Thượng đỉnh Bộ tứ đầu tiên sẽ bàn về những vấn đề lớn nào?

Thái Bình
TGVN. Cuộc họp cấp cao nhất đầu tiên giữa các thành viên Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia ngày 12/3 diễn ra trong bối cảnh nhóm đối diện với hàng loạt căng thẳng ngày càng gia tăng với Trung Quốc trong nhiều vấn đề.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Bộ tứ đầu tiên sẽ bàn về những vấn đề lớn nào?
Từ trái qua và từ trên xuống: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.(Nguồn: India Today)

Thúc đẩy hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố việc Tổng thống Joe Biden chọn đây là một trong những sự kiện đa phương đầu tiên từ sau khi lên cầm quyền “chứng tỏ tầm quan trọng mà ông nhận thức được về những hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Theo bà Psaki, bốn nhà lãnh đạo Bộ Tứ sẽ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 - hai ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết các bên cũng đã đề cập đến “các hồ sơ khu vực và thế giới mà họ cùng chung lợi ích, các lĩnh vực hợp tác cụ thể để duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Liên minh "Bộ tứ vaccine"

Cuộc họp cũng dự kiến sẽ bao gồm việc công bố các thỏa thuận tài trợ để hỗ trợ thúc đẩy năng lực sản xuất vaccine phòng Covid-19 tại Ấn Độ, điều mà New Delhi đang thúc giục nhằm cạnh tranh với “chiến lược ngoại giao vaccine” mà Trung Quốc triển khai.

Theo CNN, lãnh đạo các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia cũng sẽ thảo luận về những phương tiện bảo đảm an ninh hàng hải và công bằng trong việc phân bổ vaccine phòng Covid-19.

Chiến lược này từng được bốn nước thành viên Bộ tứ nêu lên trong cuộc họp tháng 2/2021. Năm 2020, Hội nghị Bộ tứ mở rộng với Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand bàn về tình hình dịch Covid-19, cũng đã đề cập đến việc phát triển vaccine.

Tin liên quan
Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên: Người mới, chuyện cũ Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên: Người mới, chuyện cũ

New Delhi muốn biến lời nói thành hành động cụ thể, bổ trợ cho hợp tác song phương về mặt dịch tễ của mỗi thành viên với các nước trong khu vực. So với 4 nước Bộ tứ, Ấn Độ hội tụ đủ mọi yếu tố cần thiết về khả năng và vị trí địa lý. New Delhi cũng muốn khẳng định vài trò quan trọng trong nhóm này.

Trước hết, Ấn Độ là nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực. Nước này còn phát triển được vaccine riêng, Covaxin, và dự định bán cho 40 quốc gia, trong đó có Brazil, Philippines và Zimbabwe.

Thứ hai, Ấn Độ nổi tiếng là “công xưởng” bào chế dược phẩm cho thế giới và có sẵn trang thiết bị để sản xuất quy mô lớn.

Vaccine ngừa Covid-19 của nhiều hãng lớn như Oxford/AstraZeneca, Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và cả Sputnik V của Nga đã và sẽ được sản xuất tại Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Tuy vậy, Bộ tứ hoàn toàn có lý do để lo ngại về chiến lược “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc trên thế giới. Nhờ phòng dịch thành công, Trung Quốc không vội vã tiêm chủng cho người dân, mà thay vào đó lại “hào phòng” tặng vaccine cho những nước cần gây ảnh hưởng hoặc ký hợp đồng thử nghiệm tại nhiều quốc gia.

New Delhi còn có thể đạt được một lợi ích khác, chủ yếu về thương mại khi kêu gọi Bộ tứ đầu tư mạnh cho vaccine Covid-19, còn Ấn Độ là nhà sản xuất. Chính điểm này là cái cớ để Bắc Kinh chỉ trích “mưu đồ” của New Delhi, cho rằng Ấn Độ tính toán để thu lợi nhuận khổng lồ.

Ý tưởng liên minh “Bộ tứ vaccine” có thể sẽ được nêu trong cuộc họp cấp cao ngày hôm nay, 12/3.

