Trong khi đó, các quan chức từ nhiều quốc gia vẫn tiếp tục tranh luận về tính hợp pháp của việc sử dụng số tiền này gửi đến Ukraine.
Ý tưởng sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga gần đây đang thu hút được sự chú ý mới khi việc viện trợ của đồng minh cho Ukraine ngày càng trở nên không chắc chắn. (Nguồn: Getty Images) |
Trong các cuộc họp tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2024 tại Davos, Thụy Sỹ diễn ra mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi một quyết định “mạnh mẽ” hơn trong năm nay để tài sản Nga bị phong tỏa ở các ngân hàng phương Tây "hướng tới tái thiết Ukraine".
Ý tưởng sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga gần đây đang thu hút được sự chú ý mới khi việc viện trợ của đồng minh cho Ukraine ngày càng trở nên không chắc chắn.
Trước đây, các quan chức chính quyền Tổng thống Biden từng bác bỏ vì phức tạp về mặt pháp lý. Tuy nhiên, gần đây, họ đang ngày càng tỏ ra cởi mở hơn.
Tin liên quan |
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai |
Bà Penny Pritzker, đại diện đặc biệt của Mỹ về phục hồi kinh tế Ukraine cho biết tại WEF 2024 rằng, Mỹ và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vẫn đang tìm kiếm khuôn khổ pháp lý phù hợp để theo đuổi kế hoạch này.
Bà nói: “Hãy kêu gọi tất cả các bên thực sự cùng nhau giải quyết vấn đề đó. Thật khó khăn, phức tạp và chúng ta cần phải nỗ lực".
EU sắp có quyết định mới
Nhận định về việc tịch thu và sử dụng tài sản Nga, ông Nicholas Mulder, một chuyên gia về trừng phạt tại Đại học Cornell (Mỹ) cảnh báo, điều này có thể gây ra tác động ngoài ý muốn là làm suy yếu các nỗ lực đảm bảo nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine.
Ông nói: “Hiện tại, việc sử dụng tài sản Nga để gửi tới Ukraine đang được Washington thúc đẩy như một giải pháp thay thế chứ không phải là sự bổ sung lâu dài. Nếu tài sản được chuyển nhượng, số tiền này sớm hay muộn cũng sẽ cạn kiệt".
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho hay: “Việc tịch thu tài sản của Nga sẽ không xảy ra. Không có thỏa thuận nào về vấn đề này giữa các quốc gia thành viên của khối bởi vấn đề tịch thu tài sản có chủ quyền như vậy là chưa từng có. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới lo ngại, tiền của họ sẽ không an toàn ở EU".
Cùng quan điểm, Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent van Peteghem phát biểu với báo giới rằng: “Chúng ta cần phải hết sức thận trọng với đề xuất đó. Tôi nghĩ điều quan trọng là những gì được đưa ra bàn đàm phán phải hợp lý về mặt pháp lý và chúng ta nên tránh bất kỳ tác động nào đến sự ổn định tài chính”.
Một mối lo ngại khác của một số quan chức cấp cao phương Tây là việc tịch thu tài sản của Nga đầu tư vào trái phiếu chính phủ bằng đồng USD, Euro và Bảng có thể làm suy yếu sự sẵn sàng hỗ trợ dự trữ lẫn nhau của các ngân hàng trung ương.
Phần lớn tài sản - về cơ bản là chứng khoán mà Ngân hàng Trung ương Nga đã đầu tư - đang bị đóng băng tại Euroclear - một trung tâm lưu ký có trụ sở tại Brussels, Bỉ. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo không phản đối việc tịch thu tài sản bị phong tỏa nhưng ông nhấn mạnh rằng: "Cần có cơ chế rõ ràng".
"Chúng tôi không nói không với việc tịch thu tài sản. Nhưng chúng tôi cần phải làm việc theo một cơ chế. Ví dụ, chúng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để gây quỹ cho Ukraine. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận thêm và sẵn sàng tham gia vào giải pháp tìm kiếm cơ sở pháp lý cho những khoản chuyển tiền đó sang Ukraine mà không gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu", Thủ tướng Bỉ nêu quan điểm.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ hãng tin Bloomberg, EU đang tiến tới kế hoạch áp thuế bất ngờ đối với thu nhập được tạo ra từ tài sản bị đóng băng của Nga. Các bộ trưởng ngoại giao của khối đã phê duyệt kế hoạch áp thuế vào ngày 21/1 và các Đại sứ của khối sẽ thảo luận về bước này vào cuối tuần này.
