Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc: Sứ mệnh 'khó nhằn'

Hồng Phúc
Câu chuyện an ninh trở nên “nóng” trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif và nhà lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sở dĩ như vậy vì chuyến thăm của Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif diễn ra sau “bóng đen” của loạt vụ tấn công nhằm vào công dân Trung Quốc ở Pakistan. Gần đây nhất là vụ 5 công dân Trung Quốc và 1 người địa phương thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở Tây Bắc Pakistan ngày 26/3.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif tại Bắc Kinh ngày 7/6/2024. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 7/6. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Cam kết an ninh

Tại cuộc gặp ngày 7/6, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với ông Shehbaz Sharif rằng Trung Quốc sẵn sàng mở rộng và nâng cấp quan hệ kinh tế với Pakistan nhưng cần cam kết an ninh mạnh mẽ từ phía Islamabad.

Chuyến thăm đầu tiên của ông Shehbaz Sharif tới Trung Quốc kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai vào tháng Ba diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này tiếp tục phải vật lộn với tác động của cuộc khủng hoảng nợ, lạm phát và thâm hụt tài chính cũng như tình trạng bất ổn chính trị.

Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy xây dựng chất lượng cao với Pakistan theo Sáng kiến ​​vành đai và con đường (BRI), đồng thời cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, khai thác mỏ, các vấn đề xã hội và sinh kế phù hợp với điều kiện địa phương.

Bên cạnh tuyên bố sẽ nâng cấp Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), nhà lãnh đạo nước chủ nhà khẳng định hai nước sẽ tìm cách hợp tác về đổi mới và công nghiệp xanh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình nói thêm rằng Pakistan nên tiếp tục “tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn, ổn định và có thể dự đoán được, đồng thời đảm bảo hiệu quả sự an toàn của nhân sự, dự án và tổ chức Trung Quốc”.

Thông điệp đó được đưa ra sau một loạt cuộc tấn công nhằm vào các công dân Trung Quốc làm việc trong các dự án CPEC ở các tỉnh Balochistan và Khyber Pakhtunkhwa.

Trong vụ tấn công gần đây nhất, 5 công dân Trung Quốc và tài xế người Pakistan đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết trên đường tới dự án đập thủy điện Dasu ở Khyber Pakhtunkhwa vào tháng 3.

Trước đó diễn ra vụ tấn công nguy hiểm nhất liên quan đến công dân Trung Quốc vào năm 2021, khi một kẻ đánh bom liều chết trên xe buýt giết chết 13 người, trong đó có 9 công nhân Trung Quốc.

Chia sẻ với Al Jazeera, bà Stella Hong, nghiên cứu sinh về chính sách công của Trung Quốc tại Trung tâm Ash của Trường Harvard Kennedy khẳng định, tình hình an ninh của Pakistan “vẫn là mối quan tâm trực tiếp nhất” đối với người Trung Quốc và có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư trong tương lai vào nước này.

“Các vụ bạo lực đang thử thách lòng tin lẫn nhau của hai chính phủ....Có thể có sự dè dặt ngày càng tăng từ cả hai nước về cam kết của phía bên kia đối với mối quan hệ này”. (Bà Stella Hong)

Tại cuộc gặp ở Bắc Kinh, Thủ tướng Sharif cho biết, Pakistan sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các dự án BRI, đồng thời “kiên quyết đấu tranh và trừng phạt nghiêm khắc những kẻ khủng bố có liên quan, đồng thời thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn cho nhân viên và các tổ chức Trung Quốc ở Pakistan”.

Theo chuyên gia Abdul Basit (Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore), “Trung Quốc không hài lòng” với các biện pháp an ninh hiện tại của Pakistan. Tuy nhiên, ông Zhu Yongbiao, Giáo sư trường chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu, cho rằng Trung Quốc “nhìn chung hài lòng” với các hoạt động chống khủng bố của Pakistan, mặc dù nước này muốn hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh.

Giáo sư Zhu Yongbiao nhận định, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đầu tư vào Islamabad và trọng tâm chính của chuyến thăm lần này của Thủ tướng Sharif “vẫn là hợp tác kinh tế và thương mại, nhằm giúp Pakistan phát triển và nâng cao năng lực tự lực cánh sinh”.

Chuyến thăm trấn an
Năm công dân Trung Quốc thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào xe buýt ở Khyber Pakhtunkhwa vào tháng 3/2024. (Nguồn: EPA)

Taliban - thách thức hay cơ hội

Afghanistan đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong quan điểm của cả hai nước về an ninh. Báo South China Morning Post từng đưa tin, các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Islamabad và Kabul đang tìm cách thuyết phục Taliban kiềm chế các chiến binh Taliban ở Pakistan và ngăn chặn sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố xuyên biên giới.