Bắc Kinh muốn vaccine của Trung Quốc có mặt khắp thế giới để mở rộng ảnh hưởng, như từng làm với chiến dịch “ngoại giao khẩu trang”.

Theo RFI, việc thiết lập nhiều dây chuyền sản xuất vaccine song song với quy mô lớn, có lẽ là giải pháp hữu hiệu để có thể kiềm chế những dụng ý chính trị của Trung Quốc ẩn sau những liều vaccine ngừa Covid-19.

Giải quyết những "thách thức khẩn cấp"

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với báo giới rằng Bộ tứ sẽ vận hành hiệu quả để giải quyết những “thách thức khẩn cấp” trên thế giới, nhưng không phải là một liên minh để chống lại “một đối thủ duy nhất”.

Trung tuần tháng 2 vừa qua, các ngoại trưởng Bộ tứ đã có cuộc họp trực tuyến để kêu gọi khôi phục dân chủ cho Myanmar. Tuy nhiên, nguyên thủ 4 nước thành viên chưa bao giờ tiến hành một cuộc họp cụ thể.

Dù không phải là một liên minh quân sự chính thức như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Bộ tứ vẫn bị xem như một đối trọng tiềm năng trước sức ảnh hưởng mà Trung Quốc ngày càng bành trướng cũng như những động thái hung hăng tại châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu về sự kiện ngày 12/3 trong một cuộc họp báo hồi tuần trước:

“Bộ tứ là vấn đề trung tâm trong chiến lược khu vực của Mỹ và của Australia… Đây sẽ là một khía cạnh của cam kết Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Song sẽ không phải là một bộ máy cồng kềnh với ban thư ký lớn hay kiểu gì đó tương tự. Đó sẽ chỉ là 4 nhà lãnh đạo, 4 quốc gia, cùng làm việc với nhau trên tinh thần xây dựng để hướng tới hòa bình, thịnh vượng và ổn định cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phục vụ lợi ích cho người dân khu vực”.

Hợp tác quân sự trong khuôn khổ Bộ tứ đã gia tăng đáng kể trong năm vừa qua, thông qua các thỏa thuận song phương giữa các đối tác của Bộ tứ và các cuộc tập trận chung.

Tuần trước, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và một nhà ngoại giao từ châu Á cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ có chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc từ ngày 14-18/3. Đây sẽ là chuyến công du quốc tế đầu tiên của các quan chức nội các Biden kể từ khi Tổng thống Mỹ nhậm chức.

Thượng đỉnh Bộ tứ sẽ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc?

Thượng đỉnh Bộ tứ sẽ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc?

Ngày 8/3, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ đến thăm Nhà Trắng vào "thời gian sớm nhất có thể", cân nhắc tình hình dịch Covid-19.

Ông Kata khẳng định tại một cuộc họp báo thường nhật rằng hội nghị cấp cao Nhật-Mỹ chắc chắn sẽ diễn ra, song thời điểm và thông tin chi tiết vẫn chưa được quyết định.

Rất có thể, Thủ tướng Nhật Bản Suga sẽ là nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên đến thăm Nhà Trắng dưới thời chính quyền Biden.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam lên tiếng về cuộc họp lãnh đạo Bộ tứ
Tình hình Ukraine: Kiev tuyên bố có kế hoạch về Donbass, chỉ chờ Nga trả lời, Moscow nói 'chẳng biết gì'
Thượng đỉnh Bộ tứ - Bước ngoặt cho quan hệ Ấn-Mỹ
Bộ tứ cùng Pháp, UAE tổ chức tập trận hải quân, mục đích là gì?
Thượng đỉnh Bộ tứ lần đầu tiên: Người mới, chuyện cũ
(theo CNN/Aljazeera)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Với lợi thế có quãng nghỉ phục hồi thể lực, đội tuyển futsal nữ Thái Lan tỏ ra rất sung sức trong trận đấu với đội tuyển futsal nữ Việt ...
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động