TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Italy có thể thoát khỏi “suy thoái kỹ thuật” trong năm 2019 | |
Cựu Chủ tịch Fed: Nền kinh tế của Mỹ khó có thể suy thoái |
Khủng hoảng thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. (Nguồn: Forbes) |
| G20 bộn bề với Chiến tranh thương mại, Dầu, Vàng và Bitcoin |
Khủng hoảng thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, giống như căng thẳng Trung Đông gây ảnh hưởng đến giá dầu. Phần lớn các rủi ro này liên quan trực tiếp đến Mỹ, ngoài căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các nước khác. Nguy cơ giảm tăng trưởng của kinh tế Mỹ hiện nay cũng trở nên rõ ràng hơn khi sự phục hồi nhờ tác động của chính sách thuế từ năm 2017 đã hết tác dụng.
Các rủi ro khác được kết hợp với các hình thức nợ mới, đặc biệt đối với nhiều thị trường mới nổi, nơi các khoản vay chủ yếu bằng ngoại tệ. Khả năng của các ngân hàng trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng ngày càng hạn chế. Các thị trường tài chính thiếu thanh khoản sẽ dễ bị tổn thương trước các “đổ vỡ bất ngờ” hay những biến động khác. Một trong số đó có thể sẽ đến từ những quyết định của Tổng thống Mỹ Trump, nếu ông khơi mào một khủng hoảng chính trị ở nước ngoài với một quốc gia như Iran. Cách tiếp cận trên của người đứng đầu Nhà Trắng có thể sẽ phục vụ cho lợi ích trong các cuộc thăm dò cử tri, nhưng cũng sẽ có thể khơi mào cho một cú sốc dầu lửa.
Công cụ ngăn ngừa khủng hoảng rất hạn chế
Ngoài Mỹ, rủi ro còn gia tăng do tình trạng nợ quá mức của Trung Quốc và một số thị trường mới nổi, tương tự như các nguy cơ về kinh tế, luật pháp, tài chính và chính trị tại châu Âu.
Đáng lo ngại hơn, tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, các bộ công cụ nhằm ngăn ngừa khủng hoảng còn rất hạn chế. Ngày nay, các biện pháp can thiệp về tiền tệ, ngân sách và các biện pháp an ninh khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, như đã được triển khai trong khủng hoảng tài chính năm 2008, không còn nhiều dư địa thực hiện thành công.
| Chiến tranh lạnh về công nghệ - Bắc Kinh nỗ lực thay thế Mỹ bằng Nga |
Một nhân tố nữa mà hai nhà kinh tế về khủng hoảng đã tính đến nằm ở chính sách lãi suất của Fed. Sau khi tăng lãi suất nhằm kích thích ngân sách có tính chu kỳ của Chính quyền Tổng thống Trump, Fed đã thay đổi định hướng. Trong tương lai, cần phải trông đợi nhiều hơn vào việc Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác giảm lãi suất để hạn chế các cú sốc khác của kinh tế thế giới.
Chỉ một cú sốc đủ mạnh...
Các cuộc chiến thương mại và khả năng giá dầu tăng cao không chỉ gây rủi ro cho nguồn cung, nó còn có khả năng đe dọa đến nhu cầu và tăng trưởng tiêu dùng trên thế giới, do các hàng rào thuế quan và giá dầu đắt đỏ làm giảm thu nhập sau thuế. Đối mặt với các bất ổn trên, các doanh nghiệp có khả năng sẽ lựa chọn phương án giảm chi tiêu và đầu tư.
Đối mặt với các bất ổn, các doanh nghiệp có khả năng sẽ lựa chọn giảm chi tiêu và đầu tư. (Nguồn: New York Times) |
Trong bối cảnh trên, ngay cả trong trường hợp các ngân hàng trung ương đưa ra các phản ứng nhanh nhất có thể, thì một cú sốc đủ mạnh cũng sẽ có thể khơi mào suy thoái trên toàn cầu.
Giai đoạn 2007 – 2009, Fed và các ngân hàng trung ương khác đã phản ứng mạnh mẽ trước khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên vẫn không thể ngăn cản “đại suy thoái”.
Ngày nay, lãi suất cơ bản của Fed đang ở mức 2,25 – 2,5% so với 5,25% tháng 9/2007. Tại châu Âu và Nhật Bản, các ngân hàng trung ương đã ở khu vực lãi suất âm. Với việc các bảng cân đối được thổi phồng sau các giai đoạn nới lỏng định lượng liên tiếp, các ngân hàng trung ương có thể sẽ gặp các trở ngại tương tự nếu cần mua lại tài sản ở quy mô lớn.
Khủng hoảng ở quy mô toàn cầu?
Trong một viễn cảnh như vậy, cú sốc đối với các thị trường trên toàn thế giới sẽ là quá đủ để dẫn đến một khủng hoảng ở quy mô toàn cầu.
Các căng thẳng hiện nay đang dần ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư và làm chậm tăng trưởng toàn cầu. Chỉ cần một sự leo thang căng thẳng mới cũng có thể khiến thế giới lâm vào suy thoái. Xét mức độ nợ công và nợ tư nhân hiện nay, một khủng hoảng tài chính mới chắc chắn sẽ tiếp nối sau đó.
Có thể Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập sẽ gặp gỡ để thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28 – 29/6 sắp tới tại Osaka. Tuy nhiên, ngay cả khi họ đồng ý quay trở lại đàm phán, một thỏa thuận tổng thể giải quyết được toàn bộ các điểm bất đồng sẽ còn rất xa vời.
Khi hai bên ngày càng cách xa nhau, dư địa để đạt được đồng thuận ngày càng giảm đi và nguy cơ suy thoái hay khủng hoảng toàn cầu ngày càng tăng lên trong một nền kinh tế thế giới đã đầy bất ổn.
Kinh tế Mỹ: 2019 - hụt hơi, 2020 - suy thoái? Các chuyên gia kinh tế cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu “hụt hơi” từ giữa năm 2019 và có thể rơi vào ... |
Fed: Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đủ sức chống chọi với suy thoái Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ "được vốn hóa mạnh mẽ" và đủ năng ... |
Brazil: Tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục Ngày 29/4, Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong 3 tháng đầu năm nay ... |