Thế giới trải qua năm 2016 nóng nhất trong lịch sử

Những số liệu mới nhất vừa được công bố chính thức xác nhận 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức tăng nhiệt độ xấp xỉ mục tiêu giới hạn được các nước đặt ra nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Thế giới vừa trải qua tháng 8 nóng nhất trong lịch sử
the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Tắm nắng để... tránh nóng ở Vương quốc Anh

Sát ngưỡng nguy hiểm

Ngày 5/1/2017, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2 độ C, ở mức 14,8 độ C, tức là cao hơn 1,3 độ C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp thì con số 1,3 độ C được xem là đã sát ngưỡng nguy hiểm.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
2016 là năm nóng nhất trong lịch sử. (Nguồn: Emaze)

Theo Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus, ngoài nguyên nhân từ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính được xả vào bầu khí quyển do hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, nhiệt độ Trái Đất năm 2016 cũng chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Nino tại Thái Bình Dương.

Bắc Cực là khu vực chứng kiến sự tăng nhiệt độ rõ nét nhất trong năm 2016, trong khi nhiều khu vực khác trên Trái Đất, như các vùng thuộc châu Phi và châu Á, cũng hứng chịu nền nhiệt cao bất thường. Trong khi một số vùng thuộc Nam Mỹ và Nam Cực lại có nhiệt độ thấp hơn giai đoạn trước đó. Chỉ riêng trong tháng 2/2016, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng cao trong năm qua được cho là nguyên nhân gây ra cháy rừng, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus cho biết cơ quan này có thể đưa ra những dữ liệu sớm nhất về nhiệt độ năm 2016 bằng cách tổng hợp kết quả quan sát từ các trạm theo dõi nhiệt độ và dữ liệu vệ tinh vốn được dùng để dự báo thời tiết. Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc, cơ quan phụ trách chính về theo dõi nhiệt độ toàn cầu, thường công bố kết quả nghiên cứu chậm hơn vài tuần vì phải tổng hợp số liệu đo đạc từ các nguồn khác như tàu, phao và khí cầu khí tượng. Kết quả nghiên cứu của hai cơ quan này được dự báo là "khá tương đồng" mặc dù có thời điểm công bố khác nhau.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ giữ hơi nóng của ánh Mặt Trời bên trong bầu khí quyển, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi.

Biến đổi khí hậu đã và đang làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất khiến các hệ sinh thái bị phá hủy, làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm…

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
Người dân tắm biển ở Brighton, hạt Đông Sussex, Vương quốc Anh. Đây cũng là hình ảnh thường thấy của người dân Anh trong những ngày nắng nóng. (Nguồn: PA)

Biến đổi khí hậu làm mất đa dạng sinh học khi nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Không chỉ có vậy, tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của con người. Vì khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của con người cũng mất đi.

Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra chiến tranh và xung đột. Có thể thấy, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến lương thực và nước ngọt đang ngày càng khan hiếm, đất đai cũng dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng. Đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Điển hình cho hiện tượng này là ở cuộc xung đột ở Darfur (Sudan), xảy ra trong một đợt hạn hán kéo dài. Suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây thiệt hại về kinh tế. Chính phủ các nước phải đối mặt với việc các cơn bão và lũ lớn làm mùa màng thất thu, gây thiệt hại hàng tỷ USD và để dọn dẹp đống đổ nát, khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền lớn. Trong khi đó, lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp bị giảm sút đáng kể. Những thiệt hại về kinh tế cũng ảnh hưởng đến đời sống người dân khi người dân phải chịu giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. LHQ từng cảnh báo, nhiệt độ gia tăng do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
Biến đổi khí hậu đã khiến cho tỉnh Sindh (Pakistan) phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng, tạo ra các vết nứt rộng trên đất khô cằn đến nỗi khiến cây cối không thể mọc. (Ảnh: Rizwan Dharejo)

Biến đổi khí hậu còn gây ra dịch bệnh, đe dọa mạng sống con người. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vật truyền nhiễm như muỗi, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền bệnh gây nguy hại đến sức khỏe con người. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra báo cáo cho biết các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150.000 người thiệt mạng do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Theo ước tính của LHQ, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống do biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, nắng nóng gay gắt, các núi băng và sông băng thu hẹp, mực nước biển dâng cao… Việc nhiều người phải rời bỏ nơi sinh sống sẽ kéo theo tình trạng di cư cao, ảnh hưởng đến an ninh của các quốc gia. 

Tóm lại, việc ứng phó với các tác động do biến đổi khí hậu gây ra đang trở thành thách thức mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, việc hợp tác giữa các nước để hạn chế sự thay đổi của thời tiết cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống con người phải được xem là ưu tiên hàng đầu.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lũ lụt ở miền Bắc nước Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng, sự thay đổi lượng mưa và lượng nước ngầm là nguyên nhân gây ra lũ lụt ngày ...

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Những bức ảnh môi trường ấn tượng năm 2016 của Reuters

Những bức ảnh tuyệt đẹp và vô cùng ấn tượng về môi trường được Reuters giới thiệu với bạn đọc.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Biến đổi khí hậu nghiêm trọng đến mức nào?

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất và tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày ...

Hàn Giang (theo The Conversation, 9news.au)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động