Taliban: Từ nhóm sinh viên đến mối quan hệ thăng trầm với Mỹ và 2 lần nắm quyền tại Afghanistan

Gia Bảo
Lực lượng Taliban đã lật đổ chính quyền ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 15/8, và đây không phải là lần đầu tiên Taliban làm được điều này. Vậy Taliban là ai?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Taliban. (nguồn: DW)
Trong khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul giành quyền kiểm soát thì hàng nghìn người Aghanistan đổ dồn ra các sân bay tìm đường thoát khỏi đất nước.

Taliban là ai?

Taliban được thành lập năm 1994 ở miền Nam Afghanistan bởi Mullah Mohammad Omar, một thành viên của tộc người Pashtun có uy tín trong hoạt động chống lại các lực lượng Xô viết cho đến khi Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1989.

Khi mới thành lập, Taliban chỉ có khoảng 50 thành viên, với cam kết giải thoát Afghanistan khỏi tình trạng bất ổn, tham nhũng và tội phạm hoành hành tại nước này từ sau khi các lực lượng Liên Xô rời đi.

Cái tên Taliban, có nghĩa là sinh viên, bắt nguồn từ thực tế là nhiều thành viên nhóm này là sinh viên tại các Madrassas (các trường học tôn giáo) của Afghanistan và Pakistan.

Nhờ tiếng tăm của mình, lãnh tụ tối cao của Taliban đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Nhóm này cũng nhanh chóng lớn mạnh nhờ sự hỗ trợ từ Pakistan, và được sự ủng hộ rộng rãi vì góp phần loại bỏ nạn tham nhũng, mang lại an toàn cho hoạt động thương mại tại những khu vực mà lực lượng này chiếm được.

Vào năm 1996, Taliban đã chiếm được thủ đô Kabul và lật đổ chính phủ. Đến năm 1998, Taliban đã nắm giữ 90% lãnh thổ Afghanistan.

Thành phần lãnh đạo của Taliban

Taliban có một hệ thống phân cấp rõ ràng và có tính kế thừa. Vào năm 2013, nhiều nguồn tin cho rằng thủ lĩnh Mullah Omar chết nhưng đến năm 2015 tổ chức này mới thông báo về cái chết của vị lãnh đạo này.

Năm 2016, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan đã hạ gục người kế nhiệm của Mullah Omar, Mullah Akhtar Mohmmad Mansour.

Kể từ đó, Mawlawi Haibatullah Akhundzada, người Pashtun ở Kandahar, người từng lãnh đạo Hệ thống tòa án Hồi giáo của Taliban, trở thành lãnh đạo tối cao của nhóm.

Akhundzada có thẩm quyền tối cao trong mọi vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự. Dưới ông có ba cấp phó và một số bộ trưởng giám sát các lĩnh vực như quân sự, tình báo và kinh tế.

Trong dàn lãnh đạo của Taliban còn có "Rahbari Shura", được gọi là "Quetta Shura" tại Pakistan. Đây là cơ quan cố vấn cao nhất của nhóm, bao gồm 26 thành viên, tất cả đều là những người có kinh nghiệm chiến đấu từ thập niên 90.

Bộ phận đại diện chính trị của Taliban trong hợp tác quốc tế có trụ sở tại Doha, Qatar. Người đứng đầu là đồng sáng lập Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar. Đây là nhóm đã tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ, Mullah Abdul Hakim là người đứng đầu đội ngũ đàm phán.

Các nguồn thu của Taliban

Từ khi thành lập đến nay, Taliban chủ yếu dựa vào hoạt động buôn bán ma túy để kiếm nguồn thu. Lực lượng này áp thuế đối với những người trồng cây thuốc phiện và sản xuất heroin trong các khu vực mà họ kiểm soát.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, chỉ tính riêng hai năm 2018 và 2019, Taliban thu được hơn 400 triệu USD thông qua buôn bán ma túy, chiếm tới 60% thu nhập của nhóm này.

