TIN LIÊN QUAN | |
Phát động cuộc thi "Giao thông học đường" dưới hình thức trò chơi trực tuyến | |
Giáo dục 2018 qua góc nhìn của một Nhà giáo |
Ngày 18/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức ChildFund Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức Hội thảo - Tập huấn công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh phổ thông.
Tại đây, Ban Tổ chức đã giới thiệu bộ công cụ “Thúc đẩy mối quan hệ Tôn trọng và Bình đẳng trong trường học” có điều chỉnh với bối cảnh Việt Nam và cùng bàn luận để áp dụng thử nghiệm vào công tác phòng ngừa bạo lực giới ở trường học thông qua việc trang bị kỹ năng cho các giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường.
Với tên gọi “Xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng: Ngăn ngừa bạo lực giới học đường”, bộ công cụ được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm từ nhiều chương trình ở các nước khác nhau trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mục tiêu hỗ trợ giáo viên THCS trong việc phòng ngừa bạo lực giới trong trường học, thông qua các hoạt động và bài học mang tính tương tác.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: A.B) |
Các hoạt động được thiết kế nhằm khuyến khích các mối quan hệ mang tính xây dựng, bình đẳng giới và sự đoàn kết giữa các học sinh ở lứa tuổi 11-14. Tài liệu có thể sử dụng trong nhà trường và môi trường giáo dục không chính thức khác, như học tập tại cộng đồng hoặc các chương trình xóa mù chữ, cũng như có thể được điều chỉnh để sử dụng cho các học sinh lứa tuổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Bộ tài liệu này do trường Đại học Melbourne (Australia) xây dựng với sự hỗ trợ của Nhóm công tác Khu vực về Bạo lực giới ở trường học, thuộc Sáng kiến Giáo dục cho Trẻ em gái khu vực Đông Á Thái Bình Dương (UNGEI) và dự án Đoàn kết để chấm dứt bạo lực với phụ nữ (với sự tham gia của các tổ chức Plan International, UN Women, UNESCO và UNICEF). Ước tính mỗi năm có tới 246 triệu trẻ em gái và trẻ em trai bị bạo lực ở trường học trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, hiện tượng bạo lực giới ở trường học không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, khiến các em bị rối nhiễu, tự ti, trầm cảm, có trường hợp dẫn đến mang thai và nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, tăng nguy cơ các em bỏ học.
Ngoài ra, các ước tính gần đây cho thấy bạo lực giới ở trường học gây tổn hại tương đương với chi phí cho một năm học ở bậc tiểu học - khoảng 17 tỷ USD/năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - con số này cao hơn tổng số tiền mà nước ngoài tài trợ hàng năm cho các can thiệp giáo dục tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Nói về bộ tài liệu, Phó Vụ trưởng Phụ trách - Vụ Giáo dục Chính trị Học sinh Sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Linh cho biết: “Sau hai năm tiếp cận và nghiên cứu thích ứng, bộ tài liệu đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng các địa phương tiến hành thử nghiệm sẽ cung cấp bằng chứng cụ thể về hiệu quả áp dụng bộ công cụ trong việc xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học, làm cơ sở nền tảng cho việc nhân rộng cấp quốc gia sau này”.
Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam Elisa Fernandez Saenz. (Ảnh: A.B) |
Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam Elisa Fernandez Saenz cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quyết định triển khai thử nghiệm bộ công cụ nhằm thực hiện một nền giáo dục chất lượng, toàn diện và bình đẳng hơn cho mọi trẻ em. Theo bà Elisa Fernandez Saenz, trẻ em cần được học về cách thức xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong trường học dựa trên nền tảng tôn trọng và bình đẳng, từ đó các em sẽ áp dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống của mình.
Giám đốc Quốc gia ChildFund Việt Nam Nguyễn Thị Bích Liên chia sẻ: “Trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong một thế giới có nhiều biến động. Các em không chỉ cần nỗ lực học tập thật tốt mà còn cần được hỗ trợ để có những kiến thức, hiểu biết thích hợp về hành vi ứng xử, xây dựng bản lĩnh của công dân toàn cầu để khi lớn lên các em có thể tự tin khẳng định “Tôi được giáo dục, Tôi có tương lai”. Tôi tin tưởng sự hợp tác lần này sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà tất cả chúng ta đang cùng hướng tới”.
Hà Nội: Chương trình sữa học đường là tự nguyện Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 25/9, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám ... |
Trẻ học bạo lực từ đâu? Tại sao ngày càng có nhiều bạo lực học đường và trong gia đình? Mới sinh ra các em đã biết bạo lực chưa? Chưa! Các bé ... |
Bỉ quan ngại về tình trạng cực đoan học đường Một trường học vùng nói tiếng Hà Lan tại Bỉ vừa cảnh báo về sự xuất hiện của yếu tố cực đoan trong học sinh ... |