TIN LIÊN QUAN | |
Những kẻ chơi cờ giấu mặt sau “chảo lửa” Syria | |
Vấn đề Syria: Nga cảnh báo Mỹ về "giới hạn đỏ" |
Theo trang mạng atimes.com, tất cả những "mục tiêu" này đều được cho là đã bị các tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu (bao gồm cả máy bay ném bom B1) của Mỹ, Anh và Pháp "phá hủy hoàn toàn". Theo các thông tin ban đầu, không có thương vong về người, cả dân thường và quân đội trong cuộc tấn công này.
Một quả tên lửa, hai đích đến
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, đài truyền hình Syria đã phát đi những hình ảnh cho thấy trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học ở thủ đô Damacus đã bị san phẳng sau cuộc không kích.
Cuộc tấn công của phương Tây hôm 14/4 nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 8/4, tại Syria. |
Điều đáng nói ở đây là từ đầu những năm 1970, trung tâm nghiên cứu kể trên của Syria đã tham gia các hoạt động nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh - hóa học. Theo các nguồn thông tin, địa điểm này cũng là đích đến của số vật liệu đặc biệt được hơn 40 chuyến tàu từ Triều Tiên chuyển tới, và là nơi tiếp nhận chất độc thần kinh Tabun từ Iran. Hơn nữa, mối liên hệ giữa trung tâm với Triều Tiên và Iran không chỉ dừng ở các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đây còn được xem là một đầu mối phát triển công nghệ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Ngạc nhiên là một số hãng truyền thông phương Tây đã dẫn lại tuyên bố của Nga về sự kiện ngày 14/4, và xem đó là thật mà không hề có sự xác nhận hay tham vấn giới chức từ Mỹ, Anh và Pháp. Trên thực tế, Mỹ đã chờ đến khi trời sáng hẳn để tuyên bố về kết quả của cuộc không kích. Cuộc tấn công đặc biệt thành công không chỉ bởi chúng đã gây tổn hại nghiêm trọng tới kho vũ khí hóa học của Syria mà còn bởi liên quân do Mỹ dẫn đầu cho thấy họ đã tấn công đúng mục tiêu mà họ nhắm tới, không nhiều và cũng không ít hơn.
Nói cách khác, có vẻ như người Nga cần hiểu rằng cuộc tấn công đó không nhằm vào họ, và cũng không nhằm vào Iran - dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nói rõ rằng cả Moscow và Tehran đều liên quan đến việc "chống lưng" cho Syria duy trì và sử dụng vũ khí hóa học.
Lời cảnh báo nhắm đến Triều Tiên
Trang mạng atimes.com cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cần quan tâm đến những sự kiện gần đây bởi hai lý do.
Triều Tiên được cho là đã có một chương trình vũ khí hóa học đe dọa an ninh cho toàn khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ. (Nguồn: CNN) |
Trước hết, Triều Tiên được cho là đã có một chương trình vũ khí hóa học đe dọa an ninh cho toàn khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ. Cũng có cáo buộc cho rằng, công dân Triều Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol bị sát hại ở bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay quốc tế ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia hồi tháng 2/2017 chính là Kim Jong-nam - anh trai cùng cha khác mẹ với ông Kim Jong-un. Vì vậy, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tiến hành cuộc tấn công với quy mô hạn chế tương tự nhằm vào các kho vũ khí hóa học của Triều Tiên.
Lý do thứ hai để ông Kim Jong-un lưu tâm đến cuộc không kích Syria vừa qua là việc Mỹ và các đồng minh vừa chứng tỏ rằng họ không hề bắn trượt "mục tiêu đã định trước". Các cuộc gặp cấp cao liên Triều và Mỹ - Triều sắp diễn ra và dường như Washington muốn Bình Nhưỡng nên chuẩn bị tinh thần đón nhận những yêu cầu thẳng thắn về việc phi hạt nhân hóa.
Nhìn vào quyết định tấn công các kho vũ khí hóa học của Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người ta dự đoán Mỹ có thể sẽ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ và ngừng mọi hoạt động sản xuất vũ khí hóa học.
Tên lửa Triều Tiên là nỗi ám ảnh đối với khu vực Đông Bắc Á và Mỹ - một đồng minh của Hàn Quốc. (Nguồn: KCNA) |
Cùng quan điểm với atimes.com, đài TNHK nhận định, các cuộc không kích tại Syria có thể giúp tăng thêm áp lực đòi Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Một bài bình luận được đăng tải trên TNHK có đoạn: “Việc Tổng thống Trump sẵn sàng dùng vũ lực nhằm vào Syria còn có tác dụng nhấn mạnh thông điệp ‘gây áp lực tối đa’ đối với Bình Nhưỡng. Điều đó gián tiếp cho thấy, ngoài các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với hầu hết hoạt động xuất khẩu của Triều Tiên, Mỹ còn có thể dùng đến sức mạnh quân sự, nếu cần thiết, để buộc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân”.
Trong một bài xã luận vào ngày 16/4, nhật báo Joongang của Hàn Quốc nhận định, cuộc tấn công của Mỹ vào Syria là “một lời cảnh báo cho Bình Nhưỡng”. Tuy nhiên, Đài TNHK cho rằng, cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria cũng có thể khiến Triều Tiên càng thêm lo ngại về nguy cơ bị tấn công nếu từ bỏ khả năng răn đe bằng vũ khí hạt nhân và điều này có thể khiến Mỹ đối mặt với cảnh chính “gậy ông lại đập lưng ông”.
Pháp đầu tư 50 triệu Euro cho các dự án cứu trợ tại Syria Ngày 16/4, Văn phòng tổng thống Pháp cho biết nước này sẽ dành 50 triệu Euro (62 triệu USD) đầu tư vào nhiều dự án ... |
Ông Trump muốn gặp ông Putin và rút quân khỏi Syria Ngày 16/4, Người Phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn muốn rút quân khỏi Syria, song vẫn chưa ... |
Syria vừa bắn hạ tên lửa tấn công Homs Truyền hình nhà nước Syria đưa tin hệ thống phòng không nước này đã phản ứng trong một vụ tấn công tên lửa tại Homs, ... |