Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Ngoại giao văn hoá góp phần nâng cao vị thế, ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế

Hà Anh
Tại Hội thảo Văn hóa năm 2022 vào sáng 17/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có phát biểu tham luận về tình hình triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa từ năm 2016 đến nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng đất nước.

Đại hội XIII đã đề ra các quan điểm, chủ trương mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, trong đó đã đề ra nhiệm vụ cho đối ngoại là tiếp tục phát huy “vai trò tiên phong” trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ đất nước “từ sớm, từ xa”, huy động các nguồn lực bên ngoài góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên thì đến nay, ngoại giao văn hóa (NGVH) đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam giúp thực hiện hai mục tiêu là phục vụ đường lối đối ngoại và phát triển văn hóa…

Chiến lược Ngoại giao văn hóa từ năm 2016 đến nay
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tham luận tại Hội thảo Văn hóa 2022. (Ảnh: Phạm Thắng)

Vai trò và sức mạnh của ngoại giao văn hoá

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nêu rõ Đại hội XIII đặt nhiệm vụ “mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

Những định hướng trên của Đại hội XIII càng trở nên đúng đắn hơn trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược diễn ra gay gắt, các nước ngày càng coi trọng vai trò của NGVH trong quảng bá hình ảnh quốc gia, phát huy bản sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh mềm, góp phần phát triển bền vững và nâng cao vị thế, ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường sử dụng sức mạnh mềm để tăng cường ảnh hưởng, tập hợp lực lượng. Mỹ xác định NGVH là bộ phận quan trọng đứng thứ ba trong bốn mục tiêu chính của chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy quan hệ với các nước, đồng thời củng cố an ninh quốc gia, hỗ trợ tăng cường vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Thứ trưởng phát biểu: "Truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng là hai công cụ quan trọng của Mỹ nhằm quảng bá văn hóa, lối sống Mỹ và tăng cường sức mạnh mềm. Trong khi đó, Trung Quốc nỗ lực xây dựng hình ảnh một quốc gia đáng tin cậy; tìm cách “quyến rũ” các nước đang phát triển với hình mẫu thành công của mình; phổ biến các tư tưởng, văn hóa Trung Hoa với hệ thống các Viện Khổng Tử…

Vai trò của NGVH được Trung Quốc coi trọng, sử dụng không chỉ nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể quốc gia và cạnh tranh ảnh hưởng mà còn nhằm mục tiêu đoàn kết, thúc đẩy tự tôn dân tộc.

Không chỉ các siêu cường, các quốc gia tầm trung, các nước vừa và nhỏ cũng tăng cường sử dụng sức mạnh mềm nhằm tăng vai trò, mở rộng ảnh hưởng và xây dựng cho mình một vị thế riêng trên trường quốc tế, tạo lợi thế trong phát triển kinh tế.

Pháp hàng năm dành một khoản ngân sách khoảng 1 tỷ USD cho NGVH, duy trì 140 trung tâm văn hóa trên toàn thế giới thông qua hệ thống các Trung tâm/Viện Pháp. Đức có hệ thống Viện Geothe. Anh có hệ thống British Council.

NGVH đã giúp Nhật Bản nâng cao hình ảnh, lòng tin, tạo thuận lợi trong tiếp cận thị trường quốc tế. Hàn Quốc nổi tiếng với "làn sóng Hàn Lưu" đã tạo nên một nền công nghiệp văn hóa trị giá tới 114 tỷ USD. Indonesia coi trọng NGVH để thúc đẩy công nghiệp văn hóa cũng như công nghiệp sáng tạo và lập hẳn một Bộ công nghiệp sáng tạo và du lịch".

Từ kinh nghiệm triển khai NGVH của thế giới và thực tiễn của nước ta, tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược NGVH đến năm 2030, trong đó xác định NGVH là sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững mội trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, chiến lược cũng đánh giá kết quả hơn 10 năm thực hiện Chiến lược NGVH đến năm 2020 đã góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của người Việt Nam và nâng tầm giá trị văn hóa Việt; tham gia thu hút đầu tư, du lịch, đóng góp vào phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước; đồng thời góp phần tăng cường sức mạnh mềm quốc gia.

Các festival, lễ hội văn hóa và danh hiệu/di sản UNESCO đã góp phần thu hút mạnh mẽ khách du lịch và giúp nhiều địa phương chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa trên một trong những trụ cột là phát triển du lịch và khai thác giá trị di sản.

Ông cũng cho biết thêm trong báo cáo Chỉ số Quyền lực mềm toàn cầu (Global Soft Power Index Report) của Brand Finance, năm 2021, Việt Nam đứng thứ 47 trong top 100 quốc gia có chỉ số quyền lực mềm cao nhất thế giới, là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được tăng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu năm 2021.

Trong Báo cáo các quốc gia tốt nhất thế giới (The best countries của Mỹ), năm 2021, Việt Nam cũng tăng 3 bậc, lên thứ 40 thế giới, trong đó chỉ số về di sản văn hóa xếp thứ hạng khá cao, thứ 25 thế giới.

