https://baoquocte.vn/ Thách thức chờ Ngoại trưởng BRICS

Thách thức chờ Ngoại trưởng BRICS

Phan Quân
Tranh cãi liên quan tới sự góp mặt của Nga, quan hệ Trung-Ấn xuống dốc cùng nỗ lực của BRICS nhằm khẳng định giá trị là nội dung nổi bật tại Hội nghị sắp tới ở Cape Town.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thách thức chờ Ngoại trưởng BRICS
BRICS cần khẳng định hơn nữa tầm quan trọng, giá trị của mình đối với cộng đồng quốc tế nói chung, các thành viên và quốc gia quan tâm nói chung. (Nguồn: Reuters)

Ngày 1-2/6, các ngoại trưởng BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) sẽ gặp nhau tại Cape Town. Quan chức ngoại giao của 15 nước từ châu Phi, Nam bán cầu (thuật ngữ chỉ các nước phát triển ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á) và “những người bạn của BRICS” cũng sẽ góp mặt trong các buổi họp ngày 2/6.

Dự hay không dự?

Dù có thể không được đề cập trực tiếp, song xung đột Nga-Ukraine và những hệ lụy tiếp tục “phủ bóng” Hội nghị Ngoại trưởng BRICS lần này.

Tiêu biểu nhất trong số đó là tranh cãi liên quan tới sự góp mặt của lãnh đạo, quan chức Nga. Sở dĩ có câu chuyện này là bởi tháng Ba vừa qua, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo đó, 123 nước thành viên của tổ chức này, bao gồm Nam Phi, có trách nhiệm bắt giữ nhà lãnh đạo xứ bạch dương khi ông đặt chân đến lãnh thổ của họ.

Tin liên quan
Tổng thống Putin có thể dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mà không lo bị dẫn độ Tổng thống Putin có thể dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mà không lo bị dẫn độ

Diễn biến này đặt Pretoria vào thế khó. Một mặt, Nam Phi muốn thực hiện vai trò chủ nhà BRICS và duy trì quan hệ với Moscow. Mặt khác, nước này muốn duy trì vai trò trung lập về xung đột Nga-Ukraine, cũng như giữ lại chiếc ghế ở ICC.

Ngày 31/5, một ngày trước khi Hội nghị Ngoại trưởng BRICS chính thức khai mạc, Bộ Quan hệ và hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) mới đưa ra tuyên bố cuối cùng. Viện dẫn điều khoản Công ước về Đặc quyền và miễn trừ Liên hợp quốc năm 1946 và Công ước về Đặc quyền và miễn trừ của các cơ quan chuyên môn năm 1947, nước chủ nhà đã khẳng định sẽ bảo đảm quyền miễn trừ ngoại giao cho quan chức, lãnh đạo dự Hội nghị Ngoại trưởng BRICS tại Cape Town ngày 1-2/6 và Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg ngày 22-24/8 tới.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow coi trọng việc phát triển các khuôn khổ hội nhập như BRICS và Nga sẽ có đại diện tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới “ở cấp độ thích hợp”.

Thực tế cho thấy mặc dù đang chịu nhiều cấm vận và tác động nghiêm trọng từ xung đột ở Ukraine, Nga vẫn có tầm ảnh hưởng chính trị đáng kể tại BRICS. Bảo đảm sự hiện diện của Tổng thống Vladimir Putin tại Johannesburg là cần thiết, song không hề dễ dàng. Khi đó, Hội nghị Ngoại trưởng BRICS sắp tới có sự tham dự của ông Sergei Lavrov có thể tạo tiền đề để chủ nhà vừa “thử” phản ứng của phương Tây, vừa thăm dò thái độ của Moscow nhằm chuẩn bị cho tháng Tám tới.

Khi thành viên đối đầu

Song, đó chưa phải bài toán khó duy nhất chờ BRICS và nước chủ nhà Nam Phi. Bên cạnh Nga, mối quan hệ song phương xấu đi giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể cản trở hợp tác đa phương trong khuôn khổ BRICS.

Sau thời gian đầu có dấu hiệu khởi sắc khi tình hình biên giới lắng xuống và các cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp S. Jaishankar, hai bên dường như đang bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng mới. Cụ thể, New Delhi và Bắc Kinh “ăn miếng trả miếng” khi trục xuất các phóng viên, báo chí của nhau. Theo đó, 3/4 phóng viên thường trú của các hãng thông tấn Ấn Độ đã không thể trở lại hoặc gặp khó khăn khi tác nghiệp tại Trung Quốc. Đáp lại, New Delhi được cho là đã từ chối cấp visa cho phóng viên của Tân Hoa xã và CCTV, hai cơ quan truyền thông nhà nước lớn nhất của phía Bắc Kinh.

