Thế giới hậu kỷ nguyên dầu mỏ: Phương pháp khai thác mới(Kỳ cuối)

Các nhà khoa học dự báo phải đến giữa thế kỷ này chúng ta mới bước vào Kỷ nguyên Năng lượng thay thế. Từ giờ cho đến lúc ấy, trái đất sẽ tiếp tục bị hủy hoại bởi các hoạt động thăm dò và khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Thế giới sẽ chuyển sang khai thác các mỏ dầu, than đá và khí gas ở những nơi xa xôi, điều kiện khắc nghiệt, sử dụng công nghệ tinh vi, phức tạp. Chi phí khai thác những mỏ nhiên liệu này khá đắt đỏ do đó giá năng lượng sẽ tăng cao ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nếu so sánh với chi phí đắt đỏ để khai thác dầu mỏ thông thường thì việc khai thác cát dầu Canada có vẻ như hấp dẫn hơn nhiều. Khác với dầu mỏ thông thường, cát dầu là một hỗn hợp gồm đá, cát và hắc ín. Để khai thác loại nhiên liệu này cần phải sử dụng phương pháp đào mỏ chứ không phải phương pháp khoan dầu truyền thống và phải trải qua quá trình xử lý phức tạp trước khi cho ra sản phẩm cuối cùng là loại nhiên liệu lỏng có thể sử dụng được. Các hãng sản xuất năng lượng lớn cho biết, do nguồn dầu mỏ truyền thống đang ngày càng cạn kiệt nên họ phải chạy đua để ký được các hợp đồng khai thác hắc ín tại Athabasca, Bắc Alberta, Canada.

 

Khai thác và xử lý cát dầu là một quá trình phức tạp và tốn kém. Lớp trầm tích trên bề mặt có thể tách bỏ dễ dàng nhưng để khai thác được lớp cát dầu phía dưới cần phải sử dụng công nghệ bơm hơi nước tách hắc ín khỏi cát, sau đó bơm hắc ín lên mặt đất. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều nước và khí gas tự nhiên để đun nóng hơi nước. Phần lớn nước sử dụng để sản sinh ra hơi nước được lấy tại chỗ và được tái sử dụng nhưng một phần được thải ra các hồ chứa cung cấp nước cho Bắc Alberta, khiến nhiều chuyên gia môi trường lo ngại rằng có thể gây ra nhiễm độc trên diện rộng. Bên cạnh đó, việc khai thác cát dầu cũng khiến cho nhiều khu rừng nguyên sinh bị phá hủy và phải tiêu tốn nhiều khí gas tự nhiên, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và khiến nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Canada đổ xuống sông xuống bể.

 

Ở Bắc Alberta còn tồn tại một nguồn năng lượng khác, đó là dầu mỏ và khí gas ở Bắc Cực. Nguồn năng lượng này một thời bị lãng quên bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Tuy nhiên, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm tăng nhiệt độ Bắc Cực và khiến cho nhiều khối băng tan chảy, tạo điều kiện thuận lợi hơn để khai thác dầu mỏ ở khu vực này. Công ty StatoiHydro (Na Uy) là công ty đầu tiên tiến hành khai thác khí gas tự nhiên ở vùng Bắc Cực. Nhiều công ty khác cũng có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác dầu mỏ và khí gas tại Bắc Cực thuộc phần lãnh thổ của Canada, Greenland (thuộc quyền quản lý của Đan Mạch), Nga và Mỹ.

 

Để khai thác được dầu mỏ và khí gas tại Bắc Cực không phải là chuyện dễ dàng bởi khí hậu mùa Đông ở đây vô cùng khắc nghiệt. Các cơn bão dữ dội và nhiệt đã hạ thấp sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và cản trở việc vận chuyển dầu. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được tham vọng của các công ty năng lượng, đặc biệt là trong một thế giới đang "khát" dầu mỏ như hiện nay. Các nhà sản xuất năng lượng lớn trên thế giới xem đáy biển Bắc Cực là cái đích tiếp theo, hay chính xác hơn là cái đích cuối cùng còn sót lại, để khai thác dầu mỏ.

 

Thực tế về dầu mỏ cũng là thực tế chung của khí gas và than đá. Các nguồn dự trữ truyền thống, dễ khai thác đang nhanh chóng cạn kiệt, chỉ còn lại những nguồn "phi truyền thống". Sản lượng gas của Mỹ tăng đột biến khiến giá gas trong nước giảm mạnh. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng gas của Mỹ sẽ tăng từ 60 triệu m3 năm 2009 lên 75 triệu m3 năm 2030 và chính người tiêu dùng là người được hưởng lợi bởi gas vẫn là loại nhiên liệu đun nấu chủ yếu trong các gia đình. Tuy nhiên, Bộ Năng lượng Mỹ cũng lưu ý rằng khi giá gas tăng, công nghệ được cải tiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn khí gas đắt đỏ hơn và khí gas phi truyền thống sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng sản lượng gas của Mỹ.

