TIN LIÊN QUAN | |
Các nước ASEAN giữ vững lập trường trong vấn đề Biển Đông | |
Nghiên cứu Biển Đông: Tâm huyết của các nhà nghiên cứu, sinh viên, nhà báo |
Tiếp nối sự thành công của Hội thảo ba bên năm 2016, ngày 12/9, tại Hà Nội, Đại sứ Đại sứ quán Vương quốc Anh và Nhật Bản cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam đã đồng tổ chức Hội thảo “Hướng tới những Vùng biển Mở và Tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên Biển”.
Hội thảo được tổ chức bởi Đại sứ quán Vương quốc Anh và Nhật Bản cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hội thảo năm 2016 đã thống nhất quan điểm rằng, luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và sự ổn định ở châu Á, tuy nhiên vẫn tồn tại những khác biệt liên quan đến khái niệm về trật tự dựa trên luật pháp và cách thức thực thi trật tự này.
Chính vì vậy, Hội thảo năm nay tập trung vào các biện pháp thực tiễn nhằm giảm thiểu sự khác biệt trên thông qua việc xác định cách thức luật pháp quốc tế có thể giúp duy trì trật tự trên biển trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Hội thảo này cũng nhằm giải thích phương thức hợp tác giữa ASEAN và các đối tác để duy trì trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế và trong nước. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế đến từ Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Indonesia; các chuyên gia đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau, các Bộ ban ngành, học giả và các nhà ngoại giao ở Hà Nội.
Tại phiên khai mạc, Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng nhấn mạnh Hội thảo này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của không chỉ giới trí thức, mà còn của cộng đồng quốc tế để có thể giải quyết những vấn đề trên biển.
Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng cho rằng luật pháp quốc tế hiện nay đã có nhiều bước đột phá quan trọng. Theo Giáo sư, Phán quyết của Tòa Trọng tài đã làm rõ một số diễn giải cho các vấn đề về luật biển, và nên coi Phán quyết này là bước đầu để giải thích rõ hơn các quy định trong luật biển và xây dựng chính sách liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Anh Giles Lever cũng nhấn mạnh những diễn biến đáng chú ý kể từ khi phán quyết của Toà Trọng tài được công bố năm 2016, đồng thời khẳng định rằng Vương quốc Anh hiểu rõ quyết định này có tính ràng buộc và cần được tôn trọng. Việc thông qua Bộ khung Quy tắc Ứng xử là bước tiến quan trọng, tạo cơ hội cho Bộ Quy tắc Ứng xử trở thành một văn kiện có ý nghĩa, thúc đẩy hợp tác và phát triển hoà bình tại Biển Đông.
Đại sứ Anh Giles Lever nhấn mạnh những diễn biến đáng chú ý kể từ khi Phán quyết của Toà Trọng tài được công bố năm 2016. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Đồng ý kiến trên, Đại sứ Nhật Bản Kunio Umeda cũng tập trung vào phán quyết của Toà Trọng tài và nhấn mạnh rằng mặc dù hơn 1 năm đã trôi qua kể từ ngày công bố, trật tự quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa được thực thi đầy đủ.
Đồng thời, ông Kunio Umeda đánh giá cao sự đa dạng của các diễn giả quốc tế và khu vực trong hội thảo năm nay và hi vọng rằng hội thảo sẽ xác định các phương thức để vùng biển châu Á có thể trở thành vùng biển mở và tự do, đồng thời không bị chi phối bởi sức mạnh, mà sẽ được điều chỉnh bằng luật pháp.
Đại sứ Nhật Bản Kunio Umeda đánh giá cao sự đa dạng của các diễn giả quốc tế và khu vực trong hội thảo năm nay. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hội thảo gồm 3 phiên gồm “Quản lý tranh chấp” nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết các mối nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển; “Phát triển bền vững và các nguồn tài nguyên trên biển” tập trung vào vai trò của luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ môi trường biển, đồng thời tìm ra mối tương quan với các sáng kiến kinh tế xanh; “Sự hợp tác giữa ASEAN và các đối tác về trật tự trên biển” là cơ hội để thảo luận tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và các đối tác nhằm duy trì trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.
ASEAN và Trung Quốc họp về triển khai DOC Tại cuộc họp, các bên liên quan sẽ đi sâu trao đổi quan điểm về công tác triển khai DOC, thúc đẩy hợp tác thực ... |
Phát huy tính chính nghĩa trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc Sáng 7/7, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Viện Biển Đông (12/7/2012 - 12/7/2017) tại Học viện Ngoại giao, Thứ ... |
Nỗ lực tạo chuyển biến đồng bộ, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội vào sáng 22/5. Sau phát biểu khai mạc của ... |