Sức mạnh mềm Mỹ đến hồi cáo chung?

Đó là câu hỏi mà ông Shashi Tharoor, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu ra trong bài viết đăng trên mạng Project Syndicate ngày 11/11. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
suc manh mem my den hoi cao chung Người Trung Quốc đi du lịch để cải thiện hình ảnh đất nước
suc manh mem my den hoi cao chung "Siêu thương hiệu" của Tây Ban Nha

Hiện nay, giới phân tích đang quan ngại rằng, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống có thể ảnh hưởng không tốt đến sức mạnh mềm của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Thậm chí, có người còn quả quyết rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra.

Sức mạnh gợi lên trong tâm trí

Từ trước đến nay, quyền lực của các quốc gia trên toàn cầu thường được đánh giá dựa trên sức mạnh quân sự: nước nào có lực lượng quân đội mạnh nhất thì đó là quốc gia quyền lực nhất. Tuy nhiên, quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế. 

Trong khi đó, “sức mạnh mềm”, một thuật ngữ được Giáo sư Đại học Harvard Joseph Nye đưa ra năm 1990, nhằm diễn tả ảnh hưởng của một quốc gia - đặc biệt là siêu cường Mỹ - đến các quốc gia khác mà không qua con đường quân sự. Nye cho rằng, quyền lực của một quốc gia nằm ở “khả năng thay đổi hành vi của nước khác” theo cách họ muốn, cho dù thông qua đe dọa, ép buộc (“cây gậy”), tưởng thưởng (“củ cà rốt”) hay quyến rũ (“sức mạnh mềm”). “Nếu bạn có thể thu hút được các nước khác, bạn sẽ đỡ phải dùng đến cây gậy và củ cà rốt”, theo Nye.

Vị Giáo sư trường Harvard lập luận rằng, sức mạnh mềm của một quốc gia bắt nguồn từ văn hóa, những giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, tôi tin rằng sức mạnh mềm cũng phần nào xuất phát từ quan điểm của thế giới về quốc gia đó. Sức mạnh cứng phải được triển khai trong thực tế, còn sức mạnh mềm thường được gợi lên trong tâm trí.

Cho đến nay, Mỹ vẫn đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như là nền dân chủ lâu đời nhất, “thiên đường” cho người nhập cư, mảnh đất của “giấc mơ Mỹ” rằng ai cũng có thể thành công nếu họ chăm chỉ làm việc. Mỹ cũng là quê hương của những thương hiệu lừng lẫy toàn cầu như Boing, Intel, Google, Apple, Microsoft, Hollywood…

suc manh mem my den hoi cao chung
Mỹ là quê hương của nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Hollywood, Apple, Boing... (Nguồn: Playbuzz)

Sự hấp dẫn của những “tài sản” nói trên, cũng như những giá trị Mỹ, cho phép Mỹ thuyết phục, hơn là ép buộc, các nước khác đi theo mình. Nếu xét theo khía cạnh này, sức mạnh mềm được xem như là giải pháp thay thế đồng thời là yếu tố bổ sung cho sức mạnh cứng.

Thế nhưng, sức mạnh mềm của Mỹ vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nước Mỹ nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ nhiều nước khác. Tuy nhiên sau đó, Mỹ lại tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, chủ yếu dựa vào sức mạnh cứng như chiến dịch can thiệp vào Iraq, giam giữ tàn tệ những nghi phạm khủng bố tại nhà tù vịnh Guatanamo, vụ bê bối Abu Ghraib… khiến cho dư luận quốc tế cảm thấy bất bình.

Trong bối cảnh đó, những tài sản sức mạnh mềm của Mỹ không thể nào bù đắp lại những tổn thất do việc triển khai sức mạnh cứng gây ra. Những người hâm mộ văn hóa Mỹ không thể chấp nhận những điều diễn ra trong “địa ngục trần gian” Guantanamo. Việc sức mạnh mềm của Mỹ nhanh chóng suy giảm đã cho thấy một thực tế rằng, cách một quốc gia triển khai sức mạnh cứng sẽ ảnh hưởng đến việc thu phục nhân tâm thông qua sức mạnh mềm.

