Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu một thời kỳ ngoại giao mới

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhiều khả năng sẽ nhanh chóng cải thiện quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước trong khu vực để củng cố vị thế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Hệ luỵ và những bài học
tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến một số quốc gia?

Trong vài năm qua, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước ở Trung Đông, như Israel, Saudi Arabia, Syria và Ai Cập trở nên căng thẳng vì nhiều lý do khác nhau. Mới đây, Ankara đã bắt đầu việc bình thường hóa quan hệ với Israel, tái khởi động đối thoại với các nước vùng Vịnh và cải thiện mối bang giao với Saudi Arabia.

Đối mặt với áp lực trong nước từ phe đối lập, từ lực lượng người Kurd và giới quân sự, ông Erdogan có thể đã nhận thức được rằng vị thế của ông đang bị đe dọa và ông buộc phải giành lại được sự ủng hộ từ một số cường quốc nhiều ảnh hưởng trong khu vực và thế giới. Do đó, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, Israel và Saudi Arabia gần đây đã có sự cải thiện nhất định.

Tìm lại những người bạn Nhà nghiên cứu các vấn đề Trung Đông Fadi Husseini nhận định: “Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu một thời kỳ ngoại giao mới với các nước khu vực. Ngay trước khi xảy ra vụ đảo chính ngày 15/7, chính phủ mới dưới quyền Thủ tướng Binali Yildirim đã tích cực hướng đất nước trở lại chính sách đối ngoại thực dụng hơn. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm giành lại những người bạn khu vực mà mình đã để mất trong 5 năm qua”.

Ông Husseini còn cho rằng việc đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh được khôi phục lại sau 3 năm gián đoạn, do căng thẳng sau vụ quân đội Ai Cập hạ bệ Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi năm 2013 cho thấy thái độ của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với các nước như Ai Cập và Iraq đã có sự thay đổi.

Đề cập tới cường quốc dầu mỏ vùng Vịnh Saudi Arabia và các nước khác, chuyên gia này cho rằng: “Tiến trình hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập hoàn toàn có thể trở thành hiện thực bởi một số nước Arab có ảnh hưởng đang thúc đẩy mục tiêu này”.

tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong đám tang nạn nhân vụ đảo chính. (Nguồn: The Australian)

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập trở nên xấu đi khi ông Erdogan nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ vụ quân đội Ai Cập lật đổ ông Morsi và tiến hành các cuộc đàn áp quy mô đối với tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng hiện đã bị Cairo đưa vào danh sách đen.

Ai Cập giữ im lặng khi Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với cuộc đảo chính và thậm chí có ý kiến cho rằng Cairo đã hy vọng cuộc nổi dậy này sẽ thành công. Là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ai Cập tỏ ra khá dè dặt trước bản tuyên bố chung ủng hộ chính quyền của ông Erdogan và phản đối vụ đảo chính. Trong khi nhấn mạnh rằng sự hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước vùng Vịnh không thể đạt được nếu không có sự dàn xếp với Ai Cập, đồng minh thân cận nhất trong vùng Vịnh, chuyên gia Husseini nói: “Thổ Nhĩ Kỳ nhận thức được ảnh hưởng trong khu vực của Ai Cập. Tôi cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sớm muộn cũng sẽ hòa giải với Ai Cập theo đường hướng chính sách đối ngoại hiện nay”.

Châu Âu lo ngại

Sau khi vụ đảo chính bị thất bại, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động chiến dịch thanh trừng và đàn áp quy mô lớn đối với những người chống đối, câu lưu và thẩm vấn khoảng 60.000 người, trong đó có hơn 2.700 thẩm phán, hơn 3.000 binh lính và khoảng 15.000 giáo viên, chưa kể cảnh sát, nhân viên nhà nước và nhiều đối tượng khác. Những người này đều bị cáo buộc có liên quan tới âm mưu đảo chính và trung thành với đối thủ của ông Erdogan là Giáo sỹ lưu vong Fethullah Gullen, hiện đang sống ở Mỹ song có các tín đồ ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác. Ông này đã bác bỏ cáo buộc âm mưu tiến hành đảo chính.

tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi
Cảnh sát được tăng cường sau vụ đảo chính. (Nguồn: IBtimes)

Trong khi đó, chiến dịch đàn áp của Ankara đang khiến các nước châu Âu lo ngại và có thể ảnh hưởng tới nỗ lực từ lâu của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhấn mạnh vụ đảo chính thất bại không phải là cái cớ để ông Erdogan lạm dụng quyền lực và đàn áp phe đối lập.

Nhắc tới việc ngày 20/7 Tổng thống Erdogan đã ngăn cản một số quan chức Đức vào căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ đang được lực lượng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu (nhằm chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng) sử dụng, nhà nghiên cứu các vấn đề về Iran và Thổ Nhĩ Kỳ Mohamed Mohsen Abul-Nour nói: “Vụ đảo chính có thể đã phủ bóng đen lên quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-châu Âu bởi ông Erdogan không hài lòng khi đa số các nước châu Âu là những nước cuối cùng lên tiếng phản đối vụ đảo chính, nhất là Đức”.

Theo ông Abul-Nour, “Đức, đầu tàu của EU, vẫn cần Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác mạnh mẽ của NATO, song tôi cho rằng những diễn biến gần đây có thể khiến mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO trở nên căng thẳng hơn trong vòng 1-2 năm tới”.

tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi Vụ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ đề nghị hỗ trợ điều tra

Ngày 19/7, Người Phát ngôn Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ ...

tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi Thổ Nhĩ Kỳ hối thúc Hy Lạp dẫn độ 8 quân nhân

8 quân nhân này là những người đã tham gia vào cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7, sau đó vượt ...

tho nhi ky bat dau mot thoi ky ngoai giao moi Thổ Nhĩ Kỳ phản bác cáo buộc dàn dựng đảo chính

Ngày 19/7, Người Phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin bác bỏ cáo buộc rằng vụ đảo chính ở nước này ...

Lam Châu (theo THX)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 16-23/12.
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động