Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Thông điệp Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Tất Thành
Đại sứ Việt Nam tại Australia
Trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) khám phá ra một nước phương Tây có thể chia sẻ quan điểm của Việt Nam. Đó là Australia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đầu những năm 1980, kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn, hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài bị ảnh hưởng vì vấn đề “thuyền nhân” và việc quân đội ta ở Campuchia chưa về nước được sớm như dự kiến.

Trước đó, nhằm củng cố vị trí bá chủ thế giới, Mỹ gây ra chiến tranh tại Việt Nam để chống Trung Quốc và Liên Xô. Sau thất bại tại Việt Nam, họ quay sang đi với Trung Quốc để tập trung chống Liên Xô.

Trung Quốc đi với Mỹ cũng để chống Liên Xô, đồng thời tranh thủ hiện đại hóa.

Trong bối cảnh mới lúc đó, Mỹ và phương Tây vào hùa với Trung Quốc và ASEAN (lúc đó gồm 5 nước) ủng hộ Pol Pot - Ieng Sary, cấm vận Việt Nam.

Ngoại trưởng Australia Bill Hayden đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại sân bay Canberra, ngày 14/3/1984. (Ảnh tư liệu)
Ngoại trưởng Australia Bill Hayden đón Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại sân bay Canberra, ngày 14/3/1984. (Ảnh tư liệu)

“Khám phá” đáng giá

Là Bộ trưởng Ngoại giao thời kỳ này, nhiệm vụ tưởng chừng như “bất khả thi” của ông Nguyễn Cơ Thạch là bình thường hóa quan hệ với các nước thù địch, phá thế bao vây, cấm vận. Ông cố tìm và đã tìm được những nước, những cá nhân tiến bộ, hiểu rõ thời cuộc để tạo đột phá.

Ngoài việc tranh thủ triệt để các nước tích cực trong Phong trào Không liên kết như Ấn Độ và Indonesia, Nguyễn Cơ Thạch “khám phá” nhóm cựu binh Mỹ và tìm được một nước phương Tây có thể chia sẻ quan điểm với mình.

Khi đó trên thế giới có một nước tại khu vực có quan hệ với cả Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Việt Nam, đó là Australia. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ đầu những năm 1970, Australia thực thi một chính sách đối ngoại tương đối độc lập, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chưa đầy một tháng sau Hiệp định Paris 1973.

Sau ngày 30/4/1975, Australia cũng nằm trong số những nước đầu tiên lập quan hệ ngoại giao với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã lưu tâm điều này từ rất sớm.

Chính phủ Công đảng của Thủ tướng Bob Hawke kiên quyết không ủng hộ ghế của Pol Pot tại Liên hợp quốc như Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Để tranh thủ lập trường của Australia, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng bạn ở New York và mời thăm Việt Nam.

Năm 1983, ông Bill Hayden là một trong những Ngoại trưởng phương Tây đầu tiên thăm ta kể từ năm 1975, trước đó chỉ có Ngoại trưởng một số nước Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Australia lúc này còn cấn cá chuyện nối lại hỗ trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Chính phủ Công đảng Australia đã đưa vấn đề này vào Cương lĩnh tranh cử (và thắng cử ngày 11/3/1983), nhưng Mỹ và ASEAN phản đối quyết liệt.

Về chuyện này, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói: “Australia hỗ trợ thì chúng tôi hoan nghênh, nhưng điều tốt nhất mà Australia có thể hỗ trợ Việt Nam lúc này là đóng góp để giải quyết vấn đề Campuchia, vì hòa bình và hợp tác ở Đông Dương và ở Đông Nam Á!”.

Suốt trong những năm làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Nguyễn Cơ Thạch luôn đề cao hai ngọn cờ chính nghĩa của Việt Nam, đó là hòa bình và hợp tác.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chào Thủ tướng Australia Bob Hawke, ngày 15/3/1983. Đại sứ Hoàng Bảo Sơn ở ngoài cùng bên phải. (Ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chào Thủ tướng Australia Bob Hawke, ngày 15/3/1983. Đại sứ Hoàng Bảo Sơn ở ngoài cùng bên phải. (Ảnh tư liệu)

Chìa khóa đối thoại

Mặc dù bị phương Tây, ASEAN cũng như dư luận trong nước phản đối, Ngoại trưởng Bill Hayden kiên quyết mời Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm Australia.