Trung Quốc đang cố gắng sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình đối với chính quyền Taliban ở Kabul, để kiềm chế Taliban ở Pakistan và ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhân sự và lợi ích của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Pakistan đang có lập trường ngày càng cứng rắn đối với chính quyền Taliban ở Afghanistan và liên tục cáo buộc chế độ này dung dưỡng cho những kẻ khủng bố.

Đầu tuần này, Islamabad cho biết họ đã bắt giữ 11 phiến quân bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công hồi tháng Ba vừa qua, đồng thời cho biết thêm rằng kẻ đánh bom liều chết nhằm vào đoàn xe Trung Quốc là một công dân Afghanistan.

Theo chuyên gia Abdul Basit, “Pakistan từng có nhiều ảnh hưởng và mối quan hệ thân thiện hơn [với Taliban] so với Trung Quốc" nhưng điều đó đã thay đổi. Hiện nay, "Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng và mối quan hệ thân thiện với Taliban hơn Pakistan”.

Ông nói thêm, “Pakistan coi Taliban là một thách thức, nhưng đối với Trung Quốc, họ coi Taliban là một cơ hội”.

Pakistan và Trung Quốc tìm cách “xây dựng CPEC nâng cấp” sau cuộc gặp gần đây giữa Ngoại trưởng hai nước. (Nguồn: EPA)
CPEC là thành tố quan trọng trong Sáng kiến ​​vành đai và con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc. (Nguồn: EPA)

Bài toán trả nợ

Trước khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, Thủ tướng Sharif và một phái đoàn doanh nghiệp gồm hơn 100 người đã đến thăm Thâm Quyến, trung tâm đổi mới của đất nước và là hình mẫu cho cải cách kinh tế của Trung Quốc và Tây An, một trung tâm khoa học và công nghệ ở phía Tây Bắc đất nước.

Truyền thông địa phương đưa tin, ông Sharif đã gặp các lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp của hai thành phố, thảo luận về sự hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như năng lượng mới và công nghệ thông tin.

Với lạm phát ở mức 20% và nền kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, Islamabad đang nỗ lực tìm cách nâng cấp và mở rộng CPEC kết nối cảng Gwadar phía Nam của Pakistan trên biển Arab với khu vực phía Tây Tân Cương của Trung Quốc.

Ông Basit cho hay, “giai đoạn thứ hai của CPEC, theo Pakistan, là về công nghiệp hóa. Họ muốn thành lập các đặc khu kinh tế hợp tác với Trung Quốc và tiến tới cải cách nông nghiệp và hợp tác trong các công nghệ mới nổi như thông tin”.

Điều đặc biệt quan tâm là hai nước có thể sẽ đàm phán khuôn khổ để gia hạn thời hạn trả nợ khoản vay của Pakistan.

Theo Ngân hàng Nhà nước Pakistan, năm ngoái nợ nước ngoài của Pakistan đạt khoảng 130 tỷ USD, gấp đôi con số năm 2015. Chính phủ của Thủ tướng Sharif có khả năng sẽ tìm kiếm nguồn vốn vay ít nhất là 6 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sau khi nước này công bố ngân sách thường niên, dự kiến vào ngày 10/6 tới.

Số tiền mà Pakistan nợ Trung Quốc chiếm gần 13% tổng số nợ và được dùng để chi trả cho các dự án cơ sở hạ tầng trong nhiều năm và các loại chi tiêu khác. Theo ông Basit, Bắc Kinh “sẽ thể hiện sự linh hoạt" thông qua "một khuôn khổ về cách Pakistan sẽ trả các khoản vay trong 5 năm tới" trong bối cảnh hiện nay, khi Islamabad "không thể trả được”.

Hồi tháng Tư, Bộ Tài chính Pakistan kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng Sáu này.

Như vậy, chuyến thăm kéo dài 5 ngày (4-8/6) trĩu nặng nỗi bất an và gánh nặng nợ nần vẫn cần cam kết, và cả hành động, mạnh mẽ hơn nữa của Thủ tướng Shehbaz Sharif trong việc "làm hài lòng" đồng minh chiến lược của mình.

Quan hệ Trung Quốc-Pakistan 'vững chắc như đá, vững vàng như núi'

Quan hệ Trung Quốc-Pakistan 'vững chắc như đá, vững vàng như núi'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/5 cho hay, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 4-8/6 theo lời mời của ...

Quốc vương Kuwait, Qatar nhận lời mời thăm Pakistan

Quốc vương Kuwait, Qatar nhận lời mời thăm Pakistan

Đài phát thanh nhà nước Pakistan ngày 26/5 đưa tin, Quốc vương Kuwait Sheikh Meshal Al-Ahmed Al-Sabah và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad ...

