'Thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu giáo dục'

Nguyệt Anh
Thạc sĩ Khoa học Phạm Thị Khánh Ly - Giám đốc điều hành Hệ thống trường Tiểu học và THCS FPT Hà Nội cho rằng, thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục, từ đó sai lệch cách nhìn nhận của xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Thạc sĩ Phạm Thị Khánh Ly cho rằng, thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Chị nhìn nhận thế nào về áp lực của trẻ em Việt từ góc độ trách nhiệm của giáo dục, phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông mà các nhà trường đang triển khai hiện nay?

Giáo dục phổ thông (GDPT) đang chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực người học.

Thực tế, chương trình GDPT mới kèm với sự thay đổi toàn bộ sách giáo khoa giúp học sinh tiếp cận với nền tảng tri thức và kỹ năng đổi mới. Đồng thời, thay đổi toàn diện phương pháp dạy, học, đánh giá tại các nhà trường.

Học không bao giờ là đủ và cũng chẳng khi nào là muộn. Vì vậy, học chưa bao giờ dễ dàng mà không có áp lực cả.

Áp lực trước đây nếu nghiêng về đánh giá điểm số thì hiện nay là áp lực hoàn thiện bản thân, phát triển năng lực cá nhân.

Thành tích là cần thiết nhưng theo bà, có cần phải thay đổi các tiêu chí về thành tích hay không? Cần quan tâm hơn đến các chỉ số hạnh phúc của trẻ khi đến trường và đánh giá về các hoạt động ngoại khóa thế nào?

Thành tích là những kết quả mà cá nhân hoặc tổ chức đạt được bằng thực chất và sự nỗ lực hết sức của bản thân, việc ghi nhận thành tích được xem như một cách để tạo động lực học tập cho học sinh.

Xã hội ngày càng thay đổi, các tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi. Học sinh ngày nay sử dụng công nghệ vô cùng giỏi. Áp lực học hành, bài vở nhưng nhờ công nghệ phát triển nếu cần gì, bằng sự nhanh nhạy, học sinh "lên" Google là có ngay. Chỉ là, kiến thức không vào đầu dù điểm số thì vẫn đều đều vào sổ.

Học sinh hiện nay đến trường không phải chỉ để lấy kiến thức mà là nơi trang bị toàn diện những năng lực và phẩm chất cơ bản. Việc đánh giá về lực học, về đạo đức chưa đủ, mà cần có thêm những đánh giá toàn diện như về các hoạt động ngoại khoá, bảng điểm về trải nghiệm.

Cùng với đó, cần đánh giá về các chỉ số hạnh phúc của trẻ khi đến trường để quãng đời học sinh phải là một hành trình trải nghiệm để trưởng thành.

Chỉ số hạnh phúc có thể đơn giản là trẻ sẽ cảm thấy tự tin và ham học, muốn đến trường để biết thêm những điều bổ ích, những chân trời mới lạ.

Vậy có phải trẻ em Việt đang chịu áp lực học tập rất lớn?

Áp lực là động lực, động cơ trong việc đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nếu không có áp lực thì không có thành tích, không có thành quả, sẽ chẳng có mục tiêu nào được đặt ra và đạt được.

Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập, gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.

Câu hỏi được đặt ra, áp lực đến từ đâu? Theo tôi, nguyên nhân của những áp lực đến từ việc thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc của khoa học  - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đòi hỏi nhiều sự đột phá; các nước Á Đông có truyền thống coi trọng bằng cấp hơn các nước khác; sợ bản thân thua kém người khác; sự quá nhiều kỳ vọng từ bố mẹ; áp lực thành tích từ nhà trường, giáo viên...

Nhiều người cho rằng, học ở nước ngoài nhẹ nhàng và ít áp lực hơn. Có phải việc học ở Việt Nam nặng nề là do chúng ta đã tự gia tăng cho chính mình áp lực phải thành thạo, đặc biệt là thành thạo những thứ không cần thiết?

Khi so sánh, chúng ta phải đặt trên nền tảng kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí ở mỗi quốc gia. Giáo dục phổ thông trang bị kiến thức làm hành trang cuộc sống. Cuộc sống càng hiện đại phức tạp, con người càng phải giải quyết nhiều vấn đề, vì thế, càng phải được trang bị nhiều kỹ năng.