Ông Bill Hayden giải thích: “Tôi tin là cũng như Trung Quốc hay Thái Lan, Việt Nam có những quan ngại chính đáng về an ninh liên quan tới Campuchia. Cô lập Việt Nam không phải là lợi ích của Australia hay khu vực. Đối thoại chứ không phải đối đầu rõ ràng là chìa khóa để có được an ninh và tiến bộ. Đây không phải là vấn đề chọn bên” (theo báo Canberra Times, 5/3/1984).

Để chuẩn bị cho chuyến công du Australia tháng 3/1984, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch cử một nhà ngoại giao cứng sang làm Đại biện, rồi ngay sau đó cử nhà ngoại giao kỳ cựu Hoàng Bảo Sơn, nguyên Đại sứ tại Thái Lan, sang làm Đại sứ (tháng 1/1984).

Chuyến thăm Australia của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thành công như mong đợi!

Như lời ông Thạch nói khi đó, “trong bối cảnh đối đầu giữa Đông Dương và các nước khác ở Đông Nam Á, chuyến thăm giúp làm giảm căng thẳng và nâng cao khả năng hợp tác hòa bình”.

Australia hiểu rõ hơn chính nghĩa và lập trường của Việt Nam, từ đó phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thúc đẩy giải quyết vấn đề Campuchia thông qua kênh Liên hợp quốc.

Thời gian này, Canberra, New York và Bangkok là những cửa ngõ quan trọng nhất của Việt Nam ra thế giới bên ngoài.

Chúng ta đều biết, Australia là đồng minh của Mỹ, từng gửi quân tham chiến tại Việt Nam. Quân đội Australia khi đó bị đa số người dân trong nước oán giận, khi về nước không được chào đón.

Nhưng Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thăm Australia vẫn bị nhiều người biểu tình phản đối, đa phần là những người cực đoan gốc Việt, ra đi bằng thuyền sau ngày 30/4/1975. Ông không hề nao núng.

Tại hội đàm cũng như các cuộc họp báo, ông Nguyễn Cơ Thạch nói rõ cho người Australia, kể cả người gốc Việt, về chính sách hòa bình, hòa giải dân tộc, về hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau, về sự cần thiết phải cộng tác để giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại chứ không phải dựa vào sức mạnh quân sự.

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại họp báo ngay sau hội đàm tại thủ đô Canberra, Australia. (Ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tại họp báo ngay sau hội đàm tại thủ đô Canberra, Australia. (Ảnh tư liệu)

Thông điệp của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch được truyền tải hùng hồn, tâm huyết tới Australia, và qua Australia tới thế giới phương Tây.

Thông điệp ấy tạo nền tảng giải quyết vấn đề Campuchia. Thông điệp ấy cũng giúp Việt Nam phá bao vây, cấm vận để hội nhập quốc tế.

Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đại diện của một đất nước vừa chiến thắng vẻ vang lại truyền tải đi những thông điệp hòa bình thiết tha và chân thành đến vậy gửi tới những người chiến bại. Âu cũng là truyền thống ngoại giao hòa hiếu bao đời của cha ông ta, vượt qua mọi đau thương và thù hận, được Nguyễn Cơ Thạch đúc kết và gửi gắm tới thế giới, tới tất cả chúng ta.

***

Khi trả lời phỏng vấn của VOV gần đây, cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans nói: “Giờ đây các nghĩa trang đã trở thành đài tưởng niệm, chúng ta đã có thể khép lại quá khứ. Tiếng nói của Nguyễn Cơ Thạch có ý nghĩa rất quan trọng trong sự chuyển đổi để vượt qua quá khứ này.

Ông ấy là nhà cách mạng dân tộc trung kiên, luôn cương quyết bảo vệ các giá trị của Việt Nam mà tất cả chúng tôi đều thừa nhận. Nhưng thông điệp của ông về sự ôn hòa, về hợp tác, về nhu cầu phối hợp giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại mới là thông điệp quan trọng nhất sẽ còn mãi vang vọng”.

Tôi hoàn toàn chia sẻ, thông điệp Nguyễn Cơ Thạch đủ sức mạnh vượt qua thời gian, giúp những người ở phía bên kia, dù là người gốc Việt hay người nước ngoài, phải nhìn nhận lại để có thể hiểu biết một cách chân thực, thấu đáo, bao dung và đúng đắn hơn về đất nước Việt Nam của chúng ta.

Canberra, 15/5/2021

TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anh Nguyễn Cơ Thạch
Tiếp tục phát huy tư duy đối ngoại của nhà ngoại giao tài ba Nguyễn Cơ Thạch
Nhớ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Một vài ký ức nhỏ về một nhân cách lớn
Ký ức về cuộc gặp ấn tượng và tiếng cười trứ danh của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Xem nhiều

Đọc thêm

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động