Thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ - Đức - Pháp - Anh: Gặp gỡ từ xa, vượt khó trước mắt

Phan Quân
TGVN. Hội nghị trực tuyến không thể ngăn lãnh đạo 4 quốc gia thảo luận về các vấn đề cấp bách, từ dịch Covid-19, người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ tới tình hình Syria. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria: Cùng thoả thuận, khác mục đích
thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat Bất chấp EU và NATO đang 'tức giận', Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu được hỗ trợ nhiều hơn
thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng các quan chức tại Thượng đỉnh bốn bên ngày 17/3. (Nguồn: IHA)

Ngày 17/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hội đàm, thảo luận về vấn đề nóng của thế giới và khu vực.

Gặp gỡ từ xa

Điểm thú vị ở chỗ đây là lần đầu tiên, cuộc gặp bốn bên được tiến hành trực tuyến. Thời gian tới, khi dịch Covid-19 tiếp tục phát triển mạnh và châu Âu, trong đó có Đức, Pháp và Anh được dự đoán có thể trở thành tâm dịch mới, các hội nghị trực tuyến sẽ dần trở thành phương thức gặp gỡ thường xuyên giữa lãnh đạo quốc gia. Theo Saudi Arabia, tuần tới lãnh đạo các nước G20 sẽ tiến hành họp khẩn trực tuyến nhằm thỏa luận về cách phối hợp, ứng phó với Covid-19. Trước đó ít lâu, hoạt động tương tự giữa các nước thành viên G-7 đã khẳng định cam kết “sẵn sàng làm tất cả những gì cần thiết” để chống lại sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm các biện pháp tài chính và hợp tác phát triển vaccine.

Quan trọng hơn, gặp gỡ trực tuyến đang trở thành xu thế mới và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi dịch Covid-19 chấm dứt, bởi nó có ưu điểm so với công du ngoại giao truyền thống. Thứ nhất, hội nghị trực tuyến giảm thiểu rủi ro cho lãnh đạo quốc gia trong các chuyến thăm. Thứ hai, hội nghị trực tuyến không đòi hỏi quá trình lên kế hoạch dài hơi, tiết kiệm chi phí chuẩn bị và tổ chức. Thứ ba, hội nghị trực tuyến tiết kiệm thời gian, giúp lãnh đạo quốc gia thuận tiện trong công tác đối nội. Thứ tư, hội nghị trực tuyến cho phép các bên họp khẩn, giải quyết vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phản ứng tức thời nhưng yêu cầu phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia như Covid-19.

Vượt khó trước mắt

Trở lại với cuộc gặp trên, các bên chưa chia sẻ nhiều thông tin chính thức song viết trên Twitter, Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết: “Chúng tôi đã có dịp đánh giá sâu sắc về nhiều vấn đề, từ đối phó với virus corona, tình hình nhân đạo tại Idlib, giải pháp cho khủng hoảng Syria, vấn đền người tị nạn và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - EU tại thượng đỉnh”. Ông khẳng định các bên sẽ phối hợp chặt chẽ hơn thông qua kênh ngoại giao và cơ chế hợp tác nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại.

Chi tiết hơn, phát biểu tại họp báo sau thượng đỉnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đã có cuộc “thảo luận hiệu quả” về tiến triển và tình hình nhân đạo tại Đông Bắc Syria, mong muốn viện trợ của Đức sớm tới tay người dân, ủng hộ một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, tiến tới ngừng bắn dài hạn và khôi phục lại đàm phán giữa các bên liên quan sau nhiều tuần giao tranh. Đề cập quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Liên minh châu Âu (EU), thỏa thuận song phương về người tị nạn năm 2016, bà khẳng định Berlin cùng các nước “sẵn sàng tăng cường hỗ trợ kinh tế” cho Ankara nếu cần thiết.

Tuy nhiên, chưa có gì cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thỏa mãn với đề xuất này. Không phải Covid-19, vấn đề người nhập cư và tình hình Syria mới là lý do chính của thượng đỉnh trực tuyến lần này bởi hai lý do sau.

Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đang dần tới giới hạn, với số lượng người nhập cư ngày một lớn, đạt mức 3,7 triệu người Syria, nhiều nhất trên thế giới. Thực trạng này đã tác động tiêu cực tới ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, sự trợ giúp của EU theo thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ - EU năm 2016 về người tị nạn là không đủ để bù đắp những thiệt hại nêu trên.

Thứ hai, chiến sự Syria leo thang có thể đẩy hơn 3 triệu người dân Syria ở khu vực Đông Bắc Syria về phía Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã quá tải với lượng người nhập cư hiện nay. Trước tình trạng đó, một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các chiến dịch quân sự đẩy lùi quân đội Syria của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, mặt khác, ngày 28/2, nước này đã cho phép người nhập cư di chuyển vào châu Âu, đe dọa phá vỡ thỏa thuận năm 2016, gây áp lực với EU nhằm đạt được hỗ trợ cần thiết. Trong khi đó, quốc gia châu Âu láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ là Hy Lạp đã có biện pháp mạnh như triển khai quân đội, sử dụng lựu đạn cay và súng phun nước nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư.

Đáng ngại hơn, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh tại châu Âu và hệ thống y tế của nhiều quốc gia dần trở nên quá tải, lượng người nhập cư đổ về khu vực này có thể khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, tuyên bố của các nước EU về tăng cường chi phí hỗ trợ là cần thiết để xoa dịu các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm hiện tại song về lâu dài, Thổ Nhĩ Kỳ và EU cần nhiều hơn một thỏa thuận năm 2016 để giải quyết khúc mắc song phương còn tồn tại nói riêng và vấn đề người nhập cư, tình hình chiến sự Syria nói chung.

thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat

EU tài trợ thêm 500 triệu Euro cho người di cư ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria tố Ankara 'tống tiền' châu Âu

TGVN. Ngày 5/3, theo một nguồn tin, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị bổ sung 500 triệu Euro viện trợ cho người tị ...

thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat

Bị tố dùng người di cư để 'tống tiền chính trị' EU, Thổ Nhĩ Kỳ nói gì?

TGVN. Ngày 4/3, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã cực lực lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vấn ...

thuong dinh tho nhi ky duc phap anh gap go tu xa vuot kho truoc mat

Tình hình Syria căng thẳng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga, EU họp khẩn

TGVN. Ngày 2/3, Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo, nhà lãnh đạo này sẽ tới thăm Nga vào ngày 5/3 ...

Đọc thêm

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Mong muốn Viện TBI hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều 16/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tây Ban Nha

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh về Ngoại giao và các vấn đề toàn cầu Tây Ban Nha Diego Martínez Belío trao đổi về ...
Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Phong tỏa tài sản của nữ diễn viên Trung Quốc Triệu Vy

Tài sản của diễn viên Trung Quốc Triệu Vy, thuộc công ty cổ phần Hợp Bảo, bị phong tỏa giữa lúc tin đồn cô chuẩn bị tái xuất được lan ...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Quốc vụ khanh Tây Ban Nha Diego Martinez Belío

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Tây Ban Nha, đối tác chiến lược đầu ...
Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Barcelona vs PSG, 02h00 ngày 17/4 - tứ kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Barcelona vs PSG tại vòng tứ kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động