Câu chuyện không còn thú vị

Hiện nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông, các vấn đề nội bộ Mỹ cũng được dư luận quốc tế quan tâm không kém các chính sách đối ngoại của siêu cường này. Có thể nói, trong một thế giới mà thông tin lưu chuyển vô cùng nhanh chóng như ngày nay, quan niệm của dư luận quốc tế về một quốc gia được thể hiện trên tin tức trực tuyến, video trên smartphone, thậm chí là qua việc “buôn chuyện” trên Twitter.

suc manh mem my den hoi cao chung
Quan niệm của dư luận quốc tế về một quốc gia thậm chí được thể hiện phần nào qua việc "buôn chuyện" trên Twitter. (Nguồn: The Atlantic)

Theo Joseph Nye, trong kỷ nguyên thông tin, có ba kiểu quốc gia có thể tận dụng sức mạnh mềm, bao gồm: những nước có văn hóa và tư tưởng gần gũi với những quan niệm chung toàn cầu, những nước sở hữu hệ thống truyền thông mạnh và có khả năng định hướng dư luận về một vấn đề nào đó, những nước có uy tín nhờ vào tình hình nội bộ và trách nhiệm với thế giới. Có thể nói, Mỹ đã làm khá tốt trên cả ba khía cạnh nói trên.

Thực sự, văn hóa và tư tưởng Mỹ đã lập ra một quy chuẩn cho nhiều nước khác noi theo. Bên cạnh đó, uy tín của Mỹ trên trường quốc tế cũng có phần dựa vào sự hiệu quả trong việc vận hành bộ máy chính trị nội bộ. Việc vượt qua những quan niệm kéo dài nhiều thế kỷ về phân biệt chủng tộc để chọn ra một vị Tổng thống da màu hồi năm 2008 đã phần nào phản ánh khát vọng đổi mới nước Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc ông Trump chuẩn bị bước vào Nhà Trắng đang đặt ra mối lo ngại rằng: hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ bấy lâu nay có thể bị hủy hoại. Nhiều nước có thể sẽ quay lưng lại với Mỹ nếu Trump triển khai những chính sách mang tính bài ngoại, phân biệt giới tính, ích kỷ như ông từng tuyên bố. Hệ thống chính trị Mỹ, vốn luôn hứa hẹn sẽ tạo một sân chơi công bằng cho bất cứ ai, đang bị các nhà lãnh đạo điều chỉnh theo những toan tính của riêng họ.

Nye cho rằng, trong kỷ nguyên thông tin, sức mạnh mềm thường được sản sinh tại những quốc gia có “câu chuyện thú vị”. Trong một thời gian dài, nước Mỹ luôn được xem là “mảnh đất của những câu chuyện thú vị”: nền báo chí tự do, xã hội cởi mở, chào đón người nhập cư, sự khao khát ý tưởng mới. Tất cả những điều đó trao cho Mỹ khả năng nổi trội hơn tất cả các nước trong việc thuyết phục và cuốn hút dư luận thế giới.

Thế nhưng, câu chuyện về nước Mỹ được kể trong mùa bầu cử Tổng thống năm nay dường như đã phá hỏng nền tảng sức mạnh mềm mà Washington kỳ công xây dựng bấy lâu nay. Và những con quái vật được thả từ “chiếc hộp Pandora” bầu cử 2016 - chính là tư tưởng bài ngoại, phân biệt chủng tộc - sẽ được dịp lan tràn khắp nước Mỹ cũng như trên thế giới. Trong tôi, nước Mỹ đã không còn như trước.

* Ông Shashi Tharoor nguyên là Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Ấn Độ.

suc manh mem my den hoi cao chung Phim/kịch truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ: Sức mạnh mềm không thể chối cãi

Phủ sóng Trên khoảng 40 quốc gia và còn tiếp tục gia tăng, phim/kịch truyền hình đang ngày một chứng tỏ là một công cụ ...

suc manh mem my den hoi cao chung Ngoại giao hòa nhạc

Âm nhạc ngày càng được ưa chuộng giống như một sức mạnh mềm trong ngoại giao. Từ Washington D.C đến Bình Nhưỡng, âm nhạc đã ...

suc manh mem my den hoi cao chung Xác lập thế đứng thông qua “sức mạnh mềm”

Kể từ Đại hội Đảng lần thứ XI, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có thể nói ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động