Thảm kịch kinh hoàng đẩy Lebanon đến bờ vực thẳm

Tấn Thông
TGVN. Thảm kịch kinh hoàng tại thủ đô Beirut hôm 4/8 đã đẩy quốc gia Trung Đông Lebanon vốn đang kiệt quệ về kinh tế càng chìm sâu vào khủng hoảng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
LHQ kêu gọi ngăn chặn thảm kịch tái diễn ở Địa Trung Hải
Trái Đất không còn nhiều thời gian để tránh thảm kịch huỷ diệt
tham kich kinh hoang day lebanon den bo vuc tham
Vụ nổ đã làm khoét sâu thêm cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng tại Lebanon. (Nguồn: EPA)

Vụ nổ lớn kinh hoàng ở thủ đô Beirut (Lebanon) ngày 4/8 vừa qua đã xảy ra trong quá trình hàn tại một nhà kho của cảng Beirut. Các tia lửa đã châm ngòi pháo được cất giữ gần nhà kho, dẫn tới làm nổ 2.750 tấn amoni nitrat. Được biết, số hóa chất này lưu kho cảng Beirut để chờ được xử lý từ năm 2014.

Các kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tình trạng lơ là quản lý và vận hành kho chứa vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao ở cảng Beirut trong nhiều năm qua là nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên.

Theo các nhà địa chấn học, vụ nổ tương đương một trận động đất có độ lớn 4,5 độ richter. Thảm họa này đã khiến hơn 130 người thiệt mạng, làm bị thương ít nhất 5.000 người khác và khiến khoảng 300.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại do vụ nổ gây ra ước tính khoảng 3 tỷ USD.

Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất

Lebanon đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến 1975 - 1990, với lạm phát hoành hành, các biện pháp kiểm soát vốn khiến người dân chìm trong nghèo đói, tuyệt vọng và là nguyên nhân để kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp đất nước.

Giới quan sát nhận định, ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Lebanon hiện nay là việc phá hủy hoàn toàn cảng chính của đất nước và tất cả những gì đang lưu kho ở đó.

Chính phủ Lebanon đã thông báo dự trữ ngũ cốc của nước này sẽ chỉ còn đủ trong một tháng và bột mì sẽ không được đưa ra bán lẻ. Chính phủ Lebanon hiện tại hoàn toàn không có kinh phí để khôi phục những gì đã bị phá hủy, và điều này chỉ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề của người dân.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Raoul Nehme ngày 6/8 cho biết khả năng tài chính của Ngân hàng trung ương Lebanon “rất hạn chế” để có thể giảm nhẹ những tác động của vụ việc nếu không có sự hỗ trợ của nước ngoài.

Nhà kinh tế học Lebanon Bassem Ajaqah lưu ý rằng thiệt hại kinh tế của Lebanon có thể được chia thành hai loại: cơ sở hạ tầng và lương thực.

Cơ sở hạ tầng hay thiệt hại trực tiếp là bất cứ thứ gì có thể di chuyển và bất động sản đã bị hư hại hoặc phá hủy do vụ nổ. Trên thực tế, điều này cũng bao gồm việc phá hủy hoàn toàn cảng Beirut. Theo tính toán, thiệt hại sẽ là hơn 100 triệu USD.

Về tổn thất về lương thực, trước hết là kho lương thực, bột mì và ngũ cốc bị tiêu hủy hoàn toàn tại cảng. Điều này cũng bao gồm các vấn đề hậu cần đảm bảo đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong tương lai, vì cảng ở thủ đô đã tiếp nhận và vận chuyển tới 70% sản phẩm lưu chuyển hàng hóa quốc gia.

Đồng thời, với thảm họa này Lebanon sẽ không thể tránh khỏi việc đóng cửa một số công ty và xí nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp đặt tại các cơ sở bị phá hủy. Điều này có nghĩa là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chắc chắn sẽ mất việc làm.

Chuyên gia kinh tế Lebanon Marwa Othman tin rằng Lebanon giờ đây khó có thể tái thiết thành phố một cách độc lập và hơn nữa khó hồi phục nền kinh tế của đất nước. Theo số liệu sơ bộ, việc khôi phục thủ đô sẽ tiêu tốn của ngân sách 30 tỷ USD. Và con số này có thể còn tăng lên gấp nhiều lần.

