Sự trở lại thú vị của cựu Thủ tướng Slovakia

Lưu Huỳnh
Chiến thắng cho đảng Dân chủ xã hội (Smer-SD) của cựu Thủ tướng hai nhiệm kỳ, ông Robert Fico, có thể mang đến thay đổi đáng chú ý cho đất nước Đông Âu.
Theo dõi TGVN trên
(10.02) Người dân Slovakia đã đưa ra sự lựa chọn của mình trong cuộc bầu cử ngày 30/9 vừa qua. (Nguồn: AFP/AP)
Người dân Slovakia thực hiện quyền công dân ngày 30/9. (Nguồn: AFP/AP)

Chiến thắng không bất ngờ

Ngày 30/9, Slovakia tổ chức bầu cử Quốc hội, với điểm nhấn xoay quanh khả năng cựu Thủ tướng Robert Fico trở lại sau 5 năm vắng bóng.

Ngày 1/10, với kết quả kiểm phiếu gần hoàn tất, kịch bản đang rõ ràng hơn bao giờ hết: Đảng Smer-SD giành 23,3% số phiếu bầu. Phong trào cấp tiến Slovakia (PS) của Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Michal Simecka đứng thứ hai với 17% số phiếu, còn đảng Tiếng nói-Dân chủ xã hội (Hlas-SD) xếp ngay sát với 15%. Năm đảng khác thu thập đủ 5% số phiếu để tham gia vào Quốc hội Slovakia.

Chiến thắng của ông Fico không bất ngờ, khi nó phản ánh thái độ của cử tri về chính phủ do PS lãnh đạo trước dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine và lạm phát tại quốc gia 5,5 triệu người này. Tỷ lệ bỏ phiếu tới 68%, cao nhất 20 năm qua, cho thấy sự quan tâm của người dân về tình hình của Slovakia.

Tin liên quan
Mặc cho hai đồng minh của Ukraine tuyên bố dừng hỗ trợ, NATO vẫn tìm cách nối dài lòng tin Mặc cho hai đồng minh của Ukraine tuyên bố dừng hỗ trợ, NATO vẫn tìm cách nối dài lòng tin

Phát biểu ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, ông Robert Fico khẳng định, một trong các ưu tiên hàng đầu của chính phủ do mình lãnh đạo là triển khai biện pháp kiểm soát người nhập cư ở biên giới với Hungary. Ông nêu rõ: “Một trong những quyết định đầu tiên trong Chính phủ của tôi sẽ là gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary, dù đó có thể không phải một bức tranh đẹp”.

Về phần mình, ông Michal Simecka tuyên bố, đảng này vẫn còn khả năng thành lập liên minh cầm quyền, dù chỉ về thứ hai. Chính trị gia này nhấn mạnh PS sẽ tích cực nỗ lực ngăn chặn đảng Smer-SD lập chính phủ mới. Theo ông Simecka, đảng Hlas-SD do cựu thành viên Smer-SD Peter Pellegrini sáng lập sẽ là nhân tố quyết định xem đảng nào đứng ra thành lập chính phủ tiếp theo ở Slovakia.

Tuy nhiên, với kết quả bầu cử vừa qua, ông Fico đang có cơ hội lớn để trở lại vị trí Thủ tướng Slovakia. Trước thềm bầu cử, Tổng thống Zuzana Caputova, một trong những người sáng lập PS, cho biết sẽ giao trọng trách cho bên chiến thắng, tập hợp đa số trong Quốc hội 150 ghế, để thành lập chính phủ.

Chuyên gia Grigorij Meseznikov, người đứng đầu Viện Vấn đề công ở Bratislavia nhận định: “Các cuộc đàm phán chưa bắt đầu, song khả năng liên minh Smer-Hlas-SNS nắm quyền là rất cao”. Theo kịch bản này, đảng Smer-SD, hiện sở hữu 42 ghế, có thể liên minh Hlas-SD và Đảng Quốc gia Slovak (SNS) để giành lần lượt là 27 và 10 ghế, đạt mức quá bán cần thiết về thành lập chính phủ.

“Một trong những quyết định đầu tiên trong Chính phủ của tôi là gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới với Hungary, dù đó có thể không phải một bức tranh đẹp”. (Cựu thủ tướng Slovakia Robert Fico nói về ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới do ông lãnh đạo)

Cứng và mềm

Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn ông Fico trở lại. Trong hai nhiệm kỳ của chính trị gia này (2006-2010, 2012-2018), Slovakia chứng kiến tăng trưởng kinh tế, song đối mặt không ít các vấn đề xã hội. Năm 2018, ông Fico đã phải từ chức sau áp lực từ tuần hành liên quan đến cái chết nhiều nghi vấn của nhà báo Jan Kuciak.