Hãng tin trên tiết lộ, các Đại sứ của khối dự kiến sẽ "bật đèn xanh" cho quyết định. Trước tiên, khối sẽ tích lũy tiền vào một tài khoản riêng và sau đó sử dụng chúng vào các hoạt động tài chính ở Ukraine.
Tuần tới, các nhà lãnh đạo khối 27 thành viên dự kiến sẽ gặp nhau và thảo luận về gói viện trợ tài chính mới cho Kiev.
Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?. (Nguồn: FT) |
"Không phải thuốc chữa bách bệnh"
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, chi phí tái thiết và phục hồi Ukraine ở mức 411 tỷ USD trong 10 năm tới, bao gồm nhu cầu về vốn công và tư nhân.
Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu vào tháng 2/2022, Washington đã viện trợ cho Kiev khoảng 111 tỷ USD vũ khí, thiết bị, hỗ trợ nhân đạo và các viện trợ khác. Các quốc gia khác cũng đã cung cấp cho đất nước sự hỗ trợ đáng kể.
Nhưng bước sang năm nay, nhiều chuyên gia nhận thấy, Mỹ khó có thể cung cấp viện trợ tài chính và quân sự đáng kể cho Kiev trong tương lai gần. Hồi đầu tháng này, Nhà Trắng tuyên bố, "không có tiền" cho gói viện trợ mới cho Ukraine. Và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Washington sẽ hỗ trợ Kiev nhưng không nhất thiết ở mức độ năm 2022 và 2023.
Cho đến thời điểm hiện tại, Quốc hội Mỹ vẫn không thông qua nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine theo đề xuất của Tổng thống Joe Biden. Và việc liệu châu Âu có đủ khả năng thay thế Washington trở thành nhà ủng hộ chính cho Ukraine hay không vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.
Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Shalanda Young cho rằng, mặc dù khả năng tịch thu tài sản của Nga đang được nghiên cứu nhưng vấn đề này sẽ không có tác động ngay lập tức đến nhu cầu tài chính của Ukraine.
Bà Young nói: “Tài sản Nga bị phong tỏa có thể sẽ là là lợi ích trong tương lai cho Kiev. Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét một cách nghiêm túc".
Còn bà Penny Pritzker, đại diện đặc biệt của Mỹ về phục hồi kinh tế Ukraine thì khẳng định, sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng đây (dùng tài sản Nga để hỗ trợ Kiev) là "thuốc chữa bách bệnh" cho Ukraine. "Đã có những thảo luận về vấn đề này, nhưng còn lâu mới đi đến kết luận", bà nhấn mạnh.
| Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai Tháng 1/2024, một đợt không khí lạnh "quét" qua phần lớn châu Âu và cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến các tàu chở dầu ... |
| Cái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế nào? Tờ The Economist (Anh) đánh giá, hậu quả kinh tế của xung đột Israel-Hamas là rất lớn. |
| NABE: Lạm phát tại Mỹ giảm nhanh hơn dự kiến và thị trường lao động đang hạ nhiệt Ngày 22/1, Hiệp hội kinh tế thương mại quốc gia (NABE) công bố kết quả khảo sát cho thấy, nền kinh tế Mỹ sẽ tránh ... |
| Kinh tế Mỹ không bị ảnh hưởng bởi đà phục hồi của Trung Quốc, nguyên nhân vì sao? Ngày 22/1, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) của Nhà Trắng Lael Brainard nhận định, sự phục hồi kinh tế mờ nhạt ... |
| Lệnh cấm vận từ Mỹ khiến Cuba 'đốt' 13 triệu USD mỗi ngày, lộ thách thức lớn nhất của nền kinh tế Theo tài liệu mới nhất về lệnh bao vây cấm vận chống Cuba đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, các biện ... |