Giá rẻ sẽ là một phần lợi thế trong cạnh tranh của thủy sản Việt nhưng cũng là "nỗi đau" khi xét đến câu chuyện làm thương hiệu. (Nguồn: Tạp chí Thủy sản) |
Tại buổi Hội thảo “Thương hiệu cho thuỷ sản Việt” diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm thuỷ sản quốc tế Việt Nam VietFish 2022 đang tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Group cho rằng, đứng ở góc độ truyền thông, giá rẻ đang là “nỗi đau” của các mặt hàng Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng, bởi giá rẻ thường bị coi là chất lượng không tốt và không được người tiêu dùng chọn mua.
Điều này không những không thúc đẩy doanh thu của xuất khẩu thuỷ sản mà còn vô tình tạo ra ấn tượng không tốt về thuỷ sản Việt trong khách hàng quốc tế.
“Đừng nghĩ rằng cứ bán rẻ là được. Chúng ta cần phải nâng giá lên, tất nhiên không phải quá cao so với giá trị sản phẩm nhưng phải đạt được mức độ chúng ta kỳ vọng. Đây cũng chính là mục tiêu trong cả kinh doanh và marketing của chúng ta. Cần phải tìm cách tạo ra giá trị gia tăng, giá trị cảm xúc cho sản phẩm thay vì chỉ chăm chăm hạ giá. Chỉ hạ giá thì chính là con đường đi xuống địa ngục”, ông Vinh nói.
Đồng tình, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc công ty CP Vĩnh Hoàn cho rằng, mục tiêu cuối cùng của làm thương hiệu cho thuỷ sản Việt chính là để người tiêu dùng, người mua chấp nhận trả một cái giá cao hơn cho sản phẩm mà vẫn tăng được số lượng sản phẩm bán ra.
Bà Tâm chia sẻ: “Giá rẻ sẽ là một phần lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên trong câu chuyện thương hiệu, phải làm thế nào để tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng giá bán và có được sự tin tưởng, trung thành của khách hàng. Đây sẽ là một bước đi dài hơn, đòi hỏi nhiều sự cố gắng và cạnh tranh đến từ mỗi doanh nghiệp”.
Còn ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP ngậm ngùi: “Từ năm 2003 rồi, khi tôi đến Pháp, hai con hàu nuôi cạnh nhau nhưng tại sao một con bán giá 25 Euro/kg, một con lại bán giá 3 Euro/kg? Chính khâu Marketing đã tạo nên 22 Euro chênh lệch kia”.
Hiện nay, thuỷ sản Việt Nam là một trong những ngành đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và có vị thế cao trên thế giới.
Tuy nhiên, chốt lại câu chuyện làm thương hiệu cho thuỷ sản Việt, ông Lê Quốc Vinh cho rằng, không chỉ cần thế giới biết đến, mà còn phải khiến thế giới yêu thích và trung thành với thuỷ sản Việt Nam. Có như vậy, ngành thuỷ sản mới có thể phát triển ngày càng mạnh mẽ, bền vững và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
| Tọa đàm kinh doanh nhập khẩu thủy sản Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc Vừa qua, tại Quảng Châu, Tổng lãnh sự quán Việt Nam đã phối hợp với Thương hội thủy sản Quảng Châu tổ chức “Tọa đàm ... |
| Czech sẽ thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam Điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky khẳng định, Czech sẽ thúc đẩy các cơ quan ... |
| Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022 Trong hai ngày 30-31/5, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) ... |
| Thủy sản Việt 'rộng cửa' vào RCEP; thách thức vẫn còn, doanh nghiệp cần lưu ý điều gì? Không chỉ là cơ hội lớn, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với ngành thủy sản Việt Nam. Vì vậy, doanh ... |
| Nam Phi - Cửa ngõ quan trọng để thủy, hải sản Việt Nam vào thị trường khu vực Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi Phạm Thanh Hải cho biết, Nam Phi là thị trường còn rất ... |