Đây là tài liệu được biên soạn dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Emmanuel Macron, làm cơ sở cho Luật Lập trình quân sự áp dụng cho năm 2019 - 2025. Tài liệu được hoàn thiện trong khoảng thời gian 3 tháng.
Duy trì Pháp thuộc câu lạc bộ nước lớn
Với trật tự các chương về chiến lược đầu tiên sau đó đến ngân sách, tài liệu cho thấy ưu tiên hàng đầu về sức mạnh quân sự ở Pháp.
Thay vì thay đổi các chiến lược và thúc ép những thay đổi về việc phân bổ ngân sách, Tổng thống Pháp đã nỗ lực duy trì Pháp nằm trong những câu lạc bộ nước lớn. Nếu dự kiến ngân sách quốc phòng sẽ chiếm 2% GDP cho đến thời điểm 2025 như mục tiêu mà tài liệu đánh giá chiến lược đề ra thì ngân sách quốc phòng sẽ cần tăng từ 32 tỷ Euro (khoảng 37,6 tỷ USD) trong năm 2018 lên 50 tỷ Euro trong 2025.
Thay vì thay đổi các chiến lược và thúc ép những thay đổi về việc phân bổ ngân sách, Tổng thống Pháp đã nỗ lực duy trì Pháp nằm trong những câu lạc bộ nước lớn. (Nguồn: Reuters) |
Việc gia tăng chi tiêu quốc phòng này là do sự bất ổn ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự phân hóa kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, sự đầu tư này còn do Tổng thống Pháp có một tầm nhìn về tiềm lực quốc phòng đất nước và mong muốn lực lượng Pháp dẫn đầu trong các sứ mệnh.
“Tự chủ” là từ ngữ được lặp lại nhiều nhất trong “Đánh giá chiến lược an ninh và quốc phòng của Pháp năm 2017” vì cho rằng Pháp không thể phụ thuộc vào cơ chế đa phương vốn đang bị xói mòn bởi những thách thức và mối đe dọa ngày càng gia tăng. Vấn đề tự chủ một mặt ràng buộc trách nhiệm của Pháp trong việc củng cố năng lực của mình để hành động đơn phương hoặc liên minh với các đối tác khác để thực hiện tầm nhìn thế giới của Paris.
Mặt khác, vấn đề tự chủ cũng nhằm buộc Pháp tăng cường phát triển năng lực tập thể với tư cách là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vốn là hai tổ chức có vai trò hỗ trợ sự tự chủ chiến lược của Pháp.
Chủ trương của Pháp là phân bổ nhiều hơn cho ngân sách quốc phòng, đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và năng lực, mở rộng tham vọng hoạt động quân sự bởi Paris muốn huy động thiện chí của các đối tác và đồng minh để chia sẻ thách thức và cơ hội. Việc huy động sự tham gia của các đối tác và đồng minh mang tính thực dụng vì Pháp ủng hộ bất kỳ mô hình hợp tác nào giúp ích cho an ninh và quốc phòng Pháp, dù ở bất kỳ hình thức nào: song phương, tiểu khu vực, châu Âu, Atlantic, theo một nhóm hoặc phi thể thức.
Nhấn mạnh nền tảng công nghệ quốc phòng
“Đánh giá chiến lược an ninh và quốc phòng của Pháp năm 2017” cũng chỉ ra một số thay đổi quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Nếu như Sách Trắng 2013 tập trung vào vấn đề an ninh và quốc phòng ở cấp độ rộng lớn hơn thì tài liệu này nhấn mạnh nền tảng công nghiệp và công nghệ của quốc phòng. Sự thay đổi này không đơn thuần chỉ là về câu chữ và nhấn mạnh nền quốc phòng Pháp đã làm chủ được mọi lĩnh vực trong an ninh và quốc phòng như thế nào. Nền công nghiệp quốc phòng do Nhà nước kiểm soát này là trụ cột của sự tự chủ chiến lược của Pháp và là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp quốc gia.
