đàn áp. Chúng ta sẽ tiếp tục cần có thêm các hội nghị Geneva để tin tưởng vào sức mạnh của đối thoại, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

"...Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, ...

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Hiệp định Geneva: thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và những bài học còn vẹn nguyên giá trị

Cách đây 68 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...