Những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong năm 2016

Năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi từ sự “trị vì” của những nhà lãnh đạo nữ. Thay vì chỉ tập trung vào “xây tổ ấm”, phụ nữ ngày nay đã tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực mà trước nay chỉ có nam giới thống trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016 Thủ tướng Đức cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ
nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016 Thủ tướng Anh sẽ công bố chiến lược đàm phán với EU

“Bà đầm thép” của nước Đức - Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel - người phụ nữ duy nhất đứng trong top 5 danh sách Những nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau Tổng thống Nga Vladimir Putin và tân chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump, và đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng Những phụ nữ quyền năng nhất địa cầu do Tạp chí Forbes bầu chọn trong năm 2016.

Bà Merkel đã tuyên bố tái tranh cử Thủ tướng Đức vào năm 2017. Nhiều khả năng bà sẽ tiếp tục lãnh đạo quốc gia trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) thêm 1 nhiệm kỳ 4 năm nữa. Ở tuổi 62, Angela Merkel được coi là niềm hy vọng cuối cùng tượng trưng cho sức mạnh tự do phương Tây trong bối cảnh phong trào chính trị dân túy trỗi dậy ở khắp nơi.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: Politico)

Đây là vị trí hoàn toàn xứng đáng khi năm 2016, bà Merkel đã kiên cường dẫn dắt nước Đức qua cuộc suy thoái nhờ các gói kích thích kinh tế và các gói trợ cấp nhiều công ty giúp cắt giảm giờ làm cho người lao động… Bên cạnh đó, bà cũng tham gia vào quá trình triệt tiêu mối đe dọa khủng bố mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - có thể coi là cội nguồn của khủng hoảng nhập cư vào EU, bằng các hành động quân sự như cung cấp vũ khí và hỗ trợ huấn luyện cho các chiến binh người Kurd chống IS ở Iraq… Đó là một trong những quyết định quân sự làm nên “bà đầm thép” lừng danh của nước Đức.

Người phụ nữ nhiều ảnh hưởng của Mỹ - Hillary Clinton

Mặc dù không giành được chiến thắng, song vị trí nữ “vận động viên” đáng gờm nhất nước Mỹ vẫn lọt vào tay cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, bởi bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất (tính đến nay) đại diện một chính đảng (Dân chủ) tham gia tranh cử cho vị trí chủ nhân Nhà Trắng. Cuộc chạy đua với sự góp mặt của Hillary Clinton và tân Tổng thống Donald Trump đã trở thành sự kiện gây tốn giấy mực nhất của báo giới quốc tế trong năm 2016.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016
Bà Hillary Clinton. (Nguồn: Reuters)

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, bà Clinton không còn tên trong danh sách Những nhân vật quyền lực nhất thế giới do Forbes bầu chọn và đăng tải hồi cuối năm 2016, song không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của người phụ nữ 69 tuổi này tới chính trường Mỹ và toàn cầu. Với những chính sách ngoại giao trong thời hoạt động dưới cương vị lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 6/2016, Forbes đã đưa Hillary Clinton vào vị trí thứ 2 trong danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong năm.

“Quân át chủ bài” của Fed - Janet Yellen

Nữ Chủ tịch đương nhiệm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đứng vị trí thứ 6 trong top 10 nhân vật quyền năng nhất thế giới. Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2014, là lãnh đạo nữ đầu tiên của Fed là nữ giới, bà Yellen đã liên tục thể hiện sức mạnh của mình với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế Mỹ.

Giới phân tích nhận định, người phụ nữ 70 tuổi này gây ảnh hưởng lớn chưa từng có đối với chính sách tiền tệ của Mỹ trong suốt thời gian tại nhiệm. Fed đã rất kiềm chế việc tăng lãi suất, theo đó mới tăng 2 lần kể từ khi bà Yellen nhậm chức Chủ tịch thứ 15 của Cục.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016
Chủ tịch Fed Janet Yellen. (Nguồn: Reuters)

Gần đây, dưới sự lãnh đạo của Jenet Yellen, Fed đã phát đi tín hiệu về việc nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang khỏe mạnh và sẽ có phần tăng trưởng hơn nữa trong tương lai.

