Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2024. (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) |
Ngày 29/3/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi) năm 2024
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến.
- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải trực tiếp nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.
(3) Thành phần hồ sơ: Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Mẫu số 10 =>> TẢI VỀ
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến) năm 2024
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sau khi người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
(2) Cách thức thực hiện: Người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến để nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(3) Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH;
Mẫu số 10 =>> TẢI VỀ
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH;
Mẫu số 11 =>> TẢI VỀ
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Dự kiến tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 thì lương của người lao động có tăng không? Cho tôi hỏi nếu tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 thì lương của người lao động có tăng không? – Độc giả Thanh ... |
Người lao động trong thời gian thử việc cần nắm rõ những quy định gì? Sắp tới tôi sẽ đi làm ở công ty với vai trò thử việc, cho tôi hỏi tôi cần phải lưu ý những điều Luật ... |
Du lịch mùa Hè: Xu hướng trải nghiệm những kỳ nghỉ khỏe mạnh và hạnh phúc! Đi du lịch thì nhất định phải vui và nghỉ ngơi xong phải thấy khỏe mạnh đang xu hướng tất yếu của du lịch toàn ... |
Nhiều doanh nghiệp linh hoạt ngày làm việc để dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ kéo dài Dù chưa công bố lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 chính thức, nhiều công ty đã thống nhất kế hoạch cho người lao động nghỉ 4 ngày. |
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động cần lưu ý gì? Gần đến dịp lễ 30/4 - 1/5, nhiều người lao động quan tâm đến việc được trả lương và thưởng như thế nào nếu đi ... |