Thế giới trải qua năm 2016 nóng nhất trong lịch sử

Những số liệu mới nhất vừa được công bố chính thức xác nhận 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức tăng nhiệt độ xấp xỉ mục tiêu giới hạn được các nước đặt ra nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Thế giới vừa trải qua tháng 8 nóng nhất trong lịch sử
the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Tắm nắng để... tránh nóng ở Vương quốc Anh

Sát ngưỡng nguy hiểm

Ngày 5/1/2017, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2016 đã vượt qua năm 2015 để thiết lập kỷ lục là năm nóng nhất kể từ khi nhân loại bắt đầu lưu giữ các hồ sơ đáng tin cậy về nền nhiệt trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất năm 2016 cao hơn năm 2015 khoảng 0,2 độ C, ở mức 14,8 độ C, tức là cao hơn 1,3 độ C so với giai đoạn trước cuộc Cách mạng công nghiệp. So với thỏa thuận chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris năm 2015 với đề xuất hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp thì con số 1,3 độ C được xem là đã sát ngưỡng nguy hiểm.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
2016 là năm nóng nhất trong lịch sử. (Nguồn: Emaze)

Theo Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus, ngoài nguyên nhân từ các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính được xả vào bầu khí quyển do hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, nhiệt độ Trái Đất năm 2016 cũng chịu tác động của hiện tượng thời tiết El Nino tại Thái Bình Dương.

Bắc Cực là khu vực chứng kiến sự tăng nhiệt độ rõ nét nhất trong năm 2016, trong khi nhiều khu vực khác trên Trái Đất, như các vùng thuộc châu Phi và châu Á, cũng hứng chịu nền nhiệt cao bất thường. Trong khi một số vùng thuộc Nam Mỹ và Nam Cực lại có nhiệt độ thấp hơn giai đoạn trước đó. Chỉ riêng trong tháng 2/2016, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng cao trong năm qua được cho là nguyên nhân gây ra cháy rừng, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus cho biết cơ quan này có thể đưa ra những dữ liệu sớm nhất về nhiệt độ năm 2016 bằng cách tổng hợp kết quả quan sát từ các trạm theo dõi nhiệt độ và dữ liệu vệ tinh vốn được dùng để dự báo thời tiết. Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc, cơ quan phụ trách chính về theo dõi nhiệt độ toàn cầu, thường công bố kết quả nghiên cứu chậm hơn vài tuần vì phải tổng hợp số liệu đo đạc từ các nguồn khác như tàu, phao và khí cầu khí tượng. Kết quả nghiên cứu của hai cơ quan này được dự báo là "khá tương đồng" mặc dù có thời điểm công bố khác nhau.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ giữ hơi nóng của ánh Mặt Trời bên trong bầu khí quyển, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi.

Biến đổi khí hậu đã và đang làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất khiến các hệ sinh thái bị phá hủy, làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm…

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
Người dân tắm biển ở Brighton, hạt Đông Sussex, Vương quốc Anh. Đây cũng là hình ảnh thường thấy của người dân Anh trong những ngày nắng nóng. (Nguồn: PA)

Biến đổi khí hậu làm mất đa dạng sinh học khi nhiệt độ Trái Đất tăng cao khiến các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Không chỉ có vậy, tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của con người. Vì khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của con người cũng mất đi.

Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra chiến tranh và xung đột. Có thể thấy, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến lương thực và nước ngọt đang ngày càng khan hiếm, đất đai cũng dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng. Đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Điển hình cho hiện tượng này là ở cuộc xung đột ở Darfur (Sudan), xảy ra trong một đợt hạn hán kéo dài. Suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây thiệt hại về kinh tế. Chính phủ các nước phải đối mặt với việc các cơn bão và lũ lớn làm mùa màng thất thu, gây thiệt hại hàng tỷ USD và để dọn dẹp đống đổ nát, khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền lớn. Trong khi đó, lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp bị giảm sút đáng kể. Những thiệt hại về kinh tế cũng ảnh hưởng đến đời sống người dân khi người dân phải chịu giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. LHQ từng cảnh báo, nhiệt độ gia tăng do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su
Biến đổi khí hậu đã khiến cho tỉnh Sindh (Pakistan) phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng, tạo ra các vết nứt rộng trên đất khô cằn đến nỗi khiến cây cối không thể mọc. (Ảnh: Rizwan Dharejo)

Biến đổi khí hậu còn gây ra dịch bệnh, đe dọa mạng sống con người. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vật truyền nhiễm như muỗi, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền bệnh gây nguy hại đến sức khỏe con người. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra báo cáo cho biết các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150.000 người thiệt mạng do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Theo ước tính của LHQ, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống do biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, nắng nóng gay gắt, các núi băng và sông băng thu hẹp, mực nước biển dâng cao… Việc nhiều người phải rời bỏ nơi sinh sống sẽ kéo theo tình trạng di cư cao, ảnh hưởng đến an ninh của các quốc gia. 

Tóm lại, việc ứng phó với các tác động do biến đổi khí hậu gây ra đang trở thành thách thức mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, việc hợp tác giữa các nước để hạn chế sự thay đổi của thời tiết cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống con người phải được xem là ưu tiên hàng đầu.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ lũ lụt ở miền Bắc nước Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng, sự thay đổi lượng mưa và lượng nước ngầm là nguyên nhân gây ra lũ lụt ngày ...

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Những bức ảnh môi trường ấn tượng năm 2016 của Reuters

Những bức ảnh tuyệt đẹp và vô cùng ấn tượng về môi trường được Reuters giới thiệu với bạn đọc.

the gioi trai qua nam 2016 nong nhat trong lich su Biến đổi khí hậu nghiêm trọng đến mức nào?

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên Trái Đất và tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày ...

Hàn Giang (theo The Conversation, 9news.au)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Bộ trưởng Năng lượng Moldova tuyên bố, nước này sẽ không cản trở việc cung cấp khí đốt của Nga tới khu vực ly khai Transnistria.
Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Ngoài sự nghiệp đấu bóng chuyền, Nguyễn Thu Hoài đang theo học ngành kinh tế và còn mở trung tâm dạy tiếng Anh.
Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Tôi muốn hỏi phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024 là bao nhiêu? – Độc giả Ngân Linh
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động