Thổ Nhĩ Kỳ thu lời từ nhập khẩu dầu Nga. (Nguồn: FILE) |
Nhờ đó, theo ông Adeyemo, Điện Kremlin xuất khẩu được nhiều dầu thô hơn với giá bán trên mức trần. Mỹ và G7 cần điều chỉnh cách tiếp cận để thích ứng với tình hình mới.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, nhóm có thể giảm lợi nhuận của Nga thông qua việc củng cố áp giá trần với hoạt động mua bán dầu và tăng chi phí của Moscow khi lách chính sách này.
Năm ngoái, G7 và các nước châu Âu áp giá trần lên dầu Nga xuất khẩu bằng đường biển. Theo đó, các hãng vận tải biển và bảo hiểm tại các nước thành viên bị cấm cung cấp dịch vụ cho dầu Moscow xuất khẩu nếu giá bán vượt 60 USD/thùng.
Tuy nhiên, đến tháng 7 năm nay, giá dầu Nga mới vượt mức đó. Điều này đồng nghĩa các nhà buôn, hãng vận tải và hãng dầu Nga có nhiều tháng để chuẩn bị cho lệnh trừng phạt.
* Cũng liên quan đến dầu Nga, ngày 18/12, hãng tin Reuters cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất của Moscow, đã tiết kiệm được khoảng 2 tỷ USD trong năm nay.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga. Việc giảm giá dầu của Moscow và vị trí địa lý đã mang lại lợi thế cho Ankara vào năm 2023.
Tháng trước, các chuyến hàng dầu thô của Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên mức cao kỷ lục 400.000 thùng/ngày, chiếm khoảng 14% tổng lượng dầu xuất khẩu của xứ sở bạch dương bằng đường biển.
Kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia mua nhiều nhất các sản phẩm dầu của Moscow. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhập khẩu 4% dầu thô của Nga kể từ khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái.