Tâm sự của một phụ huynh: Tôi ân hận vì không cho con học trước lớp 1

Thùy Dương
TGVN. Áp lực vì con học lớp 1 mà chưa đi học trước, áp lực với sách giáo khoa lớp 1 quá khó, quá nặng với một đứa trẻ 6 tuổi, mỗi tối đều phải 'đánh vật' với việc học của con, một phụ huynh đã gửi tâm sự đến báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
toi an han vi khong cho con hoc truoc lop 1
Không cho con học trước lớp 1 khiến không ít phụ huynh 'ngã ngửa' với sách giáo khoa lớp 1 quá khó. (Nguồn: VNE)

Thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mới chỉ hơn một tháng con tôi vào lớp 1 nhưng cả nhà tôi lúc nào cũng rối như canh hẹ. Sau khi đi làm về, việc đầu tiên của tôi là mở cặp sách của con ra để kiểm tra sách vở xem con học thế nào, cô có phê gì không? Giáo viên chủ nhiệm của con thi thoảng lại nhắn phụ huynh “ở nhà, anh chị hỗ trợ kèm cặp các con chứ chương trình lớp 1 mới khá nặng so với những năm trước” khiến vợ chồng tôi đứng ngồi không yên.

Tôi thông cảm với cô giáo vì cả ngày đánh vật với một lớp học có tới 58 học sinh đang tuổi ăn, tuổi chơi, giờ phải vào nếp. Lâu nay, tôi luôn tâm niệm, chỉ cần con biết đọc biết viết, chẳng mong con chữ đẹp hay tính toán nhanh. Thế nhưng, chỉ những phụ huynh có con lớp 1 mới hiểu được cảm giác vì sao mỗi ngày luôn thắc thỏm, lo âu việc học của con trên lớp, căng thẳng trước những lời nhắn của giáo viên. Nhất là khi con luôn trong “danh sách đen” của lớp vì học “không theo kịp bạn bè”.

Tôi thực sự ân hận vì đã không cho con đi học trước lớp 1, để giờ, con ngày nào đi học về cũng luôn trong trạng thái mệt mỏi, đòi quay lại lớp mẫu giáo. Con sợ đi học thực sự và tôi thấy thương con mà chẳng biết làm sao.

Tôi – một phụ huynh luôn chờ mong ngành giáo dục sẽ có những cải tiến, đổi mới làm sao để giảm tải áp lực cho các con. Tôi luôn mong con mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Nhưng con chúng tôi đang học khổ quá.

Tôi không muốn con đi học trước lớp 1 vì không muốn “đánh cắp” tuổi thơ êm đẹp, hồn nhiên, vô tư của các con. Nhưng rồi sao? Không học trước nên con không theo kịp bạn, con trở nên thu mình, tự ti vì bị “dán nhãn” là học dốt.

Tôi biết phải làm sao? Mỗi cuối buổi chiều tôi sẽ nhận được tin nhắn phản ánh của giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con trên lớp. Tôi sao có thể vui, có thể “bình chân như vại” khi ngày nào, cô cũng tuýt còi? Và con luôn nằm trong danh sách “đọc chậm, viết xấu, trình bày chưa đẹp, chưa có kỹ năng”?

Một tháng sao dài quá. Một tháng cũng đủ để tôi thấy việc học của con – một đứa trẻ lớp 1 không hề dễ dàng.

Mấy hôm trước, Bộ GD&ĐT ra văn bản không giao bài tập về nhà. Lẽ ra tôi mừng như bắt được vàng bởi con sẽ được “xả van” áp lực nhưng thực tế thì sao? Các con không làm bài tập ở nhà, không học thêm thì chẳng thể theo kịp bạn. Khi con không theo kịp bạn sẽ chán ghét việc đến trường, sợ học và sợ cô. Nghịch cảnh này chúng tôi biết phải làm sao?

Cho dù giáo viên có không giao bài tập về nhà thì bắt buộc phụ huynh vẫn phải kèm cặp con để theo kịp bạn bè.

Dẫu không phải là người “sính” thành tích hay tham vọng con trở thành “ông nọ bà kia” nhưng, thử nghĩ mà xem, mỗi ngày nhận tin nhắn của cô: “Bé T chậm và không theo kịp bạn, phụ huynh cần kèm cặp, hỗ trợ con học ở nhà”, liệu một người mẹ như tôi có thể làm ngơ?