Tuy chỉ “mang danh” là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, song trên thực tế, Fed lại là một trong những định chế tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Những quyết sách về lãi suất của Fed không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế nội địa mà còn tác động tới nhiều quốc gia trên toàn cầu. Nắm trong tay quyền lực điều khiển “cỗ máy” có khả năng xoay chuyển tài chính thế giới như vậy, việc xếp người phụ nữ này vào danh sách những người đàn bà quyền năng nhất thế giới là hoàn toàn xứng đáng.

“Tay hòm chìa khóa” của IMF - Christine Lagarde

Bà Christine Lagarde, 60 tuổi được tạp chí Forbes xếp hạng thứ 26 trong danh sách Những nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2016 và xếp thứ 6 trong danh sách dành riêng cho những nữ lãnh đạo quyền năng năm nay. Bà được biết đến là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đến nay giữ vị trí “tay hòm chìa khóa” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà Lagarde được chọn vào vị trí lãnh đạo IMF từ tháng 5/2011 và mới đây đã tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 vào tháng 2/2016, bà cũng là đề cử duy nhất cho vị trí này. Điều đó cho thấy, trong thời gian đương nhiệm tại vị trí lãnh đạo IMF, bà Lagarde đã dẫn dắt có hiệu quả tổ chức “cố vấn kinh tế” của 188 quốc gia.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016
Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde. (Nguồn: DPG)

Thực tế, bà đã gặp phải khó khăn ngay từ những ngày đầu bắt tay vào tiếp quản vị trí từ người tiền nhiệm John Lipsky, bởi 2011 là năm nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Trong năm 2014 khi gần kết thúc nhiệm kỳ 5 năm lần thứ nhất của mình, bà đã được Forbes xếp hạng 5 trong danh sách Những phụ nữ quyền năng nhất thế giới. Cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Timothy F.Geithner từng ca ngợi người phụ nữ này là nhà lãnh đạo vô giá, không thể thiếu đối với IMF trong thời điểm quan trọng với kinh tế toàn cầu. Trong tương lai, bà sẽ còn phải làm nhiều hơn nữa để giữ vững vai trò và hoạt động của IMF, đặc biệt, sau cuộc “ly hôn” không mong muốn của Anh và EU; bảo đảm phục hồi kinh tế ổn định cho lục địa già, nhất là tại Hy Lạp…

“Nữ hiệp sĩ” mới của Vương quốc Anh - Theresa May

Sau khi đắc cử Thủ tướng Anh, chỉ trong vòng 5 tháng, bà Theresa May đã nhanh chóng đạt vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng Những nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2016.

Là người kế nhiệm cựu Thủ tướng Anh David Cameron, từ chức sau “cơn giông tố” Brexit gây chấn động thế giới, người phụ nữ 51 tuổi này đã và đang dùng sự kiên định của mình để lèo lái “con thuyền nước Anh” cập bến an toàn. Nữ Thủ tướng Anh ý thức được những hậu quả kinh tế của cuộc “ly hôn” và đã chứng tỏ nỗ lực trong việc thương thuyết tiếp cận thị trường ở một mức độ với kỳ vọng giới đầu tư có thể trì hoãn quyết định chuyển trụ sở hoặc tìm kiếm địa chỉ đầu tư khác ngoài Anh.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: Getty Images)

Washington vừa xác nhận Thủ tướng Anh Theresa May sẽ trở thành nguyên thủ nước ngoài đầu tiên hội kiến tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Việc ông Donal Trump quyết định gặp bà May trước hết cho thấy nước Mỹ dưới quyền Tổng thống mới muốn nối lại quan hệ dưới thời Reagan - Thatcher.

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016 Fed lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ 2017

Thị trường việc làm nhộn nhịp, sức ép giá cả tăng trong khi hoạt động kinh doanh khởi sắc là những dấu hiệu cho thấy ...

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016 Tổng Giám đốc IMF có phạm tội không?

Bị triệu ra hầu tòa, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - bà Christine Lagarde đang đối mặt với các cáo buộc ...

nhung nguoi phu nu quyen luc nhat the gioi trong nam 2016 Bà Clinton kêu gọi người dân Mỹ hướng tới tương lai

Ngày 9/11, bà Hillary Clinton bày tỏ hy vọng về một giai đoạn chuyển giao quyền lực thuận lợi sau khi ông Donald Trump đắc ...

PV. (theo daibieunhandan.vn)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động