Tài liệu “Đánh giá chiến lược an ninh và quốc phòng của Pháp năm 2017” coi nền tảng công nghiệp quốc phòng có vai trò thiết yếu đối với chủ quyền của Pháp, cần thiết phải thiết lập những tiêu chí rất rõ ràng đối với sự phát triển tương lai của Pháp. Không nước nào có thể hy vọng Pháp chia sẻ công nghệ thiết yếu đối với nền công nghiệp quốc phòng cũng như thiết yếu để duy trì sự tự chủ chiến lược của Pháp.
Tuy nhiên, có thể hy vọng Pháp hợp tác với các đối tác khác miễn là sự hợp tác này không gây rủi ro đối với chủ quyền hoặc tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về quốc phòng. Pháp muốn tìm kiếm mối quan hệ hợp tác trong một khuôn khổ châu Âu, song không loại trừ bất kỳ hình thức hợp tác nào ngoài châu Âu và thậm chí tham gia cả vào thị trường thương mại (quốc phòng).
Các tiêu chí tương tự hướng dẫn sự hợp tác của Pháp trong lĩnh vực hoạt động quốc phòng. Pháp muốn có lực lượng vũ trang có thể đảm nhiệm nhiều loại hình sứ mệnh nhất có thể và có năng lực chiến đấu ở cấp độ cao nhất. Pháp cũng muốn duy trì sự tự chủ trong các lĩnh vực tình báo, bảo vệ lãnh thổ, các hoạt động quân sự, các hoạt động an ninh và an ninh mạng, các sứ mệnh không đối xứng đặc biệt và các sứ mệnh gây tầm ảnh hưởng.
Tổng thống Pháp thăm một doanh trại quân đội, tháng 9/2017. (Nguồn: AFP) |
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tự chủ
Pháp không loại trừ khả năng nhận được sự đóng góp từ bên thứ ba để hỗ trợ cho sự tự chủ của mình, song không muốn phụ thuộc vào bên thứ ba này để tiến hành các hoạt động quân sự bởi Pháp cho rằng sự chậm chễ và phức tạp trong quá trình đưa ra quyết định sẽ ảnh hưởng tính hiệu quả của hoạt động. Điều này giải thích mối quan tâm của Pháp trong quá trình ra quyết định mau lẹ trong khuôn khổ hợp tác mang tính cấu trúc lâu dài của EU và sự sẵn sàng của Pháp trong việc kiểm nghiệm sự đoàn kết của các đối tác hợp tác trong quá trình đưa ra quyết định.
Lực lượng vũ trang Pháp sẽ phối hợp hoạt động với các lực lượng khác mà Pháp thấy có điểm tương đồng về lợi ích và khả năng tương đồng hiệp lực, miễn là bổ sung cho năng lực tự chủ của Paris. Trong trường hợp này, Pháp sẽ dẫn đầu bất kỳ hình thức phối hợp lực lượng nào (song phương, đa phương hoặc tiểu nhóm) miễn là sự phối hợp này nằm dưới sự kiểm soát của Pháp về kế hoạch, mệnh lệnh, tập hợp lực lượng và hợp đồng hiệp lực.
Mặc dù đã được xuất bản nhưng tài liệu “Đánh giá chiến lược an ninh và quốc phòng của Pháp năm 2017” vẫn phải giải quyết những vấn đề khó khăn nội tại liên quan việc biến những đường lối chỉ đạo của tài liệu này thành những chính sách cụ thể. Pháp sẽ phải đối mặt với những vấn đề gây tranh cãi - từ mức độ thâm hụt ngân sách và nợ công đến những trì hoãn và chậm trễ giữa khâu đề ra mục tiêu và hành động để thực hiện các mục tiêu này.
Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận nỗ lực và sự mạnh dạn của Pháp khi thừa nhận thực tế để cố gắng thay đổi thực tế này và Pháp đã cho thấy sự sẵn sàng tạo ra sự thay đổi chiến lược.