Về đối ngoại, chính trị gia này có quan hệ tốt với Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi cả hai duy trì thái độ cứng rắn với Liên minh châu Âu (EU) cùng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tổ chức cùng cơ chế khu vực mà Bratislavia và Budapest đều là thành viên. Lập trường cứng rắn của Slovakia, Hungary và sắp tới có thể là Ba Lan, sẽ trở thành lực cản với EU và NATO, nhất là trong sự ủng hộ và viện trợ cho Ukraine.

(02.10 Sự kết hợp giữa ông Robert Fico (thứ hai từ phải sang) và Thủ tướng Hungary Viktor Orban (thứ hai từ trái sang), hai chính trị gia có lập trường cứng rắn, có thể khiến EU, NATO gặp khó. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Sự kết hợp giữa ông Robert Fico (phải) và Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái), hai chính trị gia có lập trường cứng rắn, có thể khiến EU, NATO cũng như Ukraine gặp khó. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Cựu Thủ tướng Robert Fico nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Kiev, đồng thời nhấn mạnh rằng, chính các thế lực cực đoan tại đây đã dẫn đến xung đột Nga-Ukraine. Đáng chú ý, lập trường của chính trị gia này về Ukraine phản ánh xu thế hiện nay tại Slovakia: Khảo sát mới đây của GlobSec, trung tâm nghiên cứu về các vấn đề an ninh tại Bratislava cho thấy có chỉ có 40% cho biết Nga phải chịu trách nhiệm về tình hình ở Ukraine và 50% coi Mỹ mới là mối đe dọa an ninh lâu dài. Con số này tương phản với nước láng giềng Czech, nơi có 71% tin rằng xứ bạch dương đã khơi mào cho xung đột, hiện vẫn diễn biến quyết liệt ở Ukraine.

Trong bối cảnh đó, một số ý kiến cho rằng, sự tham gia của đảng Hlas-SD, do ông Peter Pellegrini, chính trị gia có lập trường thân châu Âu, góp phần mang đến sự ôn hòa cần thiết cho các chính sách dưới thời ông Fico.

Còn số khác lại tin tưởng khi đã đạt được mục tiêu, cựu Thủ tướng Slovakia cho thấy cách tiếp cận phù hợp hơn. Ông Milan Nic, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức (Đức), nhận định: “Ông ấy hiểu rõ rằng, Slovakia cần tiếp cận nguồn vốn của EU. Vì thế, ông ấy sẽ không làm gì khiến cho bị thu hút sự chú ý hay soi mói”. Chuyên gia Meseznikov có phần thận trọng hơn, nhấn mạnh ngay cả khi ông Pellegrini “có thể mang đến sự ôn hòa trong một số chính sách, song Smer và SNS vẫn sẽ là thế lực chủ đạo”.

Diễn biến tiếp theo ở Bratislava sau cuộc bầu cử ngày 30/9 tiếp tục nhận được sự quan tâm của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Czech cảm kích Slovakia liên quan thương vụ mua sắm vũ khí lớn nhất trong lịch sử hiện đại nước này

Czech cảm kích Slovakia liên quan thương vụ mua sắm vũ khí lớn nhất trong lịch sử hiện đại nước này

Slovakia cũng mua 246 xe chiến đấu bộ binh bánh xích CV90 và đã đưa ra một quy trình phối hợp nhằm tạo thuận lợi ...

Tổng thống Ukraine đánh giá NATO 'thiếu quyết đoán', Slovakia ủng hộ Kiev gia nhập Liên minh quân sự

Tổng thống Ukraine đánh giá NATO 'thiếu quyết đoán', Slovakia ủng hộ Kiev gia nhập Liên minh quân sự

Phát biểu trong chuyến thăm Slovakia, Tổng thống Ukraine đánh giá trong nội bộ NATO không có sự thống nhất và điều này đe dọa ...

Nói không muốn khiến Slovakia và Đức ngạc nhiên về biện pháp thắt chặt kiểm soát biên giới, Ba Lan sẽ làm gì?

Nói không muốn khiến Slovakia và Đức ngạc nhiên về biện pháp thắt chặt kiểm soát biên giới, Ba Lan sẽ làm gì?

Ngày 25/9, hãng thông tấn PAP dẫn lời một quan chức chính phủ Ba Lan cho biết, nước này sắp đưa ra quyết định về ...

Ba Lan và Slovakia có thể giảm nhiệt huyết trong hỗ trợ Ukraine, NATO lên tiếng 'xốc lại tinh thần'

Ba Lan và Slovakia có thể giảm nhiệt huyết trong hỗ trợ Ukraine, NATO lên tiếng 'xốc lại tinh thần'

NATO mong muốn sau bầu cử ở Ba Lan và Slovakia, hai thành viên này vẫn sẽ duy trì hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.

