TIN LIÊN QUAN | |
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi trao tiền quyên góp của kiều bào ủng hộ phòng, chống Covid-19 | |
Hơn 100 công dân bị kẹt do Covid-19 từ Indonesia đã được đưa về nước |
Mùa Xuân năm 1077 diễn ra trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt của quân dân Đại Việt do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy. |
Lịch sử Việt Nam có một đặc điểm rất nổi bật, đó là lịch sử của một dân tộc anh hùng, bất khuất, kiên cường, đoàn kết để đấu tranh, chiến thắng ngoại xâm.
Một điều thú vị là suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đó của dân tộc ta, nhiều khúc khải hoàn ca đã vang lên trong mùa Xuân.
Những mùa Xuân trong lịch sử
Mùa Xuân năm 1077, trên dòng sông Như Nguyệt, quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân xâm lược nhà Tống, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II.
Cũng trong chiến thắng này, bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà" như là bản tuyên ngôn đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam ra đời.
Tiếp đến là ba mùa Xuân chiến thắng ba lần quân xâm lược Mông Nguyên của nhà Trần. Đó là các trận Đông Bộ Đầu (ngày 29/1/1258), trận Vạn Kiếp (tháng 2/1285), và trận trên sông Bạch Đằng (ngày 9/4/1288) đã chấm dứt hoàn toàn sự dòm ngó Đại Việt của nhà Nguyên. Từ đó, mỗi lần nghe đến "Hào khí Đông A" của quân và dân nhà Trần, kẻ thù nào cũng hồn xiêu phách lạc.
Mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, chỉ vỏn vẹn trong vòng 5 ngày đêm (từ đêm 30 Tết đến sáng mồng 5 Tết), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử đã quét sạch 20 vạn tên xâm lược Mãn Thanh ra khỏi kinh đô Thăng Long.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, trong vòng 5 ngày (từ ngày 26 đến 30/4/1975), toàn miền Nam đã đứng dậy trong cuộc Tổng tiến công vĩ đại, đánh vào sào huyệt của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Gần đây nhất, mùa Xuân năm 1979, quân và dân ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã đoàn kết, anh dũng phản kháng kịp thời đẩy lùi sự xâm lược của hơn nửa triệu lính bành trướng phương Bắc ngang nhiên xâm phạm bờ cõi nước ta.
Trước lưỡi gươm, họng súng quân thù, lịch sử đã chứng minh rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh).
Đại thắng Xuân Canh Tý 2020
Xuân Canh Tý năm nay, cả thế giới bị sốc bởi sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19. Trong vòng 3 tháng mùa Xuân, đại dịch Covid-19 đã có mặt ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người dân vô tội.
Sớm xác định phương châm "chống dịch như chống giặc", Chính phủ, chính quyền nhân dân các cấp và nhân dân cả nước đã đồng lòng chung tay diệt Covid-19.
Sau 3 tháng đoàn kết, dốc lòng đối phó với đại dịch Covid-19, cả nước chỉ có 270 ca nhiễm bệnh (đã chữa khỏi 225 ca), thật tuyệt vời là không có ca nào tử vong.
Đến sáng ngày 27/4, đã 11 ngày cả nước không xuất hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Việt Nam hầu như đã nắm chắc chiến thắng giặc Covid-19 trong tay.
Trước hết, đây là thắng lợi của sự nhất trí giữa ý Đảng và lòng dân. Đài phát thanh quốc gia Hoa Kỳ (NPR) ngày 16/4 dẫn lời ông John MacArthur (Giám đốc Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ tại Thái Lan) nhấn mạnh rằng: "Việt Nam đã có cam kết chính trị từ sớm ở cấp cao nhất. Quyết tâm chính trị được triển khai nhất quán từ cấp trung ương xuống địa phương".
Thắng lợi này đã chứng minh cho sức mạnh vô địch của sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc. Ông Jean-Noël Poirier, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam, vừa được điều trị khỏi Covid-19 tại Hà Nội, đã có bài viết ca ngợi tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trên tạp chí Causeur: “Một dân tộc gắn bó, kỷ luật - và khi được lãnh đạo tốt - sẽ luôn chiến thắng một đám đông các cá nhân mạnh ai nấy làm”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng ghi nhận rằng Việt Nam đã “đạt kết quả phi thường” trong phòng chống đại dịch Covid-19.
Ảnh chụp bài báo trên tạp chí Causeur ca ngợi tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam do cựu Đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier viết. |
Thắng lợi này ghi nhận cho sự hy sinh của hàng vạn chiến sỹ áo trắng, áo xanh; những cán bộ, công chức, viên chức… đã không quản ngày đêm gian khó, hy sinh những lợi ích riêng tư xung phong lên tuyến đầu chống giặc; ghi nhận cho những “mạnh thường quân” tự nguyện đóng góp công sức, tiền bạc, ngày công… để có những “ATM gạo”, “ATM mỳ tôm”… giúp đỡ dân nghèo vượt qua những ngày khốn khó, đói khổ vì Covid-19.
Và hơn hết, thắng lợi này đã đem lại cho Việt Nam một hình ảnh mới trên trường quốc tế. Các hãng thông tấn lớn trên thế giới như Reuters, CNN, New York Times, ABC, BBC… những ngày qua đã đồng loạt ca ngợi sự kỳ diệu của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19.
Báo Le Monde (Pháp) ngày 20/4 dành hẳn một bài viết với nhan đề “Cuộc tổng tiến công mùa Xuân thành công của Việt Nam chống lại Covid-19” ca ngợi sự thành công kỳ diệu của Việt Nam.
Chiến thắng Covid-19 một lần nữa minh chứng cho sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước bất kỳ mối hiểm nguy nào, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ chịu lùi bước, như trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Lý giải về thành công và cả thất bại của Đông Nam Á trong phòng chống đại dịch Covid-19 TGVN. Không nên chê trách một Chính phủ nào trong thời khắc dịch Covid-19, tuy nhiên cần nhìn nhận cách họ ứng phó với đại dịch ... |
Truyền thông Áo: Mô hình phòng chống Covid-19 của Việt Nam đáng để các nước học tập TGVN. Ngày 24/4, báo Standard của Áo có bài phân tích mang tựa đề "Không trường hợp tử vong do virus Corona và chỉ hai ca ... |
Báo Mỹ: Việt Nam có thể là quốc gia phản ứng với dịch Covid-19 hiệu quả nhất TGVN. Theo tờ The Nation, Việt Nam là quốc gia bị lãng quên bởi truyền thông Mỹ trong cuộc chiến chống Covid-19 tuy đã từng ... |