TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ miễn áp thuế 25% với một số sản phẩm Trung Quốc | |
'Ông lớn' Apple kêu gọi Chính phủ không áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc |
Theo Nikkei, có đến 356 nhà máy ở Trung Quốc là nhà cung ứng cho Apple, chuyên sản xuất các linh kiện hoặc các lắp ráp các sản phẩm. (Nguồn: Getty Images) |
Có thể nói, các biện pháp áp thuế của Tổng thống Trump chưa đạt được mục tiêu là do sự thành công của các chính sách kinh tế khác. Trên thực tế, chính sách cải cách thuế và cắt giảm các điều kiện kinh doanh đã giúp nền kinh tế Mỹ mạnh lên, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư. Hay nói cách khác, thặng dư vốn đầu tư có được nhờ sức hút mạnh mẽ từ nền kinh tế Mỹ, do các nhà đầu tư vẫn thích "đổ tiền" vào nền kinh tế này đã vô tình làm lu mờ kết quả do các chính sách nhằm giảm thâm hụt thương mại đạt được.
Thứ nữa, chính sách thương mại của Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã làm dịch chuyển nguồn xuất khẩu vào Mỹ sang các nước khác, chứ không làm giảm lượng nhập khẩu của nền kinh tế Mỹ. Ông Trump đã áp thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và đe dọa sẽ tiếp tục đánh thuế lên 300 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu tiếp theo của nước này vào Mỹ. Nên dù thâm hụt thương mại với Trung Quốc giảm trong những tháng gần đây, thì thâm hụt toàn cầu của Mỹ vẫn tăng 5,8% trong quý I/2019.
Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn xuất khẩu chỉ chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác, chẳng hạn như khu vực Đông Nam Á. Lý giải về hiện tượng này, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, xung đột thương mại leo thang toàn cầu, có thể khiến một số nền kinh tế được hưởng cơ hội do quá trình tái định hướng thương mại và thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặc dù ẩn, ADB không loại trừ việc ẩn sau kết quả này có thể là sự trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc qua các nước thứ 3 trước khi vào Mỹ, nhưng không thể phủ nhận sự chuyển dịch các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc, thể hiện rõ ràng qua quyết định của Apple cân nhắc và kêu gọi các nhà cung ứng lớn cân nhắc việc chuyển 15 - 30% hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á, chuẩn bị tái cấu trúc cơ bản chuỗi cung ứng.
Theo Nikkei, có đến 356 nhà máy ở Trung Quốc là nhà cung ứng cho Apple, chuyên sản xuất các linh kiện hoặc các lắp ráp các sản phẩm. Bởi vậy, chuỗi cung ứng cho Apple tại Trung Quốc khó có thể tái lập lại ở một nền kinh tế nhỏ bé khác, nhưng Tập đoàn này có thể tính toán rằng, sản xuất ở Đông Nam Á hay một nơi nào đó vẫn còn rẻ hơn. Điều này cho thấy, các biện pháp áp thuế của Tổng thống Trump đang gián tiếp làm ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Theo báo cáo của ADB, nếu Mỹ tiếp tục chính sách áp thuế và tái định hướng thương mại, không những số lượng việc làm tại Trung Quốc, mà công việc tại Mỹ cũng sẽ chịu tác động tiêu cực. Cụ thể, nếu Mỹ duy trì và tăng cường các biện pháp áp thuế, đặc biệt nếu áp thuế lên ô tô nhập khẩu, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, Mỹ sẽ mất 30.000 việc làm trong lĩnh vực điện tử, 48.000 việc làm trong ngành chế tạo máy móc và hơn 50.000 việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung có 51% cơ hội thành công Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Hu Xijin, Tổng biên ... |
Mỹ phải chịu 'trách nhiệm duy nhất và hoàn toàn' về thất bại của đàm phán Sách Trắng nhấn mạnh, Washington cần phải chịu “trách nhiệm duy nhất và hoàn toàn” đối với thất bại của những cuộc đàm phán, đồng ... |
Cần chủ động dự báo và ứng phó với tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung TGVN. Chiều tối 31/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ ... |