Sau hơn một tháng đồng hành cùng việc học của con, tôi cảm thấy môn Tiếng Việt thực sự khó và nặng so với năng lực của một đứa trẻ 6 tuổi. Con phải học thuộc cả chữ lẫn vần trong thời gian ngắn nên luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Đặc biệt, tôi nhận thấy sách có dùng các từ địa phương, không phù hợp với con - một đứa trẻ mới vào lớp 1.

Nếu không ép con học ở nhà thì thử hỏi, tôi phải làm thế nào để con không bị kém so với bạn bè? Những lời phàn nàn của cô giáo thực sự khiến tôi rối bời, bối rối. Tôi nghi ngờ năng lực của con hay nghi ngờ chính mình? Mỗi tối, hai mẹ con đánh vật tới 10 giờ, thậm chí có hôm 11 giờ đêm mẹ con mới gấp sách để đi ngủ. Con không có thời gian chơi mỗi tối, bản thân một phụ huynh như tôi cũng cảm thấy hụt hơi, con mới vào học lớp 1 được hơn một tháng mà thấy dài đằng đẵng.

Có phải vì tôi quá lo lắng khi con không theo kịp bạn nên ép con thái quá? Con như một tờ giấy trắng, tôi không muốn chuyện học của con trở thành áp lực ngay khi vừa bắt đầu. Tôi muốn con vào lớp 1 có thời gian được làm quen các bạn, tuổi thơ được chơi mà học, học mà chơi. Nhưng mới hơn một tháng “vập” vào chương trình mới thôi đủ để tôi thấy mọi suy nghĩ của tôi đều sai.

Ai cũng hiểu, nhồi nhét kiến thức chỉ “lợi bất cập hại”, thui chột đi tính sáng tạo và sự phát triển tự nhiên của con. Các con như những cây non mới trồng, cần được vun xới, tưới tắm mỗi ngày. Có lẽ không ít gia đình cũng đang xoay xở với lớp 1 của con như nhà tôi.

Chỉ vì con không học trước lớp 1 nên cả mẹ lẫn con đều khổ, đều hụt hơi khiến tôi thực sự bất lực, ân hận. Tôi nhận thấy, con đang học lớp 1 chẳng khác gì ôn thi đại học, vì đâu?

Ngày 11/10, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn đến Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, nêu rõ thời gian qua Bộ đã kiểm tra, khảo sát việc triển khai chương trình và sách giáo khoa lớp 1 mới ở một số địa phương.

Kết quả kiểm tra cho thấy 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phê duyệt và được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học, bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.

Tuy nhiên hơn một tuần nay, những phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có nội dung chưa phù hợp lan truyền trên phương tiện truyền thông. Vì vậy, Bộ đề nghị Hội đồng quốc gia thẩm định sách Tiếng Việt lớp 1 rà soát, kiểm tra nội dung báo chí nêu và có báo cáo gửi về Bộ trước ngày 17/10.

GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt, cho hay sẽ lên kế hoạch tổ chức họp 15 thành viên để rà soát theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Quá trình thẩm định trước đó, Hội đồng đã xem xét từng trang, bài, câu hỏi, câu chữ, tranh vẽ để đánh giá.

Trước phản ánh về sách Tiếng Việt lớp 1 'có vấn đề', Tổng chủ biên lên tiếng

Trước phản ánh về sách Tiếng Việt lớp 1 'có vấn đề', Tổng chủ biên lên tiếng

TGVN. Trước phản ánh về sách Tiếng Việt mới lớp 1 bộ Cánh Diều 'có nhiều vấn đề', GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu ...

Chương trình mới lớp 1: Ép học nhanh tiếng Việt lớp 1, chương trình mới có nặng như đồn thổi?

Chương trình mới lớp 1: Ép học nhanh tiếng Việt lớp 1, chương trình mới có nặng như đồn thổi?

TGVN. Chương trình mới lớp 1 đã triển khai được 4 tuần, hiện đang có 2 luồng ý kiến tranh cãi khá gay gắt. Giáo ...

Chương trình lớp 1 mới: Sao chưa thử nghiệm đã áp dụng đại trà?

Chương trình lớp 1 mới: Sao chưa thử nghiệm đã áp dụng đại trà?

TGVN. Chia sẻ với Báo TG&VN về chương trình lớp 1 mới, chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương cho rằng, làm mới thì ...

Thùy Dương (một phụ huynh)

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động