TIN LIÊN QUAN | |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là “trò chơi” không hồi kết | |
Chiến tranh thương mại: Sau Trung Quốc sẽ là ai? |
Thậm chí, Giám đốc chương trình nghiên cứu phát triển và thương mại tại Đại học Hongkong Sheng Liugang đã so sánh ông Trump với Thanos - nhân vật hư cấu của “bom tấn” Avengers, người đã quét sạch một nửa cuộc sống của vũ trụ chỉ bằng một ngón tay.
Hiện tại, thuế quan đang là một trong những vướng mắc còn lại của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Bắc Kinh muốn dỡ bỏ toàn bộ thuế quan sau khi có thỏa thuận, nhưng Washington lại muốn duy trì một phần thuế quan để đảm bảo rằng, thỏa thuận này sẽ được thực thi một cách nghiêm ngặt.
Ngày 5/5, Tổng thống mỹ Donald Trump cho biết sẽ tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ 10% lên 25% vào ngày 10/5. (Nguồn: AP) |
Trước bối cảnh này, các chuyên gia suy đoán, vòng đàm phán mới nhất được tổ chức vào tuần này tại Washington có thể sẽ không diễn ra, hoặc sẽ diễn ra trên cơ sở ít quan trọng hơn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, thương mại toàn cầu có thể chỉ tăng 4% trong năm 2019, so với mức tăng 5,2% của năm 2017. Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ căng thẳng giữa hai bên vẫn sẽ kéo dài, khiến các doanh nghiệp phải tạm gác các kế hoạch mở rộng, theo đó cản trở sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chiến lược gia tiền tệ cao cấp tại Mizuho Bank Ken Cheung Kin-tai cho biết, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục tiếp diễn, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ tăng. Bên cạnh đó, thuế quan cũng đánh trực tiếp vào niềm tin của doanh nghiệp, các công ty dự báo lợi nhuận sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019. “Các nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh tiến độ di dời các nhà máy Trung Quốc sang các nơi khác, chẳng hạn như Đông Nam Á, để giảm thiểu những rủi ro về thuế quan”, ông Ken Cheung Kin-tai nhận định.
Sự bùng nổ lần này của ông Trump cũng cho thấy bản chất không ổn định của mối quan hệ Mỹ - Trung. Trải qua hơn 10 vòng đàm phán căng thẳng, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc cải tổ nền kinh tế, trở nên định hướng thị trường hơn và chấm dứt những hành động sai trái như trộm cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Các cuộc đàm phán gần đây dường như đã giành được những triển vọng tươi sáng. Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi ở châu Á tại ngân hàng Commerzbank của Đức Zhou Hao nói rằng, phản ứng này cho thấy, các thị trường đã tự mãn về triển vọng của một thỏa thuận thương mại.
“Họ đã quá lạc quan về kết quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tôi nghĩ rằng, Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại. Nếu Trung Quốc nhượng bộ, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ dẫn đến những sự nhượng bộ tiếp theo”, ông Zhou Hao nói.
Có một cảm giác chung rằng, Trung Quốc sẽ sẵn sàng từ bỏ một thỏa thuận nếu Mỹ quá hiếu chiến trong việc đưa ra các điều khoản khó khăn. Giống như hành động cách đây một năm, Bắc Kinh có thể sẵn sàng từ bỏ nếu Mỹ áp dụng chiến thuật đàm phán mà họ không đồng ý.
Theo chiến lược gia thị trường châu Á - Thái Bình Dương Morgan Asset Management, cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang sẽ là tác nhân thúc đẩy sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư có cơ sở để lo lắng một cách chính đáng về mối đe dọa kéo dài của cuộc chiến thương mại đè nặng lên kinh tế toàn cầu.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là “trò chơi” không hồi kết Hầu như mỗi ngày đều có những tin tức "an ủi" về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Họ đang nói chuyện với nhau! ... |
Tin từ Mỹ-Latinh: Mexico trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ Theo thông tin của Báo TG&VN từ Mexico, trong hai tháng đầu năm 2019, Mexico lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ... |
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt Kết quả khảo sát 13 nhà phân tích do hãng tin AFP thực hiện cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt trong ... |