Bầu cử Slovakia: Kết quả đã an bài, lãnh đạo đảng khẳng định ưu tiên hàng đầu

Bầu cử Slovakia: Kết quả đã an bài, lãnh đạo đảng khẳng định ưu tiên hàng đầu

Với kết quả kiểm phiếu gần như hoàn toàn ngày 1/10, Đảng Dân chủ xã hội (Smer-SD) đối lập của cựu Thủ tướng Robert Fico ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Rò rỉ thông số chính thức của Kia Sonet 2024

Rò rỉ thông số chính thức của Kia Sonet 2024

Một phần thiết kế và trang bị của Kia Sonet 2024 đã được hé lộ và yếu tố duy nhất chưa biết về mẫu CUV hạng A là giá bán.
Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 12/12/2023, Lịch vạn niên ngày 12 tháng 12 năm 2023

Lịch âm hôm nay 2023: Xem lịch âm 12/12/2023, Lịch vạn niên ngày 12 tháng 12 năm 2023

Lịch âm 12/12. Lịch âm hôm nay 12/12/2023? Âm lịch hôm nay 12/12. Lịch vạn niên 12/12/2023. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 12/12/2023: Tuổi Thân thu nhâp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 12/12/2023: Tuổi Thân thu nhâp ổn định

Xem tử vi 12/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 12/12/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công ...
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2023-2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga khẳng định đến năm 2030, Nga sẽ tăng công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ 6 GW lên ...
Triệu hồi hơn 600 chiếc Mercedes-Benz GLC thế hệ mới tại Việt Nam

Triệu hồi hơn 600 chiếc Mercedes-Benz GLC thế hệ mới tại Việt Nam

Hơn 600 chiếc Mercedes-Benz GLC thế hệ mới phải triệu hồi để kiểm tra và khắc phục lỗi của lỗ ren móc kéo xe ở thanh ngang phía trước.
Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga khẳng định đến năm 2030, Nga sẽ tăng công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ 6 GW lên 12 GW.
Nghi ngờ UAE viện trợ cho RSF, Sudan trục xuất 15 nhà ngoại giao

Nghi ngờ UAE viện trợ cho RSF, Sudan trục xuất 15 nhà ngoại giao

Sudan trục xuất 15 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và yêu cầu họ rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ chỉ trích Hamas một điều; kế hoạch tái thiết trị giá 4,86 tỷ USD của Israel

Mỹ cáo buộc Hamas tấn công tình dục; Israel thông qua kế hoạch tái thiết khu vực quanh Dải Gaza.
Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan

Ảnh ấn tượng (4-10/12): Tổng thống Nga Putin nói ‘không còn cách nào’ ngoài tranh cử, Mỹ kêu gọi viện trợ Ukraine, Israel tập trận ở Cao nguyên Golan

Xung đột Nga-Ukraine, ông Putin tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống, Mỹ kêu gọi viện trợ cho Kiev, chiến sự ở Dải Gaza… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 11/12: Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam, cảnh báo cao độ ở sân bay Indonesia, Mỹ ủng hộ Argentina đàm phán với IMF

Điểm tin thế giới sáng 11/12: Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam, cảnh báo cao độ ở sân bay Indonesia, Mỹ ủng hộ Argentina đàm phán với IMF

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/12.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 11/12-17/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 11/12-17/12

Bầu cử Tổng thống Ai Cập, Chủ tịch Trung Quốc thăm Việt Nam, Hội nghị cấp cao Nhật Bản-ASEAN... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Lực lượng Hamas sở hữu một 'bảo bối' đặc biệt: mạng lưới đường hầm như mê cung dưới lòng đất.
Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Tác động khôn lường của biến đổi khí hậu được cảnh báo từ lâu và các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn.
Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Mặc dù Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện chưa có hiệu lực, thời gian qua, về cơ bản các nước đã tuân thủ việc không tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng xã hội, giải phóng con người, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của thế giới.
Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.
Trung Quốc Nhật báo: Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình góp phần đưa quan hệ láng giềng lên tầm cao mới

Trung Quốc Nhật báo: Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình góp phần đưa quan hệ láng giềng lên tầm cao mới

Ngày 10/12, tờ Trung Quốc Nhật báo (Trung Quốc) đã nhấn mạnh tầm quan trọng chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam.
Houthi và mối nguy hiểm mới 'không thể phớt lờ' trên Biển Đỏ

Houthi và mối nguy hiểm mới 'không thể phớt lờ' trên Biển Đỏ

Các đợt tấn công mới đây của phiến quân Houthi vào tàu thương mại đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh ở Biển Đỏ.
East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Những con số được công bố sau 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas có thể khiến thế giới phải giật mình.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Phiên bản di động