Sự thú vị từ những vấn đề không “khẩn cấp” của IPU-132:

Đó là điều mà Giám đốc Truyền thông của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Jemini Pandya tìm thấy trong các nội dung thảo luận tại Đại hội đồng IPU-132. Bà đã chia sẻ những điều này bên lề Đại hội đồng với phóng viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giám đốc Truyền thông của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Jemini Pandya.

Nội dung nào của kỳ Đại hội đồng lần này làm bà quan tâm nhất?

Tất cả các vấn đề tôi đều thấy quan trọng và thú vị theo nhiều cách. Trong khi phát triển bền vững là một đề tài bao trùm của Đại hội đồng, thì những gì đang diễn ra trong vài năm qua ở Trung Đông và Châu Phi cho thấy rằng chúng ta phải trả giá vì nạn khủng bố. Vấn đề này chúng ta cũng không thể phớt lờ, bởi nếu chúng ta không thể giải quyết nạn khủng bố, mọi thứ chúng ta đang cố gắng xây dựng trong quá trình phát triển bền vững sẽ không hiệu quả. Bởi phát triển bền vững và dân chủ phải đi cùng với hòa bình và an ninh, nên chúng ta phải giải quyết vấn đề khủng bố.

Một vấn đề khác mà chúng ta không cho là “khẩn cấp” nhưng lại khá phổ biến là sự khan hiếm nước ngọt và làm thế nào chúng ta có thể quản lý tốt hơn tài nguyên nước của mình. Tôi biết rằng không chỉ với Việt Nam mà ở nhiều nước khác, quản trị nước là một vấn đề quan trọng.

Chiến tranh mạng cũng là một vấn đề đang nổi lên, bởi nó không chỉ liên quan đến khủng bố mà còn quyết định chúng ta bảo vệ tự do cá nhân như thế nào. Trong bối cảnh các cuộc chiến tranh mạng đang tăng, cách chúng ta cân bằng giữa an ninh và tự do cá nhân cũng rất thú vị.

Theo bà chủ đề mà Việt Nam đề xuất cho IPU 132 “Phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” có ý nghĩa như thế nào?

Tôi nghĩ phát triển bền vững là vấn đề lớn nhất hiện tại. Các quyết định sẽ được đưa ra cuối năm nay - khi các mục tiêu phát triển mới được thông qua - cũng như biện pháp triển khai các quyết định này trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên toàn hành tinh trong vài thập kỷ tới. Đó thực sự là tương lai của xã hội và không có gì quan trọng hơn.

Với nguy cơ chiến tranh mạng, các quốc gia phải làm gì để giải quyết?

Vấn đề quản trị mạng đang thay đổi quá nhanh. Việc này cần sự quan tâm thích hợp cũng như cần hợp tác để đưa ra các biện pháp giải quyết chiến tranh mạng. Nhưng nó cũng cần sự tham gia của tất cả mọi người, mọi tổ chức, chính quyền và toàn xã hội, mọi người cần hợp tác để tìm ra cách khiến quản trị mạng tốt hơn.

Bà có thể nói gì về quản trị nước?

Nước là tài nguyên quý giá nhất mà chúng ta có trên hành tinh này và chúng ta biết rằng nó không đủ cho chúng ta. Nó cũng có khả năng gây xung đột. Ở nhiều khu vực trên thế giới, tại Trung Đông và châu Phi, sự khan hiếm nước là một điểm chính gây xung đột tiềm tàng. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề này và quan tâm đến việc quản lý tốt hơn tài nguyên nước, đặc biệt với những công nghệ mà chúng tôi có.

Bình đẳng giới cũng là một nội dung được quan tâm của IPU?

Thực sự bình đẳng giới là một phần công việc của IPU. Chúng ta đã bàn đến vấn đề này trong nhiều thập kỷ qua. Dân chủ là về sự đại diện, là sự quản trị bao gồm tiếng nói của mọi người, tất cả mọi nhóm trong xã hội. Do đó, dân chủ phải bao gồm thế giới của những người phụ nữ. Chúng ta phải bảo đảm rằng phụ nữ có đại diện đầy đủ, cũng như phải có đủ con số phụ nữ làm chính trị. IPU-132 là dịp kỷ niệm 30 năm cơ chế Hội nghị nữ Nghị sĩ. Cơ chế này được thiết lập năm 1985 để đảm bảo phụ nữ có vị trí và tiếng nói trong tổ chức này. Cộng đồng nghị viện toàn cầu cần phải làm nhiều hơn vì bình đẳng giới, nhưng cũng cần phải lắng nghe phụ nữ nhiều hơn, để mang vai cho các nữ nghị sĩ vai trò lớn hơn trong việc ra quyết định của IPU.

