Thế khó của CSTO

Phan Quân
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Các diễn biến thời gian qua cho thấy Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đang đối mặt với nhiều thách thức ở cả trong và ngoài khối.
Thái độ của Kyrgyzstan và Armenia về tập trận chung của CSTO cho thấy một số thay đổi đáng chú ý. (Nguồn: Twitter)
Thái độ của Kyrgyzstan và Armenia về tập trận chung của CSTO cho thấy một số thay đổi đáng chú ý. (Nguồn: Twitter)

Ngày 9/10, Kyrgyzstan thông báo đã đơn phương hủy bỏ cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu chung của CSTO, dự kiến diễn ra 1 ngày sau đó tại nước này, song không nêu rõ lý do.

Trước đó, cuối tháng 9, Armenia, một thành viên khác của CSTO từ chối tham gia cuộc tập trận mang tên “Tình anh em bền vững 2022” nêu trên.

Ngay sau đó, ngày 29/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Armenia có quyền không dự tập trận. Song việc hai nước thành viên CSTO bất ngờ bỏ tập trận chung của khối chỉ trong thời gian ngắn đã để lại một số điểm đáng chú ý.

Vậy đâu là lý do đằng sau câu chuyện này?

Năm 2022 đầy thách thức

Trước hết, năm 2022 không phải quãng thời gian dễ dàng cho CSTO. Cụ thể, 4/6 nước thành viên của khối đã vướng vào xung đột, trong đó có xung đột giữa hai nước thành viên, Kyrgyzstan và Tajikistan. Armenia và Azerbaijan tiếp tục đụng độ quân sự giữa tháng Chín, trong khi xung đột Nga-Ukraine vẫn là bài toán nan giải. Những ngày đầu tháng Giêng, Kazakhstan cũng đối mặt hàng loạt cuộc bạo loạn, khiến 227 người thiệt mạng. Trong khi đó, Belarus gần đây đã tỏ ra cảnh giác trước nguy cơ xung đột Nga-Ukraine có thể lan sang lãnh thổ mình.

Quan trọng hơn, đó là phản ứng của CSTO trước các sự kiện này. Là tổ chức an ninh khu vực, CSTO được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo an ninh cho nước thành viên, ít nhất là trong nội bộ khối. Tuy nhiên, phản ứng của CSTO từ đầu năm 2022 tính đến nay dường như chưa khiến Armenia và Kyrgyzstan thuyết phục.

Đáng chú ý, một số phương tiện truyền thông và quan chức của Yerevan, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan, đã bày tỏ quan ngại trước lập trường của CSTO trước xung đột giữa nước này và Azerbaijan giữa tháng 9 vừa qua. Dư luận nước này cho rằng khối đã không hành động đủ: Thay vì cử Lực lượng Phản ứng Nhanh Tập thể tới để lập lại hòa bình hay kích hoạt Điều 4 về tự vệ tập thể, CSTO chỉ điều một phái bộ đến theo dõi, giám sát biên giới Nagorno-Karabakh.

Tương tự, đụng độ quân sự giữa Kyrgyzstan-Tajikistan là xung đột nghiêm trọng nhất tại Trung Á kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, khiến 62 người thiệt mạng, 198 người bị thương. Kyrgyzstan chỉ trích Tajikistan đã “gây chiến”, còn Dushanbe nói Bishkek mới là bên gây hấn và vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Tuy nhiên, CSTO chỉ bày tỏ thái độ quan ngại và nhấn mạnh sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải. Trước đó, ngay cả khi lực lượng của Kyrgyzstan và Tajikistan đụng độ hồi tháng 4/2021, cùng lúc diễn ra Thượng đỉnh CSTO tại Dushanbe, tổ chức này cũng không đề cập các giao tranh cách đó chỉ 300 km.

Ít lâu sau khi đơn phương hủy tập trận, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kyrgyzstan Edil Baisalov đã nói Bishkek “không có vấn đề gì với tổ chức (CSTO)”, song nhấn mạnh rằng đất nước Trung Á này “chưa nguôi ngoai” sau những gì diễn ra ở biên giới.

Bài toán từ bên ngoài

Thêm vào đó, Trung Á giờ đây đang chứng kiến tầm ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc và nhận được sự quan tâm nhất định từ Mỹ.

Thực tế cho thấy mặc dù vẫn duy trì quan hệ an ninh - quốc phòng chặt chẽ với Nga và CSTO, song một số nước Trung Á không còn coi Nga là đối tác số 1 trong lĩnh vực kinh tế.