Nếu so sánh chương trình GDPT mới Toán lớp 6 của Việt Nam trang bị 48 kỹ năng thì chương trình của Australia trang bị tới 89 kỹ năng.

Toán của chúng ta tập trung vào giải toán thì nước bạn bổ sung kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể về chuyển đổi tiền tệ, về bài toán quản lý tài chính cá nhân, khám phá vẻ đẹp của môn học trong những ứng dụng nghệ thuật.

Nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ra đời dựa trên toán học như bức hoạ nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci. Leonardo từng là nhà toán học nên ông hiểu rõ khái niệm về tỷ lệ vàng.

Tôi đồng ý điều tạo ra áp lực cũng chính là thành thạo những thứ không cần thiết. Theo lý thuyết sư phạm, để đạt tới 95% độ thành thạo một kỹ năng, các em cần nỗ lực gấp bốn lần so với đạt 70%.

Trong khi đó, nếu học tập hiệu quả, các em chỉ cần dùng 20% thời gian để hiểu được 80% khối lượng kiến thức và dành 80% thời gian còn lại tìm kiếm sự đột phá để nhân lên n lần sự thành công.

Chị có nói áp lực là động lực, động cơ trong việc đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nhưng rõ ràng, áp lực đang khiến nhiều trẻ em cảm thấy ngột ngạt với việc học và chạy đua thành tích. Chị nghĩ sao?

Trong cuộc sống, trên bất kỳ chặng đường nào, để thành công, không thể không có cạnh tranh và áp lực. Tuy nhiên, nếu thước đo sự thành công không phù hợp sẽ biến tướng mục tiêu của giáo dục, từ đó sai lệch cách nhìn nhận của xã hội, sai lệch hành vi xã hội.

Trong nhà trường, nếu áp lực chỉ là điểm số, chỉ là tỷ lệ đỗ - trượt, đoạt giải học sinh giỏi quốc gia… đương nhiên sẽ kéo theo cả nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh vào vòng xoáy đó.

Ở Tổ chức giáo dục FPT có chung một triết lý “Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học”. Chúng tôi quan điểm chỉ khi học sinh được rèn luyện kỹ năng tự học, tự lập, từ đó học sinh sẽ biết cách tự vượt qua áp lực học tập để bản thân có được sự thoải mái tinh thần, giúp tư duy tốt hơn.

Theo chị, các cơ quan chuyên môn cần có những đánh giá, xây dựng những tiêu chí mới cho thành tích thế nào?

Chúng ta phải song hành thay đổi tiêu chí đánh giá cho trường học, giáo viên và tiêu chí đánh giá học sinh bởi nếu chỉ thay đổi đánh giá học sinh trong khi đánh giá trường học, giáo viên vẫn như cũ thì tôi tin rằng kết quả cũng không có gì thay đổi so với trước đây.

Các tiêu chí mới cần dựa trên 2 mục tiêu:

Thứ nhất, mục tiêu dài hạn, đó là học để làm, học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Muốn phát triển bền vững thì mục tiêu của quá trình học tập phải là học để phục vụ cuộc sống và ứng dụng vào thực tế. Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh, trở thành những công dân toàn cầu.

Thứ hai, mục tiêu ngắn hạn, đó là các cuộc thi giành giải thưởng như học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật, các kỳ thi xếp hạng…

Tuy nhiên, nội dung thi, phương thức thi cần có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu dài hạn, sẽ vẫn là điểm số nhưng điểm số đó sẽ đánh giá được toàn diện hơn.

Xin cảm ơn chị!

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Phụ huynh có giật mình tự hỏi 'mình đã đúng trong cách giáo dục con'?

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Phụ huynh có giật mình tự hỏi 'mình đã đúng trong cách giáo dục con'?

Thời gian qua, xảy ra những câu chuyện buồn liên quan đến trẻ trầm cảm, tự tử vì những áp lực khác nhau, có lẽ ...

'Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục'

'Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục'

Trước những tranh cãi về môn Lịch sử, tôi chỉ chia sẻ góc nhìn cá nhân về tầm quan trọng của môn học này.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên ...
Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Phiên bản di động