Theo bà, tại sao hiện tỉ lệ nữ nghị sĩ trong các nghị viện vẫn thấp?

Đúng là tỉ lệ nữ nghị sĩ vẫn thấp, dù cao hơn 7% của 20 năm trước. Thật khó để có phụ nữ làm chính trị bởi vì đảng chính trị không chọn phụ nữ. Phụ nữ không được tài trợ để ra tranh cử. Vẫn có những người thành kiến không bỏ phiếu cho phụ nữ. Bởi vì bản thân phụ nữ nghĩ rằng họ phải cân bằng trong cuộc sống và thực tế phụ nữ là người chăm sóc gia đình chủ yếu, dù họ có muốn hay không. Đồng thời chính trị vẫn luôn là lĩnh vực của nam giới, là câu lạc bộ lớn của nam giới. Phụ nữ không dễ gì đột phá vào được. Cái cách tư duy đó, cách suy nghĩ nam giới làm chính trị khác nữ làm chính trị đó cũng khiến cho phụ nữ khó làm chính trị hơn.

Hiện nay đã có nhiều nước đặt ra hạn ngạch (quota) cho sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội. Chính vì lý do đó, số phụ nữ tham gia vào Quốc hội đã tăng. Dù vậy, nhìn lại con số 22% nữ nghị sĩ hiện nay thì mới thấy số còn lại 78% vẫn là nam giới. Điều đó cho thấy vẫn còn cả chặng đường dài để đi. Điều chúng ta cần làm là tiếp tục đặt ra “quota” và biến nó thành quy định các đảng phái bắt buộc phải có phụ nữ và có nữ nghị sĩ trong Quốc hội, cũng như phải có biện pháp nếu các đảng phái không tuân thủ. Quốc hội cũng nên đưa quota nữ nghị sĩ vào luật bầu cử, có nhiều biện pháp để thay đổi tư duy, để nhiều phụ nữ có mặt hơn trong Quốc hội. Nếu làm được như vậy, những điều luật Quốc hội đưa ra cũng phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của phụ nữ, và điều này cũng có lợi cho cả hai giới.

Nhận định của bà về số đại biểu Quốc hội nữ của Việt Nam?

Tôi rất vui khi nghe Việt Nam tuyên bố sẽ tăng số nữ đại biểu Quốc hội từ con số 25% hiện nay lên 30% như lời bà Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã nói. Việt Nam hiện đứng thứ 50 thứ trên thế giới về số nữ nghị sĩ và vẫn đang cam kết tăng số lượng này lên. Vẫn còn con đường phía trước nhưng chúng tôi khuyến khích điều này.Việt Nam đang có nhiều nỗ lực tăng số nghị sĩ nữ trong Quốc hội, trong chính trị và trong giới lãnh đạo. Chúng tôi rất mong được thấy những điều này thành hiện thực.

Ấn tượng của bà về công tác tổ chức của Việt Nam cho IPU những ngày qua?

Thật tuyệt vời.Thật sự ấn tượng. Tất cả chúng tôi vẫn liên tục ngạc nhiên bởi sự quan tâm và các chi tiết của công tác tổ chức và các thiết bị ở đây đều rất tuyệt vời. Tôi thực sự rất hạnh phúc khi đến đây.

Bà nghĩ gì về vai trò của Việt Nam trong sự phát triển của IPU trong tương lai?

IPU và Việt Nam đã có một lịch sử quan hệ lâu dài, bắt đầu khi Việt Nam gia nhập IPU (1979). Việt Nam là một thành viên tích cực của IPU và chúng tôi thấy việc tổ chức IPU lần này thực sự là một bước ngoặt trong quan hệ hai bên.

Xin cảm ơn bà.

Tuấn Khôi (ghi)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria mong muốn chia sẻ, gợi mở với thành phố Hải Phòng những kinh nghiệm, giải pháp, hợp tác về phát triển công nghiệp, cảng biển...
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Giá tiêu hôm nay 27/11/2024: Thị trường khởi sắc, hồ tiêu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới, người trồng hưởng lợi

Giá tiêu hôm nay 27/11/2024: Thị trường khởi sắc, hồ tiêu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới, người trồng hưởng lợi

Giá tiêu hôm nay 27/11/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/11/2024: Giá vàng SJC lao dốc mạnh, thế giới xuất hiện 'nhân tố X', chờ lực cầu đến từ nhà đầu cơ

Giá vàng hôm nay 27/11/2024: Giá vàng SJC lao dốc mạnh, thế giới xuất hiện 'nhân tố X', chờ lực cầu đến từ nhà đầu cơ

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 trên thị trường thế giới tăng nhẹ, trong khi đó, trong nước lao dốc mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào hoan nghênh và đánh giá cao đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Lào và dự Hội thảo lý luận giữa ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động