Vừa qua, Trung Quốc đã đặt tên cho một số địa điểm trong khu vực tranh chấp tại bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Trong một động thái khác, New Delhi tổ chức một buổi họp của nhóm làm việc về du lịch của Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển (G20) tại Kashmir, khu vực tranh chấp với Islamabad, đối tác gần gũi của Bắc Kinh. Đại diện Trung Quốc đã từ chối tham dự sự kiện này.

Trên bình diện khu vực, lãnh đạo Ấn Độ, cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia, đã ra tuyên bố chung của Bộ tứ (Quad). Các bên “phản đối các hành động đơn phương hoặc gây bất ổn nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép”, “bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc quân sự hóa các cấu trúc tranh chấp, sử dụng lực lượng hải cảnh và tàu dân quân, ngăn chặn hoạt động khai thác tài nguyên xa bờ của các quốc gia khác”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân và truyền thông nước này đã lập tức phản đối tuyên bố nhằm vào Bắc Kinh này.

Trong bầu không khí đó, hợp tác giữa Bắc Kinh và New Delhi trên diễn đàn đa phương sẽ ít nhiều bị hạn chế. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong BRICS, với nhiều sáng kiến trong phát triển thương mại nội khối, song New Delhi cũng muốn có ảnh hưởng kinh tế lớn hơn tại đây.

Tìm kiếm điểm cân bằng giữa hai quốc gia châu Á tại BRICS sẽ là một nhiệm vụ khó khăn với chủ nhà Nam Phi.

Khẳng định giá trị

Hơn bao giờ hết, BRICS cần khẳng định hơn nữa tầm quan trọng, giá trị của mình đối với cộng đồng quốc tế nói chung, các thành viên và quốc gia quan tâm nói riêng.

Khi thành lập năm 2001, khối này được kỳ vọng sẽ trở thành “chỗ dựa” mới cho kinh tế thế giới, trong bối cảnh đầy u ám của thị trường tài chính sau sự kiện 11/9. Người khai sinh thuật ngữ BRICS, nhà kinh tế học của Goldman Sachs (Mỹ) Jim O’Neil, từng nhận định rằng kinh nghiệm chung trong duy trì tăng trưởng bền vững sẽ là chất keo kết nối, thúc đẩy các nước thành viên BRICS phát triển nhanh và đồng đều, tạo động lực cần thiết đưa nền kinh tế thế giới tiến bước.

Tuy nhiên, kịch bản đẹp này đã không diễn ra. Brazil, Nga, Nam Phi không thể duy trì tốc độ như kỳ vọng. Ấn Độ tăng trưởng nhanh, song chưa thể bắt kịp với Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm Wilson (Mỹ), cựu Đại sứ Mỹ tại Tanzania Mark Green nhận định BRICS đứng trước nguy cơ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề địa chính trị, với quan điểm đối lập so với G7, thể hiện rõ nhất qua nỗ lực duy trì lập trường trung lập của bốn nước thành viên về xung đột Nga - Ukraine.

Mặc dù vậy, sẽ là thiếu sót nếu phủ nhận thành quả của BRICS thời gian qua. Khi Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chưa thể thúc đẩy những cải cách về quản trị toàn cầu cần thiết, BRICS đã lập cơ chế Ngân hàng phát triển mới (NDB). Với nguồn vốn 50 tỷ USD từ các nước thành viên cùng đóng góp của Ai Cập, UAE, Uruguay và Bangladesh, kể từ khi ra đời năm 2015, tổ chức này đã phê duyệt các khoản vay trị giá hơn 30 tỷ USD cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng. Nga cũng đang thúc đẩy phát triển một đồng tiền chung giữa các thành viên.

Vừa qua, Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal cho biết 19 nước đã nêu nguyện vọng về tham gia BRICS; 13 nước đã chính thức nộp đơn. Trong số đó, nổi bật có Saudi Arabia, Iran, Argentina, UAE, Algeria, Ai Cập, Bahrain và Indonesia, với Mexico và Nigeria là ứng cử viên gần đây nhất cho vị trí thành viên của khối.

Tuy nhiên, liệu số lượng thành viên ngày một lớn có thể thúc đẩy sự phát triển của BRICS, hay ngược lại, trở thành rào cản ngăn khối xây dựng các chính sách hướng đến mục tiêu chung? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Mặc dù vậy, có một thứ đã rõ ràng – BRICS, khởi đầu với nhiều kỳ vọng và lạc quan, hiện đứng trước cột mốc quan trọng để tái định hình, tìm lực đẩy mới, tiếp tục tiến về tương lai.

Brazil đánh giá G7 đang dần bị G20 và BRICS thế chỗ, cảnh báo các nỗ lực loại Nga là 'nguy hiểm'

Brazil đánh giá G7 đang dần bị G20 và BRICS thế chỗ, cảnh báo các nỗ lực loại Nga là 'nguy hiểm'

Ngày 24/5, phát biểu trong phiên điều trần tại quốc hội, Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira cảnh báo, Nhóm các nước công nghiệp phát triển ...