Đơn cử là Kazakhstan. Mặc dù có 1/3 dân số gốc Nga và có mối quan hệ chặt chẽ với Moscow, song giờ đây Nur Sultan lại coi Bắc Kinh là đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất. Kazakhstan chủ trương thu hút đầu tư từ Trung Quốc để phát triển kinh tế. Đổi lại, Trung Quốc đặc biệt coi trọng vị trí địa lý và nguồn tài nguyên dồi dào của Kazakhstan.

Trong bối cảnh đó, hợp tác kinh tế Trung Quốc-Kazakhstan đã “nở rộ” thời gian qua: Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 là 18,2 tỷ USD, chiếm tới 25% tổng kim ngạch thương mại Kazakhstan. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đã là 11,26 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Với cam kết của lãnh đạo hai nước trong cuộc gặp tháng 9/2022, hợp tác kinh tế song phương chắc chắn sẽ không dừng lại tại đây.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang hiện diện thường xuyên hơn tại Trung Á, khu vực thường được coi là thuộc tầm ảnh hưởng của Nga. Chỉ ít lâu sau khi xung đột Armenia-Azerbaijan bùng phát trở lại, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã thăm Yerevan và bày tỏ rõ lập trường đứng về phía Armenia.

Ít lâu sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tiếp người đồng cấp Suren Papikyan để thảo luận về xung đột này. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng điện đàm ba bên với người đồng cấp Armenia và Azerbaijan với nội dung tương tự.

Tầm ảnh hưởng về kinh tế từ Trung Quốc, sự quan tâm mới của Mỹ tại Trung Á, cùng thái độ “lạ” của một số nước thành viên chắc chắn là tín hiệu đáng ngại mà CSTO nói chung, Nga nói riêng khó có thể bỏ qua.

Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU

Lợi ích và thái độ khác nhau giữa các quốc gia châu Âu khiến việc đạt được một lập trường thống nhất về trừng phạt ...

Kyrgyzstan hủy tập trận chung của CSTO ngay trước ngày khai mạc

Kyrgyzstan hủy tập trận chung của CSTO ngay trước ngày khai mạc

Ngày 9/10, Kyrgyzstan đã đơn phương hủy bỏ cuộc tập trận chung giữa 6 nước Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) ngay ...

Nga: Armenia có quyền không tham gia tập trận của CSTO

Nga: Armenia có quyền không tham gia tập trận của CSTO

Nga đã lên tiếng sau khi Armenia không tham gia tập trận của CSTO, đối với một số ý kiến từ Yerevan chỉ trích tổ ...

Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga có thể là lựa chọn thay thế F-16 của Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga có thể là lựa chọn thay thế F-16 của Mỹ

Khi được hỏi về trường hợp không đạt được thỏa thuận mua F-16 của Mỹ, người đứng đầu cơ quan công nghiệp quốc phòng Thổ ...

Tình hình Armenia-Azerbaijan: CSTO vào cuộc, Mỹ nói lệnh ngừng bắn dưới sự giúp đỡ của Nga 'gần như bị phá vỡ ngay lập tức'

Tình hình Armenia-Azerbaijan: CSTO vào cuộc, Mỹ nói lệnh ngừng bắn dưới sự giúp đỡ của Nga 'gần như bị phá vỡ ngay lập tức'

Ngày 13/9, các lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đã nhất trí cử một phái đoàn tới Armenia, trong ...

Đọc thêm

Nhật Bản thử nghiệm giao hàng bằng máy bay không người lái

Nhật Bản thử nghiệm giao hàng bằng máy bay không người lái

Baoquocte.vn. Giao hàng bằng máy bay không người lái (drone) tới tận cửa nhà khách hàng sắp trở thành hiện thực tại Nhật Bản.
Năm Du lịch quốc gia 2023 chính thức khai mạc, góp phần đẩy nhanh phục hồi du lịch Việt Nam

Năm Du lịch quốc gia 2023 chính thức khai mạc, góp phần đẩy nhanh phục hồi du lịch Việt Nam

Baoquocte.vn. Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định chủ trương của Đảng là phát triển kinh tế phải hài hòa ...
Thưởng lãm 75 bức tranh tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của hoa Sen

Thưởng lãm 75 bức tranh tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của hoa Sen

Baoquocte.vn. Tối 25/3 đã diễn ra Triển lãm nghệ thuật 'Sen Việt 2023-Vẻ đẹp thuần khiết', giới thiệu 75 bức tranh Sen của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
Cả nước tiết kiệm hơn 555 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2023

Cả nước tiết kiệm hơn 555 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2023

Baoquocte.vn. Tại Việt Nam, chiến dịch Giờ Trái đất đã tạo sự chuyển biến rất lớn về nhận thức cũng như trong hành động của người dân trong việc sử dụng ...
Giá xăng dầu hôm nay 26/3: Hồi phục sau 1 tuần 'hụt hơi'

