Tản mạn với Đặng Thái Sơn

Để gặp được NSND Đặng Thái Sơn thật khó bởi lịch làm việc dày đặc của ông. Nhưng, cũng sẽ thật dễ, nếu như bạn có thêm một chút may mắn và gợi đúng điều vẫn khiến ông hằng thao thức: Nước Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Với nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới Đặng Thái Sơn, hiện đang sinh sống ở Canada, chỉ có hai nơi mà ông gọi là quê hương, đó là Việt Nam và Nga. Với ông, mười năm học tập và biểu diễn tại Nga, từ 1977 đến 1987, là ký ức đẹp đẽ nhất trong cuộc đời hoạt động âm nhạc sôi động của mình.

Thời kì đó, du học sinh Việt Nam sống khá vất vả... Hẳn ông có lý do khi nói đó là thời gian đẹp đẽ nhất?

Hồi ấy, khi học tại Học viện âm nhạc Tchaikovsky, học bổng của tôi khoảng 60-70 rúp/tháng, sau khi trừ đi một số chi phí còn khoảng 55 rúp. Nếu số tiền đó chỉ dùng cho sinh hoạt hàng ngày thì tương đối đầy đủ, nhưng gia đình chúng tôi đều nghèo nên đứa nào cũng dành dụm gửi về nhà. Những kỳ nghỉ đông, nghỉ hè, chúng tôi thường vào nhà máy điện gần trường để làm thêm và được trả công theo năng suất.

Muốn kiếm được nhiều tiền, tôi đã nhận phần việc nặng nhọc nhất là tiện các chi tiết của thiết bị điện. Tôi làm chăm chỉ đến mức, người thường làm được 5-6 rúp/ngày đã là giỏi, còn tôi làm được 7,5 rúp. Khi nhìn thấy bàn tay nhăn nheo của tôi sau kì nghỉ, thầy Vladimir Natanson của tôi đã kêu lên đầy xót xa…

Đó là những năm tháng vất vả, tôi miệt mài học đến nỗi chẳng có năm phút để nghỉ ngơi. Nhưng giờ nhìn lại thì thấy vui khủng khiếp vì đó là quãng thời gian tuyệt đẹp. Tôi chỉ lo đánh đàn mà chẳng phải nghĩ đến bất cứ điều gì khác.

Những ánh hào quang chói lọi sau này không khiến ông vui sao?

Mọi người cứ nghĩ được đi nhiều nước, đánh đàn hay, giành nhiều giải thưởng, được mọi người vỗ tay… là thích, nhưng đằng sau đó có rất nhiều sức ép. Đã thành nghệ sĩ nổi tiếng thì lúc nào cũng phải đánh hay, đánh dở là bị chê. Có những lúc, nghệ sĩ mệt mỏi, ốm đau, u buồn, sốc tâm lý… mà chưa đến mức phải hủy diễn thì vẫn phải đánh hay vì nếu đánh dở thì không có cơ hội nào để quay lại đó biểu diễn. Vì thế, với khán giả, tôi đánh hay là đương nhiên còn đánh dở là bị quên lãng.

Văn hóa nghệ thuật có hai dạng là nghệ thuật sáng tác và nghệ thuật biểu diễn. Nếu làm sáng tác thì khi nào có hứng thì làm, không có hứng thì nghỉ. Nhưng làm biểu diễn thì lúc nào cũng phải làm tốt, làm hay, dù muốn hay không.

Hẳn ông đã từng có lúc phải biểu diễn trong tâm trạng đó?

Tôi không thể quên được buổi biểu diễn đó, khi mà tôi phải chơi một bản nhạc có nội dung hết sức vui tươi. Tối hôm đó biểu diễn thì buổi trưa, tôi nhận được tin sét đánh: Người bạn gái thân thiết của tôi bị bắt cóc và giết hại dã man khi đi du lịch. Tôi ngã quỵ và suy sụp đến mức có thể hủy bỏ tất cả. Nhưng, cuối cùng, tôi đã trấn tĩnh bằng cách tự cho mình suy sụp như vậy trong ba tiếng. Đến năm giờ chiều, tôi buộc những cảm xúc đau đớn ấy dừng hẳn lại, như chưa hề có chuyện đau lòng ấy xảy ra để có thể đứng vững và diễn...

Bây giờ, dường như ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy hơn là biểu diễn. Ông tìm thấy ít cảm hứng hơn chăng?

Thành thực mà nói, khi người ta còn trẻ thì sẽ có nhiều sức để biểu diễn hơn. Với tuổi tác của tôi bây giờ, sự thích nghi với thay đổi múi giờ đã kém hơn. Nếu đi từ Việt Nam sang châu Âu để biểu diễn thì tôi thấy đỡ mệt hơn, nhưng nếu tới Bắc Mỹ chẳng hạn, thì tôi cần ít nhất năm ngày để làm quen với múi giờ, trong khi thường tôi chỉ có tối đa hai ngày là phải diễn, rồi lại đi.

Tôi cũng không thể diễn mãi những bài cũ mà phải dành thời gian dựng chương trình mới. Lịch diễn hàng năm của tôi chia theo mùa và thường đầu năm, tôi dành ra vài tháng để dựng chương trình. Trong khi đó, tôi còn giảng dạy ở Đại học Montréal, dạy thạc sĩ ở các nước, tham gia các khóa dạy mùa hè và tập cho các thí sinh dự thi âm nhạc quốc tế…

Việc biểu diễn theo tour thì chương trình nào gợi nhiều hứng thú thì tôi mới nhận lời. Có thể đó là những buổi diễn sang trọng, đặc biệt hay chỉ là diễn trong khán phòng nhỏ, có ít người nghe - nhưng đó là những khán giả vô cùng tinh tế về nhạc cảm… Còn khi đã không có cảm hứng thì dù thù lao cao tôi cũng sẽ từ chối.

Hàng năm, tôi vẫn chủ động tham gia những buổi biểu diễn với mục đích từ thiện.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!


Sinh năm 1958 tại Hà Nội, Đặng Thái Sơn được cử đi học dương cầm tại Học viện âm nhạc Tchaikovsky từ năm 1977. Đến tháng 10/1980, ông trở thành nghệ sĩ dương cầm châu Á đầu tiên giành giải Nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ mười tại Warsaw (Ba Lan). Năm 1984, ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và trở thành Nghệ sĩ nhân dân trẻ nhất từ trước đến nay.

Năm 1991, ông định cư tại Montréal (Canada) và giảng dạy ở Đại học Montréal. Năm 1999, ông là nghệ sĩ dương cầm duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Frédéric Chopin và là người châu Á đầu tiên trong Ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.

Thường xuyên biểu diễn tại Nga, ông đã quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng lại Nhạc viện Tchaikovsky sau hỏa hoạn. Ông cùng những người bạn Nhật Bản của mình lập nên quỹ từ thiện giúp đỡ Nhạc viện Hà Nội và một số trường tại Việt Nam. Ông thường xuyên trở về Việt Nam để tham gia các buổi hòa nhạc lớn và để chăm sóc mẹ là nghệ sĩ dương cầm Thái Thị Liên, năm nay đã gần 100 tuổi.



Quỳnh Khánh (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động