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa ...

'Sau cơn mưa trời lại rạng', Venezuela kỳ vọng kỷ nguyên mới với Brazil, tuyên bố muốn bước vào BRICS

'Sau cơn mưa trời lại rạng', Venezuela kỳ vọng kỷ nguyên mới với Brazil, tuyên bố muốn bước vào BRICS

Ngày 29/5, trong chuyến thăm đầu tiên tới Brazil kể từ năm 2015, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã gặp người đồng cấp nước chủ ...

Chủ tịch Cuba chỉ trích Mỹ 'liên tục xây tường', đặt niềm tin vào BRICS

Chủ tịch Cuba chỉ trích Mỹ 'liên tục xây tường', đặt niềm tin vào BRICS

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel dự báo, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, ...

Trung-Ấn thảo luận về đề xuất rút quân khỏi biên giới tranh chấp

Trung-Ấn thảo luận về đề xuất rút quân khỏi biên giới tranh chấp

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Ấn đang tiếp tục căng thẳng do tình hình tại biên giới hai nước.

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2025: Tuổi Tý công việc gặp thử thách

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/4/2025: Tuổi Tý công việc gặp thử thách

Xem tử vi 21/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 21/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 21/4/2025, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 21/4/2025, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 21/4. Lịch âm hôm nay 21/4/2025? Âm lịch hôm nay 21/4. Lịch vạn niên 21/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 21/4/2025: Song Tử tình duyên ngọt ngào

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 21/4/2025: Song Tử tình duyên ngọt ngào

Tử vi hôm nay 21/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Dịch vụ gội đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hút khách ở Quảng Châu, Trung Quốc

Dịch vụ gội đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hút khách ở Quảng Châu, Trung Quốc

Dịch vụ gội đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được ra mắt với mức giá khuyến mại là 9,9 nhân dân tệ và hiện có giá khoảng 19 ...
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Đất nước trọn niềm vui'

Tối 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước ...
Tradian - bước tiến mới trong chương trình nghị sự số hóa của Maldives

Tradian - bước tiến mới trong chương trình nghị sự số hóa của Maldives

Chính phủ Maldives chính thức bắt đầu vận hành Tradian, nền tảng một cửa quốc gia đầu tiên nhằm hợp lý hóa các thủ tục xuất nhập khẩu.
Không quân Hoàng gia Anh chặn máy bay Nga trên Biển Baltic

Không quân Hoàng gia Anh chặn máy bay Nga trên Biển Baltic

Bộ Quốc phòng Anh xác nhận các tiêm kích Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh đã chặn hai máy bay Nga bay gần không phận NATO trên Biển Baltic.
Ấn Độ-Saudi Arabia gia tăng hàm lượng chiến lược

Ấn Độ-Saudi Arabia gia tăng hàm lượng chiến lược

Chuyến thăm lần thứ ba của Thủ tướng Narendra Modi tới Saudi Arabia phản ánh tầm quan trọng mà Ấn Độ dành cho mối quan hệ với quốc gia vùng Vịnh này.
Nga cáo buộc EU muốn khôi phục chủ nghĩa phát xít, tố Ukraine vi phạm ngừng bắn

Nga cáo buộc EU muốn khôi phục chủ nghĩa phát xít, tố Ukraine vi phạm ngừng bắn

Ngoại trưởng Nga cho biết việc EU tìm cách cấm các quan chức, bao gồm cả lãnh đạo các nước, tới Nga vào ngày 9/5 là nỗ lực nhằm khôi phục hệ tư tưởng phát ...
Học giả Trung Quốc đề xuất giải pháp hòa bình với Philippines trong tranh chấp ở Biển Đông

Học giả Trung Quốc đề xuất giải pháp hòa bình với Philippines trong tranh chấp ở Biển Đông

Bốn học giả chuyên về hàng hải của Trung Quốc nhận định thỏa hiệp và kiềm chế là con đường khả thi duy nhất để hướng về tương lai ở Biển Đông.
Báo phương Tây chỉ ra một đồng minh châu Á có thể là điểm yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương

Báo phương Tây chỉ ra một đồng minh châu Á có thể là điểm yếu của Mỹ ở Thái Bình Dương

Tờ National Interest cho rằng Nhật Bản cũng có thể trở thành lỗ hổng chính trong hệ thống phòng thủ khu vực của Washington.
Nga-Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn, hai Tổng thống cùng gửi thông điệp nhân lễ Phục sinh

Nga-Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn, hai Tổng thống cùng gửi thông điệp nhân lễ Phục sinh

Ngày 20/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky và Tổng thống Vladimir Putin cùng gửi đi thông điệp nhân dịp lễ Phục sinh.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Pháp-Ai Cập: Thắt chặt song phương, thúc đẩy hòa bình

Chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Ai Cập thể hiện vai trò tích cực của Pháp trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức khu vực.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Phiên bản di động