Giá xăng dầu hôm nay 26/3: Hồi phục sau 1 tuần 'hụt hơi'

Baoquocte.vn. Giá xăng dầu hôm nay 26/3, tuần này dầu thế giới đã trải nghiệm một tuần tăng sau khi bị 'hụt hơi' ở tuần trước.
Thua đậm U23 UAE ở trận thứ hai liên tiếp, HLV Philippe Troussier vẫn ghi nhận sự tiến bộ của các học trò

Thua đậm U23 UAE ở trận thứ hai liên tiếp, HLV Philippe Troussier vẫn ghi nhận sự tiến bộ của các học trò

Baoquocte.vn. Phát biểu sau trận thua đậm U23 UAE 0-4 ở lượt thứ 2 Giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023, HLV Philippe Troussier vẫn hài lòng với sự thể ...
New Zealand nêu quan ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Đài Loan

New Zealand nêu quan ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Đài Loan

Baoquocte.vn. New Zealand cũng lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Hungary 'phát ngán' với chỉ trích của phương Tây, 'lừng khừng' chuyện Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Hungary 'phát ngán' với chỉ trích của phương Tây, 'lừng khừng' chuyện Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Baoquocte.vn. Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó lý giải việc Budapest chưa bỏ phiếu về việc có cho phép Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
Lý do Tổng thống Brazil hoãn chuyến thăm Trung Quốc

Lý do Tổng thống Brazil hoãn chuyến thăm Trung Quốc

Baoquocte.vn. Tổng thống Brazil Inacio Lula da Silva được khuyến nghị 'hoãn chuyến thăm Trung Quốc cho đến khi chu kỳ lây nhiễm virus chấm dứt'.
Chuyên gia: Mỹ sẽ mất Trung Đông do chính sách của Tổng thống Biden

Chuyên gia: Mỹ sẽ mất Trung Đông do chính sách của Tổng thống Biden

Baoquocte.vn. Nhà nghiên cứu Brandon Weichert tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Á-Âu bày tỏ quan điểm cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ sớm kiểm soát khu vực Trung Đông.
Vụ cháy rừng đầu tiên trong năm gây thiệt hại nặng nề cho Tây Ban Nha

Vụ cháy rừng đầu tiên trong năm gây thiệt hại nặng nề cho Tây Ban Nha

Baoquocte.vn. Vụ cháy rừng đầu tiên trong năm nay ở Tây Ban Nha đã lan rộng tại khu vực Valencia ở miền Đông, phá hủy hơn 3.000 ha rừng.
Nhật Bản lên kế hoạch nâng cấp tàu khu trục, trang bị tên lửa hiện đại

Nhật Bản lên kế hoạch nâng cấp tàu khu trục, trang bị tên lửa hiện đại

Baoquocte.vn. Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp tất cả 8 tàu khu trục Aegis của nước này trong tài khóa 2027 để chúng có thể được lắp đặt tên lửa hành trình Tomahawk ...
Thuế tối thiểu là việc đại sự toàn cầu

Thuế tối thiểu là việc đại sự toàn cầu

Baoquocte.vn. Việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra nhiều thách thức đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư.
Phía sau cái kết chóng vánh của SVB

Phía sau cái kết chóng vánh của SVB

Baoquocte.vn. SVB trở thành ngân hàng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đạo luật Giảm lạm phát Mỹ: Kỳ vọng và thận trọng

Đạo luật Giảm lạm phát Mỹ: Kỳ vọng và thận trọng

Baoquocte.vn. Được xứ cờ hoa coi là một bước ngoặt mới về chính sách, song Đạo luật Giảm lạm phát phải đối mặt với thái độ thận trọng từ các đồng minh, đối tác của Mỹ.
Những nữ lãnh đạo truyền cảm hứng

Những nữ lãnh đạo truyền cảm hứng

Baoquocte.vn. Họ là những nhà lãnh đạo không ngại phá vỡ rào cản và mở ra con đường riêng của chính mình, trở thành tấm gương cho thế hệ lãnh đạo phụ nữ tiếp theo.
Hiệp ước New START: Số phận hẩm hiu được đoán trước

Hiệp ước New START: Số phận hẩm hiu được đoán trước

Baoquocte.vn. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) từng được coi là 'tia hy vọng' cuối cùng giúp bình ổn quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Baoquocte.vn. Một năm sau khi bùng phát, xung đột Nga-Ukraine đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống quan hệ quốc tế.
Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran sẽ sớm 'tan thành bọt biển'?

Baoquocte.vn. Báo Arab News của Saudi Arabia mới đây đăng bài viết đánh giá về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran do Trung Quốc làm trung gian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

Baoquocte.vn. Cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Hàn lần này có ý nghĩa quan trọng, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Phiên bản di động