TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI DỊCH COVID-19

Thế giới hậu Covid-19: Góc nhìn từ Trung Quốc

Hà Linh
TGVN. Đại dịch Covid-19 đang có tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực đến Trung Quốc, nơi xuất phát đầu tiên của virus SARS-CoV-2. Nước này đánh giá thế nào về môi trường quốc tế thời hậu Covid-19. Phân tích của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979
the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Hậu Covid-19, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp
the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc
Kẻ thù “tàng hình” Covid-19 càn quét khắp thế giới, khiến nhân tố phi quốc gia và mối đe dọa an ninh phi truyền thống trở nên nổi cộm.

Dịch bệnh Covid-19 đang gây ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến thế giới, đồng thời đẩy nhanh những thay đổi lớn lao chưa từng có trong 100 năm qua của cục diện quốc tế. Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, trong một tài liệu công bố gần đây, nêu 6 nhận định về thế giới hậu Covid-19.

Thứ nhất, đẩy nhanh việc tái định hình cục diện và tương quan lực lượng quốc tế; đa cực hóa bước vào giai đoạn mới. Hiện nay, 4 lực lượng lớn trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU) chịu ảnh hưởng của dịch bệnh ở những mức độ khác nhau. Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của Mỹ đều bị đe dọa, vị thế EU suy giảm, Nga cũng đang chịu áp lực rất lớn vì con số nhiễm mới tăng chóng mặt. Trong khi đó, sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc trở nên nổi bật. Sau dịch bệnh, Mỹ vẫn là siêu cường số 1 thế giới nhưng chịu tổn hại rất lớn. Khoảng cách chênh lệch giữa Trung - Mỹ với các lực lượng lớn khác được nới rộng thêm, đa cực hóa dần chuyển thành thế “Trung-Mỹ dẫn dắt”.

Thứ hai, toàn cầu hóa chuyển sang giai đoạn mới. Dịch bệnh khiến thái độ của các nước đối với toàn cầu hóa và mở cửa hội nhập quốc tế trở nên bảo thủ hơn; người dân phụ thuộc nhiều hơn vào chính phủ nước mình. Các nước hạn chế xuất nhập cảnh, đóng cửa biên giới; chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, bài ngoại thừa dịp trỗi dậy, toàn cầu hóa bị đe dọa nghiêm trọng.

Tin liên quan
the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu?

Thứ ba, trật tự quốc tế bị xáo trộn, gây áp lực lên chủ nghĩa đa phương và quản trị toàn cầu. Năm nay là tròn 75 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II và thành lập Liên hợp quốc. Trật tự quốc tế được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đang bị lung lay khi các nước đều có xu hướng đóng cửa, Mỹ tìm mọi cách bôi nhọ và chỉ trích Trung Quốc, ngừng viện trợ cho WHO.

Thứ tư, cục diện an ninh quốc tế thay đổi, an ninh phi truyền thống “lấn át” an ninh truyền thống. Kẻ thù “tàng hình” Covid-19 càn quét khắp thế giới, khiến nhân tố phi quốc gia và mối đe dọa an ninh phi truyền thống trở nên nổi cộm. Siêu cường Mỹ bị tổn hại nặng nề. Thách thức của an ninh phi truyền thống còn lan sang cả các lĩnh vực an ninh truyền thống. Suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra còn dẫn đến sự rối ren của xã hội và xung đột trong khu vực. Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống đa phần thuộc về thách thức mang tính toàn cầu, cần cộng đồng quốc tế cùng ứng phó, vì vậy cũng có lợi cho việc tăng cường hợp tác quốc tế.

Thứ năm, quan hệ nước lớn và phân hóa giữa các bên được tái lập. Mỹ coi nhẹ những thay đổi của cục diện an ninh quốc tế, bảo thủ với lối tư duy “kẻ thắng người thua” (zero sum), không ngừng tăng cường “cạnh tranh nước lớn”, ra sức “bao vây” Trung Quốc. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc thời kỳ Covid -19 trở nên căng thẳng bởi những mâu thuẫn gay gắt; Mỹ và EU “đồng sàng dị mộng”. Trong khi đó, quan hệ Trung - Nga, Trung Quốc - EU, Trung - Nhật lại được tăng cường với những mức độ khác nhau nhờ hợp tác chống dịch.

Thứ sáu, dịch bệnh không chỉ chứng minh cho những thay đổi lớn lao chưa từng có trong 100 năm qua của cục diện quốc tế mà còn thúc đẩy những thay đổi này diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Dịch bệnh đã gây ra những thay đổi khó lường, bất định, bất ngờ; khiến hiện tượng “tê giác xám” và “thiên nga đen” xảy ra tràn lan trên khắp thế giới, những thách thức an ninh phi truyền thống như y tế cộng đồng và an ninh sinh học liên tục xuất hiện, trở tay không kịp.

Năm 2020 cũng là năm Trung Quốc hoàn thành mục tiêu “100 năm lần thứ nhất”, xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Dịch bệnh làm cho thế giới, nhất là phương Tây, hoài nghi nhiều hơn về Trung Quốc. Môi trường bên ngoài của Trung Quốc phức tạp hơn, xử lý thỏa đáng quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trở nên khó khăn hơn.

Do vậy, Trung Quốc cần tiếp tục nhận định, đánh giá chính xác về tác động chiến lược mà dịch bệnh Covid-19 gây ra cho cục diện quốc tế; kiên trì đi lên trong ổn định, tranh thủ mặt thuận, hóa giải thách thức, tính toán tổng thể nhân tố bên trong và bên ngoài, thúc đẩy thực hiện hai mục tiêu chiến lược “100 năm” song song việc chiến thắng triệt để dịch bệnh và ứng phó hiệu quả với thay đổi lớn của cục diện quốc tế.

the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979

TGVN. Đại dịch Covid-19 đã đẩy mức độ tin cậy giữa Mỹ-Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 1979 - tờ The Economist ...

the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Hậu Covid-19, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp

TGVN. Sau khi khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng âm vào quý I/2020, Covid-19 lại tiếp tục “gây khó” cho thị trường lao động ...

the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Muốn tách chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, Mỹ 'nhắm' đến Trung Đông

TGVN. Trang mạng Foundation for Defense of Democracies ngày 13/5 nhận định, sự cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng dần lên ...

the gioi hau covid 19 goc nhin tu trung quoc Nói Covid-19 xuất hiện ở Mỹ do 'sự dối trá', Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Bắc Kinh

TGVN. Các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã đề xuất dự luật cho phép Tổng thống Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ...

(Theo Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động