Taliban cũng áp thuế đối với các doanh nghiệp, thu lợi nhuận từ hoạt động buôn bán nhiên liệu ở các khu vực biên giới mà nhóm kiểm soát và các mỏ mà nhóm này vận hành.

Ngoài ra, Taliban giống nhiều tổ chức khác, đều nhận được tài trợ bên ngoài. Một số quốc gia được cho là chuyển tiền trực tiếp cho Taliban, bao gồm Pakistan, Iran và Qatar.

Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ước tính rằng Taliban huy động được 1,6 tỷ USD mỗi năm.

Nhờ số tiền khổng lồ trên, Taliban có thể triển khai các kế hoạch tấn công vào những trọng yếu của chính phủ cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh.

Người dân Afghanistan trên cánh đồng thuốc phiện ở tỉnh Nangarhar. (Nguồn: Reuters)
Người dân Afghanistan trên cánh đồng thuốc phiện ở tỉnh Nangarhar. (Nguồn: Reuters)

Thăng trầm trong quan hệ với Mỹ

Trước thời điểm Taliban được thành lập, nhiều thành viên Taliban đã hoạt động chống lại các lực lượng Liên Xô, được sự hậu thuẫn bí mật của tình báo Mỹ (CIA) và quan hệ hai bên được cho là rất tốt đẹp. Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng thay đổi.

Sau khi Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan lần thứ nhất, năm 1996, chính phủ Mỹ hy vọng lực lượng này sẽ có quan điểm tích cực và dân chủ. Tuy nhiên, mọi chuyện đã diễn biến ngược lại.

Taliban thiết lập nhà nước thần quyền Hồi giáo và nhanh chóng áp đặt các quy tắc Hồi giáo nghiêm ngặt, cấm truyền hình và âm nhạc, cấm nữ sinh đến trường, cấm phụ nữ lái xe và buộc phải mặc “burqa”, trang phục màu đen che kín từ đầu đến chân. Điều này đã bị Mỹ và các nước lên án vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Trong thời gian đó, Osama bin Laden, một tài phiệt nổi tiếng có quan hệ với Al Qaeda đã gây ra vụ khủng bố 11/9/2001 chấn động toàn cầu với gần 3.000 người thiệt mạng ở Mỹ.

Sau sự kiện trên, bin Laden chạy trốn qua Afghanistan dưới sự che chở của Taliban. Phía Mỹ yêu cầu Taliban giao nộp bin Laden nhưng tổ chức này từ chối.

Kết quả, Mỹ đã lật đổ Taliban và tiêu diệt Osama bin Laden. Một chính phủ thân Mỹ được lập ra tại Afghanistan từ năm 2004.

Về phần mình, Mullah Omar và các thủ lĩnh Taliban đã tìm nơi trú ẩn ở Pakistan đồng thời tiến hành nhiều chiến dịch nổi dậy nhằm giành lại chính quyền ở Afghanistan.

Từ sau năm 2004, Mỹ đã đổ hàng nghìn tỷ USD nhằm mục đích bình ổn Afghanistan và ngăn chặn nước này trở thành một cứ địa của Al Qaeda hay một nhà nước Hồi giáo có thể lên kế hoạch tấn công khủng bố Mỹ và đồng minh.

Vào năm 2018, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump bắt đầu trực tiếp đàm phán hiệp ước hòa bình với Taliban - mà không có sự tham gia của chính phủ dân cử Afghanistan. Các cuộc đàm phán hòa bình nội bộ Afghanistan giữa chính phủ và Taliban bắt đầu vào tháng 9/2020, nhưng sớm bị đình trệ.

Vào tháng 2/2020, Mỹ và Taliban đã ký một thỏa thuận lịch sử, đặt ra thời hạn 14 tháng để Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố vào tháng 4/2021 rằng Mỹ và NATO sẽ hoàn thành việc rút quân vào ngày 11/9/2021, các nhà phân tích đã lo lắng rằng tốc độ nhanh chóng của việc rút quân có thể khuyến khích Taliban “hành động” và dẫn đến việc Afghanistan sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, chính phủ Afghanistan dân chủ sẽ không thể duy trì quyền lực của mình.