Thủ tướng Pakistan thăm Saudi Arabia

Thủ tướng Pakistan thăm Saudi Arabia

Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết, Thủ tướng nước này, ông Shehbaz Sharif sẽ gặp Thái tử Saudi Arabia trong chuyến thăm kéo dài hai ...

Sau 'nốt trầm' hồi tháng Một, Tổng thống Iran bắt đầu thăm Pakistan

Sau 'nốt trầm' hồi tháng Một, Tổng thống Iran bắt đầu thăm Pakistan

Ngày 22/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã tới thủ đô Islamabad, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tại Pakistan, nhằm ...

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đến Pakistan có thể nói đã khép lại giai đoạn căng ...

(theo SCMP, Al Jazeera)

Đọc thêm

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Colombia và Panama chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Colombia và Panama chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của các Đại sứ vào việc tăng cường, phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và ...
Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình'

Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình'

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình' tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cuộc sống độc thân tuổi 40 của Nam vương Tiến Đoàn tại Mỹ

Cuộc sống độc thân tuổi 40 của Nam vương Tiến Đoàn tại Mỹ

Cựu người mẫu Tiến Đoàn không hẹn hò, dành thời gian chăm sóc bản thân, theo đuổi các sở thích riêng từ khi định cư California, Mỹ.
Bao giờ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024? Cách tính điểm thi thế nào?

Bao giờ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024? Cách tính điểm thi thế nào?

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến vào 8h ngày 17/7. Vậy cách tính điểm thi thế nào?
'Gợn sóng' trong đảng Dân chủ sau cuộc tranh luận trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và ông Donald Trump

'Gợn sóng' trong đảng Dân chủ sau cuộc tranh luận trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và ông Donald Trump

Đã có những 'gợn sóng' trong đảng Dân chủ về màn trình diễn của Tổng thống Mỹ Joe Biden với đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng

Ngày 28/6, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao.
Căng thẳng biên giới Israel-Lebanon: LHQ cảnh báo nguy cơ về 'ngày tận thế', Mỹ sẵn sàng sơ tán công dân, hàng loạt nước phương Tây ra khuyến cáo khẩn

Căng thẳng biên giới Israel-Lebanon: LHQ cảnh báo nguy cơ về 'ngày tận thế', Mỹ sẵn sàng sơ tán công dân, hàng loạt nước phương Tây ra khuyến cáo khẩn

Căng thẳng giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Lebanon tiếp tục phức tạp tại biên giới hai nước, nguy cơ leo thang thành xung đột nguy hiểm.
Cử tri Iran bắt đầu đi bầu cử tổng thống, 2 ứng cử viên bỏ cuộc trước 'giờ G'

Cử tri Iran bắt đầu đi bầu cử tổng thống, 2 ứng cử viên bỏ cuộc trước 'giờ G'

Hàng chục triệu cử tri Iran đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống mới vào lúc 8h (giờ địa phương, tức 11h30 giờ Hà Nội).
Hội nghị thượng đỉnh EU: Tập trung vào quốc phòng, Pháp-Đức 'va chạm nhẹ', nhân tố lãnh đạo mới có thổi 'luồng gió mới'?

Hội nghị thượng đỉnh EU: Tập trung vào quốc phòng, Pháp-Đức 'va chạm nhẹ', nhân tố lãnh đạo mới có thổi 'luồng gió mới'?

Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 27/6 dành phần lớn thời gian để thảo luận về các vấn đề quốc phòng và đề cử các vị trí lãnh đạo của khối.
ICC trì hoãn lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel

ICC trì hoãn lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel

ICC trì hoãn cho phép công tố viên Karim Khan ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng của Israel vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
Chảo lửa Trung Đông: Rocket và tên lửa đỏ trời, Israel tuyên bố Hezbollah đang lao vào 'trò chơi' nguy hiểm, phát cảnh báo sơ tán khẩn ở Gaza

Chảo lửa Trung Đông: Rocket và tên lửa đỏ trời, Israel tuyên bố Hezbollah đang lao vào 'trò chơi' nguy hiểm, phát cảnh báo sơ tán khẩn ở Gaza

Tình hình Trung Đông, xoay quanh xung đột giữa Israel với Hamas và Hezbollah vẫn tiếp tục leo thang.
Tổng thống Bulgaria bất đồng với chính phủ về xung đột Ukraine

Tổng thống Bulgaria bất đồng với chính phủ về xung đột Ukraine

Tổng thống Bulgaria từ chối dẫn đầu phái đoàn nước này tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO do bất đồng quan điểm với chính phủ.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Phiên bản di động