Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Sơn Hà
Tác giả Alexey D Muraviev* trong bài viết trên tờ Asia Times cho rằng, Nga cần có chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với những thay đổi trong cuộc chơi do thoả thuận AUKUS mang lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga sẽ đối phó AUKUS như thế nào?
Các ý kiến về thỏa thuận an ninh AUKUS mới giữa Australia, Mỹ và Anh hiện vẫn nhiều chiều. Trung Quốc và Pháp đã ngay lập tức phản đối, trong khi Nhật Bản và Philippines lại ngày càng hoan nghênh. (Nguồn: Shutter Stock)

Nga, một trong số ít quốc gia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới, tỏ ra thận trọng hơn sau khi thoả thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) được thành lập.

Điện Kremlin đã hạn chế bình luận chính thức bằng một tuyên bố được cân nhắc cẩn thận với nội dung: “Trước khi hình thành quan điểm, chúng ta phải hiểu rõ những mục đích, mục tiêu của nó là gì? Những câu hỏi này cần phải được giải đáp trước. Có rất ít thông tin cho đến nay”.

Giới chức ngoại giao Nga đã cùng với những người đồng cấp Trung Quốc bày tỏ quan ngại rằng, việc Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh sẽ phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và “đẩy nhanh một cuộc chạy đua vũ trang” trong khu vực này.

Hai nước trên cho rằng, việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân cần phải được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát. Tuy nhiên, đây là một đề xuất khó có thể được Canberra chấp nhận.

“Nguyên mẫu của một NATO châu Á”

Khi biết nhiều hơn về thỏa thuận an ninh mới này, luận điệu của các quan chức Điện Kremlin bắt đầu thay đổi.

Cựu Đại sứ Australia tại Mỹ Joe Hockey mạnh dạn tuyên bố rằng, AUKUS không chỉ nhằm đối chọi với sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mà còn cả sức mạnh của Nga.

Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã gọi thỏa thuận này là “nguyên mẫu của một NATO châu Á”.

Ông nói thêm rằng “Mỹ sẽ cố lôi kéo các nước khác tham gia tổ chức này, chủ yếu là nhằm theo đuổi các chính sách chống Trung Quốc và chống Nga”.

Sự thay đổi luận điệu này không gây ngạc nhiên cho Australia. Từ lâu, Nga đã coi mọi sự thay đổi đối với an ninh khu vực - ví dụ như việc thành lập các liên minh mới hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới - là một nguy cơ quân sự cần phải đáp trả.

Do quan điểm của Moscow về AUKUS nghiêng về rủi ro chính trị và quân sự, không phải là một mối đe dọa, nên các phản ứng tức thời của Nga nhiều khả năng sẽ chỉ giới hạn ở mức biện pháp chính trị và nắm bắt cơ hội.

Có lẽ đáng chú ý nhất, Nga có thể coi thỏa thuận tàu ngầm trong AUKUS là một tiền lệ, cho phép nước này quảng bá công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho các bên quan tâm trong khu vực.

Trước đây, Nga từng từ chối chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân, vốn được coi là công nghệ tốt nhất trên thế giới, cho các nước.

Cho đến nay, Moscow chỉ mới ký kết thỏa thuận cho thuê với Ấn Độ, cho phép hải quân Ấn Độ vận hành các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân do Liên Xô và Nga sản xuất kể từ năm 1987.

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Bài phân tích “Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược ‘Nước Anh toàn cầu’ của ông Boris Johnson” trên tờ Le Monde cho rằng, việc ...

Cuộc chơi sắp thay đổi?

Về lâu dài, Nga cũng sẽ không bỏ qua điều hiển nhiên này: thỏa thuận an ninh mới liên kết hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ và Anh với một Australia sắp sở hữu năng lực hạt nhân.

Độ bền và phạm vi hoạt động của các tàu ngầm Australia trong tương lai có thể giúp hải quân của xứ sở kangaroo hoạt động ở phía Tây và Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi lực lượng hải quân Nga hoạt động thường xuyên.

Nếu các hệ thống tấn công trên các tàu ngầm này đặt vùng Viễn Đông hoặc vùng Siberia của Nga vào tầm ngắm, đó sẽ là một sự thay đổi cuộc chơi đối với Moscow.

Là một siêu cường hạt nhân, Nga sẽ cần lưu ý điều này trong công tác hoạch định chiến lược.

Tin liên quan
Sau Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Theo Asia Times, trong vòng 12 tháng tới, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga dự kiến sẽ tiếp nhận ít nhất ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hai trong số các tàu ngầm thế hệ thứ tư này (lớp Yasen-M) có công nghệ vượt trội so với các tàu ngầm hiện đang được Trung Quốc đóng và được cho là gần như tương đương với các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Tàu ngầm thứ ba là tàu ngầm lớp Oscar II Belgorod có trọng tải 30.000 tấn đã được cải tiến để mang theo một số siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng công phá các căn cứ hải quân lớn.

Đến năm 2028, theo tính toán, hải quân Nga sẽ sở hữu một lực lượng ít nhất 14 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 6 tàu ngầm tấn công thông thường ở Thái Bình Dương.

Nếu Nga bắt đầu coi AUKUS là một mối đe dọa quân sự, thì sẽ có nhiều điều xảy ra. Địa bàn hoạt động của Nga cũng có thể được mở rộng ra Biển Đông và xa hơn nữa.

Trong kịch bản kịch tính nhất, Nga và Trung Quốc có thể thành lập một liên minh hàng hải “lỏng lẻo” để đối chọi sức mạnh quân sự tổng hợp của thỏa thuận AUKUS.

Tuy nhiên, khả năng này khó có thể trở thành một liên minh hàng hải thực sự. Dù vậy, nếu Nga và Trung Quốc dự định phối hợp các hoạt động hải quân, đó sẽ là một tin xấu đối với AUKUS.


*Tác giả Alexey D Muraviev là Phó Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược và An ninh Quốc gia thuộc Đại học Curtin, Australia.

AUKUS-nấc thang trên con đường thể chế hóa các liên minh đa phương

AUKUS-nấc thang trên con đường thể chế hóa các liên minh đa phương

Chuyên gia chính trị học và quan hệ quốc tế, GS.TS. Phạm Quang Minh (trường Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội) cho rằng thỏa thuận ...

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Dự đoán về sức mạnh của tàu ngầm Australia trong tương lai

Ngày 15/9 vừa qua, trong một thông báo đặc biệt, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott ...

(theo Asia Times)

Đọc thêm

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Tôi muốn hỏi phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024 là bao nhiêu? – Độc giả Ngân Linh
Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đội Công binh Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Doanh trại thông minh tại căn cứ Highway, ngày ...
Hai kỷ niệm không thể nào quên

Hai kỷ niệm không thể nào quên

Vào ngày 8/5 cách đây 35 năm, Việt Nam và Brazil đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp Đại sứ.
Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Học sinh nghỉ Hè ngày nào?

Đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ Hè bắt đầu từ 1/6.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động