“Quy mô của thảm họa là không thể tin được. Lebanon sẽ không thể tự mình đối phó với những vấn đề như vậy và cần sự giúp đỡ khẩn cấp và càng sớm càng tốt. Vụ nổ đã đưa Lebanon đến bờ vực thẳm”, chuyên gia Marwa Othman khẳng định.

Gập ghềnh nỗ lực tái thiết

Lebanon không phải là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu hơn 70% nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ. Trung tâm hậu cần chính của đất nước nằm trong đống đổ nát. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để bù đắp những thiệt hại?

Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải nước này đã thông báo rằng khối lượng lớn hàng hóa sẽ đi qua cảng ở Tripoli, nhưng sức chứa của nó ít hơn nhiều lần so với cảng Beirut.

Nông nghiệp Lebanon phát triển khá kém - do điều kiện địa lý và khí hậu - nên nông dân địa phương thậm chí không trang trải đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra, tại cảng Beirut còn có các kho chứa lúa mì, bột mì và một số thực phẩm quan trọng khác.

Giờ đây Lebanon thực tế không còn dự trữ ngũ cốc và bột mì. Các kho cảng được coi là nơi chứa kho nguyên liệu và sản phẩm chiến lược và Lebanon không còn kho dự trữ ở đâu khác. Các loại thực phẩm khác trong thời gian tới sẽ thiếu hụt nghiêm trọng.

Ngày 6/8, Liên minh châu Âu (EU) công bố ủng hộ 33 triệu Euro (39 triệu USD) để hỗ trợ khẩn cấp ban đầu cho Lebanon và huy động các nguồn lực vật chất, bao gồm cả một con tàu bệnh viện của Italy, trong nỗ lực giúp đỡ hoạt động cứu trợ ở Beirut, bị tàn phá sau vụ nổ ngày 4/8.

Một nguồn tin EU cho biết một hội nghị của các nhà tài trợ cũng được lên kế hoạch để huy động thêm nguồn nhằm tái thiết Lebanon sau khi đánh giá những gì cần thiết.

Ủy ban châu Âu nhận định việc hỗ trợ 33 triệu Euro sẽ có thể giúp đáp ứng các nhu cầu trước mắt cho các dịch vụ cấp cứu và bệnh viện ở thủ đô Lebano. Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Lebanon Hassan Diab để đề cập về sự giúp đỡ của EU.

Trong một bức thư gửi 27 thành viên EU được công bố vào tối 6/8, bà von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã kêu gọi các quốc gia thành viên đóng góp vào kế hoạch tái thiết Lebanon trong tương lai.

Cùng ngày, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các quan chức Lebanon vượt qua những bế tắc hiện nay và đẩy mạnh thực thi cải cách sau vụ nổ.

Kể từ tháng 5/2020, IMF đã đàm phán với Chính phủ Lebanon về những giải pháp cần thiết để đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc. Ngay sau khi thảm họa xảy ra tại Beirut, IMF đã đề nghị nhà chức trách Lebanon đưa ra “chương trình có ý nghĩa để xoay chuyển nền kinh tế”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu liên quan đến vụ nổ xảy ra ở thành phố Beirut, Lebanon

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu liên quan đến vụ nổ xảy ra ở thành phố Beirut, Lebanon

TGVN. "Việt Nam xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Lebanon và gia đình các nạn nhân vụ ...

Nổ ở Beirut: Số người tử vong lên tới 100, truyền thông Lebanon nói về 'dấu vết Nga', Mỹ chưa có bằng chứng

Nổ ở Beirut: Số người tử vong lên tới 100, truyền thông Lebanon nói về 'dấu vết Nga', Mỹ chưa có bằng chứng

TGVN. Ngày 5/8, người đứng đầu Hội Chữ thập Đỏ Lebanon George Kettaneh cho biết, số người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng làm ...

Lebanon: Nổ lớn biến thủ đô Beirut thành 'khu vực thảm họa', Israel nói không liên quan

Lebanon: Nổ lớn biến thủ đô Beirut thành 'khu vực thảm họa', Israel nói không liên quan

TGVN. It nhất 78 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương trong vụ nổ lớn ở khu vực cảng của Beirut, Lebanon ...

(theo Al Arabiya)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động