Trên thực tế, việc rút quân của Mỹ đã để lại khoảng trống quyền lực lớn ở Afghanistan và củng cố quyết tâm của Taliban thúc đẩy các cuộc tấn công.

9 ngày sau khi chiếm được thành phố thủ phủ tỉnh đầu tiên, Taliban đã tiến vào Kabul, hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Afghanistan sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đất nước.

Sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ thân Mỹ là một đòn giáng vào ảnh hưởng và lợi ích chính trị và tinh thần của phương Tây trong khu vực. Điều này tạo cho các nước Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga cơ hội giành lợi thế chiến lược.

Tin liên quan
Quá nhanh, quá nguy hiểm, một Taliban giàu có và lớn mạnh lấy tiền từ đâu? Quá nhanh, quá nguy hiểm, một Taliban giàu có và lớn mạnh lấy tiền từ đâu?

Taliban trở lại

Một lần nữa, Taliban lại nổi lên, lật đổ chính quyền ở Kabul được Mỹ hậu thuẫn trong gần 20 năm qua.

Tuy nhiên, lần này, Taliban trở lại với hình ảnh không giống lần trước.

Các lãnh đạo Taliban hiện cho biết họ muốn thành lập một chính phủ hòa nhập và không phải là mối đe dọa đối với phương Tây, và thông tin về chính phủ mới sẽ sớm được công bố.

Bên cạnh đó, người phát ngôn Taliban Mohammad Naeem phát biểu trên truyền hình Al Jazeera rằng nhóm này muốn có quan hệ hòa bình với các nước trên thế giới.

Taliban cũng khẳng định đã ra lệnh cho các chiến binh không được vào nhà của dân nếu không được phép và trấn an rằng người dân không có gì phải lo sợ, rằng họ sẽ ân xá những người từng làm việc cho chính phủ trước đây.

Tuy nhiên, nhiều người Afghanistan đã chạy trốn khỏi các khu vực Taliban kiểm soát, nói rằng họ đã chứng kiến các cuộc tấn công nhằm vào dân thường.

Hàng nghìn người cũng đã đổ dồn về sân bay Kabul, tìm kiếm một chuyến bay để rời đất nước.

Mặc dù Taliban đã cam kết ngăn chặn các nhóm cực đoan tìm nơi trú ẩn tại Afghanistan, các quan chức phương Tây vẫn bày tỏ lo ngại rằng nhóm này sẽ không thực hiện đúng cam kết của mình và cho biết hàng trăm thành viên al Qaeda hiện đã có mặt tại các khu vực mà tổ chức này đang kiểm soát.

Do đó, tương lai của Afghanistan hiện vẫn còn là điều khó đoán định.

Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc chuẩn bị họp về Afghanistan, Mỹ nói 'nếu như...'

Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc chuẩn bị họp về Afghanistan, Mỹ nói 'nếu như...'

Ngày 17/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price kêu gọi lực lượng Taliban tuân thủ các cam kết đã đưa ra, trong ...

Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, 'nóng lòng' tạo ấn tượng đẹp?

Taliban mở họp báo: Thái độ thiện chí, tôn trọng nữ quyền, 'nóng lòng' tạo ấn tượng đẹp?

Ngày 17/8, phong trào Taliban đã tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên kể từ khi giành chính quyền tại Afghanistan, trong đó ...

Dự trữ của chính phủ Afghanistan bị đóng băng tại các ngân hàng Mỹ

Dự trữ của chính phủ Afghanistan bị đóng băng tại các ngân hàng Mỹ

Ngày 15/8, chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã đóng băng các khoản dự trữ của chính phủ Afghanistan được ...

(theo Livemint, Outlookindia)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động