Phần thảo luận bàn tròn trong khuôn khổ Hội thảo 'Thoả thuận xanh EU có thể xây dựng động lực cho chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam hay không?' ngày 21-22/4. (Ảnh: Vi Vi) |
Thỏa thuận xanh châu Âu là một tập hợp các sáng kiến chính sách do Ủy ban châu Âu đưa ra với mục đích làm cho khí hậu châu Âu trở nên trung tính vào năm 2050, tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của châu Âu vào năm 2030 lên ít nhất 50% và hướng tới 55% so với mức của năm 1990.
Đây là một bộ chính sách bao gồm các biện pháp mới và nỗ lực nhằm chuyển đổi nền kinh tế vì một tương lai bền vững. Các biện pháp EU đưa ra không giới hạn, tuy nhiên cũng tập trung vào những việc cụ thể như: Cung cấp năng lượng sạch, giá cả phải chăng và an toàn; vận động ngành công nghiệp vì một nền kinh tế sạch và tuần hoàn; xây dựng, cải tạo hiệu quả lĩnh vực năng lượng và tài nguyên; đẩy nhanh sự chuyển dịch sang phương tiện di chuyển thông minh, bền vững; bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; tham vọng không ô nhiễm cho một môi trường không độc hại; …
Để đạt được tham vọng do Thỏa thuận xanh EU đặt ra, cần có những khoản đầu tư đáng kể. Ủy ban châu Âu ước tính, để đạt được các mục tiêu về khí hậu và năng lượng vào năm 2030 hiện đang được đặt ra sẽ cần 260 tỷ Euro đầu tư bổ sung hàng năm. Đồng thời, cần vận động nghiên cứu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
Tin liên quan |
Theo đuổi tăng trưởng xanh, Việt Nam đang sở hữu những lợi thế gì? |
Thỏa thuận xanh mà EU công bố đã thắp lên hy vọng cho các nhà hoạt động môi trường về khả năng các nước phát thải lớn khác cùng tham gia.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn…
Việt Nam sẽ xây dựng, triển khai các biện pháp bằng nguồn lực của mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris để đạt mức cân bằng (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050.
Ông Giorgio Aliberti nhấn mạnh, EU sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam cùng thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hành động mạnh mẽ chống biến đổi khí hậu; cùng Việt Nam xem xét, triển khai chiến lược ngắn hạn, dài hạn để xây dựng các kế hoạch cụ thể theo lộ trình. Việt Nam cần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong tương lai, cần có hành xử phù hợp với môi trường, thay đổi nhận thức, tiêu dùng và cách sống xanh.
Chia sẻ về tiềm năng thu hút đầu tư khi Việt Nam hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh (EuroCham) cho rằng, nếu các chính sách về môi trường không được áp dụng hiệu quả thì sẽ khiến nhiều nhà đầu tư "nguội lạnh".
Việc Việt Nam có thể triển khai hiệu quả những tiêu chuẩn về môi trường, tham khảo từ Thỏa thuận xanh của EU, môi trường đầu tư sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn và nhiều nhà đầu tư sẽ lựa chọn Việt Nam.
"Việt Nam đang làm rất tốt và đang quan tâm, phát triển nhiều công nghệ bền vững. Nếu Việt Nam tiếp tục kiên định với xu hướng này thì sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà đầu tư EU", ông Tomaso Andreatta khẳng định.
Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia. Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả.
Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng, triển khai các biện pháp bằng nguồn lực của mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris để đạt mức cân bằng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể.
Điển hình nhất là tại hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc "sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050".
Các cam kết của Việt Nam đưa ra tại COP 26 đã được cộng đồng đánh giá cao. Và tại Hội thảo lần này, các chuyên gia của EU tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã đạt được nhiều tích cực trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Trong hai ngày, các chuyên gia, đại biểu, đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông đã cùng trao đổi nhiều nội dung liên quan đến Thỏa thuận xanh của EU: Thoả thuận xanh EU và Lịch trình năng lượng sạch EU và mối liên hệ với sự phát triển bền vững ở Việt Nam; Thoả thuận xanh châu Âu và Công nghiệp bền vững tại Việt Nam; Kinh tế tuần hoàn và các ngành công nghiệp bền vững; Năng lượng sạch...
| Tăng trưởng xanh khó nhưng chắc Đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới và mỗi quốc gia đứng trước những thách thức chưa từng có. Nhưng chính tác động cộng hưởng ... |
| Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi kinh tế xanh và bao trùm Phát biểu tại Hội nghị quốc tế ‘Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế’, Phó ... |