Tăng cường quan hệ tốt đẹp sẵn có Việt Nam - Philippines

Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Philippines, đặc phái viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về mục đích, ý nghĩa và kết quả chuyến thăm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Ảnh: TTXVN)

- Xin Bộ trưởng cho biết mục đích và yêu cầu của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Philippines của Chủ tịch nước.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Nhận lời mời của Tổng thống Philippines, Ngài Benigno S. Aquino III, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Philippines từ ngày 26-28/10.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Philippines diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi, đúng vào thời điểm hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng-an ninh, biển-đại dương đến kinh tế-thương mại-đầu tư, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch...

Chuyến thăm của Chủ tịch nước vừa thể hiện truyền thống chào xã giao tốt đẹp trong gia đình ASEAN, vừa tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước và khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó có Philippines.

Đây cũng là dịp để hai nước cùng nhìn lại chặng đường phát triển trong 35 năm qua, đồng thời đề ra phương hướng đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới cả trên bình diện hợp tác song phương và đa phương, vì lợi ích của hai nước, vì đoàn kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN và hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực.

Nhân dịp này, Lãnh đạo hai nước đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, củng cố hơn nữa truyền thống tốt đẹp trong việc chia sẻ thông tin và phối hợp lập trường chặt chẽ giữa hai nước.

Đây cũng là một trong những chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau khi nhậm chức, sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XI và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Cùng với các hoạt động đối ngoại dồn dập của các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam, chuyến thăm góp phần triển khai và chuyển tải thông điệp về đường lối phát triển kinh tế-xã hội, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ của Việt Nam với các nước cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

- Xin Bộ trưởng cho biết về kết quả cụ thể của chuyến thăm?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thành công tốt đẹp và đạt được các kết quả quan trọng. Lãnh đạo Philippines bày tỏ coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm, đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trọng thị, thân tình với các nghi lễ cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước.

Chủ tịch nước đã hội đàm với Tổng thống Benigno S. Aquino III; tiếp Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile, Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte; Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire T. Gazmin và Bộ trưởng Năng lượng Jose Renes D. Almendras.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda và thăm Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI); tiếp các đại diện tập đoàn kinh tế lớn của Philippines đang đầu tư tại Việt Nam trong một số lĩnh vực như thực phẩm, ăn uống và dược phẩm.

Chủ tịch nước cũng đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Philippines với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp hàng đầu hai nước, khẳng định chính sách và môi trường đầu tư mà Việt Nam dành cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Các cuộc tiếp xúc diễn ra trong không khí cởi mở và tin cậy, thể hiện nhiều điểm tương đồng và nhất trí cao về việc tăng cường quan hệ song phương cũng như thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự lễ khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên ASEAN ở thủ đô Manila; đến Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện và cộng đồng bà con người Việt tại nước sở tại.

Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng Tổng thống Benigno S. Aquino III chứng kiến lễ ký 4 văn kiện, gồm: Chương trình Hành động Việt Nam-Philippines giai đoạn 2011-2016, Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines, Bản thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines và Kế hoạch Hợp tác Du lịch Việt Nam-Philippines 2012-2015. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Albert del Rosario; Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến đã trao đổi với Tư lệnh Hải quân Philippines Pama; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Mạnh Tiến đã gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Philippines Renada và đồng chủ trì buổi giao lưu giữa hai Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị giữa hai nước.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước lần này, cùng với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Benigno S. Aquino III tháng 10/2010, đã tạo động lực và góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Về quan hệ chính trị chung giữa hai nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các Lãnh đạo Philippines nhất trí tiếp tục phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới, toàn diện, tin cậy và sâu sắc hơn; đồng thời sẽ cùng nhau trao đổi tiếp về các nội dung hợp tác chiến lược song phương. Trên tinh thần đó, hai bên sẽ đẩy mạnh việc trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp qua các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân hai nước để củng cố hơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.

Nhân dịp này, Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Việt Nam-Philippines đã được thành lập, ra mắt và có buổi giao lưu thân mật với Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Philippines-Việt Nam.

Về hợp tác kinh tế, hai bên khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư mỗi nước vào đầu tư và kinh doanh tại thị trường của nhau; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 3 tỷ USD vào năm 2016.

Về hợp tác quốc phòng-an ninh, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này cũng như việc, nhân chuyến thăm, hai bên đã ký Bản ghi nhớ về Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Cộng hòa Philippines, Bản thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines. Hai bên cho rằng, cùng với Bản thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng ký tháng 10/2010 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Aquino, các văn kiện này sẽ là cơ sở vững chắc để hai nước đẩy mạnh các nội dung hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quốc phòng trong thời gian tới.

Về hợp tác biển và đại dương, hai bên nhất trí coi đây là một trong những trụ cột hợp tác của hai nước; đánh giá cao việc nâng cấp Nhóm Công tác chung về Biển và Đại dương thành Ủy ban Hỗn hợp cấp Thứ trưởng Ngoại giao và việc sớm tổ chức phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban tại Manila. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẽ phối hợp chặt chẽ với Philippines cũng như các nước ASEAN nghiên cứu và thúc đẩy sáng kiến của Philippines trong việc đưa Biển Đông thành “Khu vực Hoà bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác” (ZOPFF/C).

Về hợp tác du lịch, văn hóa, giáo dục, cùng với việc hoan nghênh Chương trình Hợp tác Du lịch được ký lần này, hai bên nhất trí cho rằng cần sớm mở đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước để tăng cường hợp tác du lịch, cũng như giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước; khẳng định tích cực triển khai Bản thỏa thuận về Hợp tác Học thuật ký tháng 10/2010 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Aquino.

Về hợp tác khu vực, hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp và đóng góp tích cực vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, cũng như tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực. Lãnh đạo hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình tranh chấp giữa các bên liên quan trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); bảo đảm thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Có thể khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Philippines của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biếu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Philippines, cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực thời gian tới./.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung ...
Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động