Sự vào cuộc hệ thống, đồng bộ, liên thông

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho rằng thời gian tới, tất cả các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cần tiếp tục phối hợp triển khai mạnh mẽ và hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược NGVH đến năm 2030. Ông nêu rõ một số nội dung trọng tâm chính, như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên mọi mặt giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.

Thời gian qua, ta đã chú trọng đưa nét đặc trưng, tinh tế, đặc sắc của văn hóa Việt Nam vào chương trình tổ chức các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn ở Việt Nam như APEC 2017, ASEAN 2020... cũng như đã tổ chức được nhiều hoạt động Tuần/Ngày Việt Nam tại trên 15 nước là những nước có quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam.

Nội dung và hình thức tổ chức Tuần/Ngày Việt Nam cũng thường xuyên được đổi mới, năm 2022 được Hội đồng giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại trao Giải nhì về sáng kiến, ý tưởng sử dụng truyền thông số trong tăng cường hiệu quả quảng bá văn hóa. Phấn đấu đến năm 2030, các sự kiện Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài sẽ trở thành các hoạt động NGVH có quy mô lớn.

Thứ hai, thúc đẩy hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hoá tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; trong đó tiếp tục đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam và UNESCO đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Năm 2022 Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất vào Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể, và như vậy Việt Nam lần đầu tiên hiện cùng một lúc đảm nhiệm vai trò thành viên của 03 cơ chế quan trọng của UNESCO.

Vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tổ chức đón thành công bà Tổng Giám đôc UNESCO Audrey Azoulay thăm Việt Nam thúc đẩy triển khai Bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam-UNESCO giai đoạn 2021-2025, cũng như tham dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO về di sản văn hóa và thiên nhiên tại Ninh Bình có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội.

Truyền thông thế giới nhân dịp này đã đưa nhiều tin, hình ảnh không chỉ về các di sản văn hóa và thiên nhiên của Hà Nội, Ninh Bình, Huế mà cả về những nét đẹp của văn hóa Việt Nam.

Bà Tổng Giám đôc có ấn tượng rất tốt với lãnh đạo và năng lực tổ chức của Việt Nam, chủ động đặt vấn đề Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức một hội nghị lớn của UNESCO tại Việt Nam (dự kiến vào năm 2025, với sự tham gia của khoảng hơn 1.100 người đến từ 130 nước).

Thứ ba, ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối giúp tham mưu, đôn đốc, đồng hành với các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp hội nhập quốc tế, tiếp cận nhanh với tri thức mới của nhân loại, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phục vụ phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là trên các lĩnh vực ưu tiên như phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, bên cạnh lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Đến nay Việt Nam đã có 57 di sản/danh hiệu UNESCO, đứng đầu các nước Đông Nam Á về số di sản được UNESCO ghi danh. 63 địa phương đều sở hữu hoặc đồng sở hữu ít nhất 1 danh hiệu UNESCO. Nhiều địa phương đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn, trở thành thương hiệu quốc tế. Việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản sẽ góp phần khơi dậy tự hào dân tộc, tạo nguồn lực và không gian mới cho phát triển bền vững ở các địa phương.

Thứ tư, lời giải cho bài toán tìm nguồn lực cho phát triển ngoại giao văn hóa chính ở phương châm “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” – họ vừa là chủ thể, vừa là đối tác. Thời gian tới, cần huy động sự tham gia tích cực của các bộ/ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân, trong đó có đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham luận tại Hội thảo Văn hóa 2022
Đại biểu tham dự Hội thảo diễn ra tại thành phố Bắc Ninh. (Ảnh: Phạm Thắng)

Thứ năm, tiếp tục quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh.

Trong phần kết luận, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc chia sẻ đánh giá của Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế trong các cuộc gặp gỡ gần đây với các đồng chí Lãnh đạo ta, đó là: Trong thế giới hỗn độn hiện nay, Việt Nam nổi lên như một nhân tố tích cực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác; Việt Nam chính là câu trả lời cho nhiều vấn đề phức tạp của thế giới hiện nay. Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, "đây là những thuận lợi mới, tạo thêm xung lực mới để chúng ta đẩy mạnh ngoại giao văn hóa thời gian tới".

Hội thảo văn hóa 2022: Bàn về thể chế, chính sách cho nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo văn hóa 2022: Bàn về thể chế, chính sách cho nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo văn hóa năm 2022 với chủ đề 'Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa' sẽ được tổ chức ...

Hội thảo Văn hóa 2022: ‘Khơi thông’ nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022: ‘Khơi thông’ nguồn lực phát triển văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022 được kỳ vọng sẽ có những kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn, từ đó ...

Khám phá cuốn bách khoa về phạm trù cái đẹp tự cổ chí kim

Khám phá cuốn bách khoa về phạm trù cái đẹp tự cổ chí kim

Cuốn sách Lịch sử cái đẹp là công cuộc khám phá của nhà văn, triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh Umberto Eco về ...

Tinh hoa nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Tinh hoa nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các ...

Cuộc gặp gỡ giữa áo dài Việt và lụa Thái

Cuộc gặp gỡ giữa áo dài Việt và lụa Thái

Tối 7/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phối hợp với Hiệp hội Tơ lụa Thái Lan và Quảng bá văn hóa Thái ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động