 

Hầu hết khí gas phi truyền thống ở Mỹ được khai thác từ các loại "đá cát"  (sandstone) và "đá phiến sét" (shale rock), với công nghệ phân rã sử dụng nước (hydraulic fracturing). Trong phương pháp này, nước được bơm xuống lớp đá phiến sét dưới lòng đất khiến đá nứt ra và thải ra khí gas. Rất nhiều nước bị tiêu tốn trong quá trình xử lý này và các chuyên gia môi trường lo ngại rằng, nước thải chứa các độc tố sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn nữa, nhiều khu vực đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, do đó quá trình phân rã sẽ làm thâm hụt lượng nước được sử dụng cho nông nghiệp và tiêu dùng của người dân. Bất chấp những hạn chế này, các chuyên gia dự báo sản lượng gas chiết suất từ đá phiến sét sẽ tăng từ 60 triệu m3 năm 2009 lên 120 triệu m3 năm 2030.

 

Bức tranh về than đá cũng tương tự như bức tranh về khí gas. Mặc dù các chuyên gia môi trường phản đối việc đốt than đá vì nó thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính hơn các loại nhiên liệu hóa thạch khác nhưng nền công nghiệp điện của Mỹ vẫn tiếp tục phải lệ thuộc vào than đá bởi đây là loại tài nguyên có trữ lượng dồi dào, giá lại rẻ. Tuy nhiên, các mỏ than anthracite và bituminous - hai loại than có thể sản sinh nhiều năng lượng nhất - đang ngày càng cạn kiệt.

 

Để khai thác được mỏ than bituminous còn lại ở Appalachia, các công ty khai khoáng phải sử dụng công nghệ "di dời đỉnh núi", trong đó các đỉnh núi sẽ bị nổ mìn san bằng; đá vụn được chất xuống các thung lũng và các dòng suối. Phương pháp này đã bị các chuyên gia môi trường và người dân tại Kentucky và Tây Virginia phản đối trong một thời gian dài bởi đá vụn, bụi bẩn và chất độc sinh ra từ quá trình khai thác đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước của họ. Tuy nhiên, công nghệ này lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính quyền George W.Bush với việc thông qua quy định cho phép mở rộng hoạt động khai thác sử dụng công nghệ "di dời đỉnh núi". Tổng thống Obama cam kết xóa bỏ quy định này nhưng lại ủng hộ việc sử dụng "than sạch". Người dân Mỹ đang chờ xem liệu Obama có thể kiểm soát được ngành công nghiệp than đá hay không.

 

Xung đột mới

 

Các nhà khoa học dự báo phải đến giữa thế kỷ này chúng ta mới bước vào Kỷ nguyên Năng lượng thay thế. Từ giờ cho đến lúc ấy, trái đất sẽ tiếp tục bị hủy hoại bởi các hoạt động thăm dò và khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Thế giới sẽ chuyển sang khai thác các mỏ dầu, than đá và khí gas ở những nơi xa xôi, điều kiện khắc nghiệt, sử dụng công nghệ tinh vi, phức tạp. Chi phí khai thác những mỏ nhiên liệu này khá đắt đỏ do đó giá năng lượng sẽ tăng cao.

 

Thêm nữa, tranh chấp lãnh thổ liên quan đến nguồn nhiên liệu sẽ tiếp tục gia tăng do các nhà sản xuất năng lượng lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản đang chạy đua giành quyền kiểm soát các mỏ nhiên liệu còn lại. Na Uy và Nga đang tranh chấp vùng lãnh hải tại biển Barents, nơi có trữ lượng khí gas khá lớn; trong khi đó Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang xung đột xung quanh chủ quyền vùng biển Đông Trung Hoa, vị trí được cho là tồn tại một mỏ khí gas quan trọng. Các nước Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Mỹ đều đã tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Bắc Cực, nơi giàu tiềm năng về nhiên liệu. Chủ quyền mà các nước tuyên bố trùng chéo nhau dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ.

 

Các tranh chấp này chưa dẫn đến xung đột quân sự nhưng có lúc các tàu chiến và máy bay đã được triển khai và nguy cơ căng thẳng dẫn đến xung đột đang gia tăng. Thực tế này khiến chúng ta liên tưởng đến các quốc gia giàu có về dầu mỏ, đồng thời cũng là những điểm nóng về xung đột hiện nay như Nigeria, Trung Đông và Caspi. Trong một vài thập kỷ tới, xung đột liên quan đến các nguồn nhiên liệu hóa thạch còn lại ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt khó có khả năng suy giảm.

 

Chúng ta chỉ có hai sự lựa chọn để rút ngắn giai đoạn chuyển giao giữa Kỷ nguyên Dầu mỏ và Kỷ nguyên Năng lượng thay thế là: tăng tốc quá trình nghiên cứu, sản xuất các loại năng lượng thay thế và giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thông qua việc điều chỉnh cách sinh hoạt và sản xuất. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì không hề đơn giản.

 

Khai Tâm(Theo Foreign Policy)

 
Kỳ 1: Thế giới hậu kỷ nguyên dầu mỏ

Đọc thêm

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động