TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với Anh và EU hậu Brexit | |
Kết thúc Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN đầu tiên trong năm ASEAN 2020 |
Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao tại cuộc họp. |
Là những tổ chức khu vực có mức độ liên kết, hội nhập sâu rộng và toàn diện, ASEAN và EU tái khẳng định cam kết mạnh mẽ tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên, chia sẻ tầm nhìn về hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ. ASEAN đánh giá EU là đối tác quan trọng hàng đầu, nhất là trong kinh tế và phát triển.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với tổng kim ngạch hai chiều năm 2018 đạt 282,2 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2017; là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của ASEAN với tổng FDI năm 2018 đạt 22 tỷ USD. EU khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, coi ASEAN là đối tác quan trọng, chia sẻ nhiều lợi ích và tầm nhìn chiến lược.
Hội nghị ghi nhận tiến triển tích cực trong quan hệ ASEAN-EU, nhất là trong việc triển khai chương trình hợp tác lớn như E-READI (đối thoại chính sách và hỗ trợ ASEAN hội nhập), ARISE Plus (hỗ trợ liên kết kinh tế), COMPASS (xây dựng hệ thống thống kê ASEAN), EU SHARE (giáo dục)….
Thời gian tới, các nước nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực thuộc quan tâm chung như kinh tế-thương mại-đầu tư; thích ứng với các thách thức mới nổi, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu; thúc đẩy kết nối, giao thông, y tế, phát triển bền vững, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh biển…
Hai bên cũng nhất trí sớm hướng tới hoàn tất Hiệp định Vận tải Hàng không toàn diện ASEAN-EU và đẩy mạnh các nỗ lực đối với Hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước đã chia sẻ về tình hình ứng phó dịch cúm virus corona chủng mới và nhất trí tổ chức hội nghị trực tuyến giữa ASEAN và EU nhằm cập nhật tình hình và trao đổi kinh nghiệm.
Hội nghị chia sẻ về những biến động phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế và chính trị thế giới, nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các thách thức toàn cầu cũng như thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột.
Về tình hình Biển Đông, các nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật; kêu gọi các bên kiềm chế, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nước khẳng định ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực hướng tới hòa bình, ổn định bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên; nhấn mạnh cần thực thi nghiêm túc, đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trông đợi các giải pháp bền vững đối với vấn đề Rakhine, Myanmar và Trung Đông.
Các nước chúc mừng Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 1/2020, trông đợi vào kết quả tốt đẹp của việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, đoàn Việt Nam đã thay mặt ASEAN thông báo chủ đề, các ưu tiên và một số kết quả dự kiến chính của ASEAN trong năm 2020, qua đó khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ gắn kết giữa ASEAN với các đối tác, trong đó có EU, để chủ động thích ứng với các thách thức hiện nay đồng thời nắm bắt những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, đoàn Việt Nam đã thông tin với các nước về một số đề xuất của Việt Nam nhằm tăng cường phối hợp và phản ứng chung của ASEAN trong ứng phó với virus Corona; cập nhật tình hình Biển Đông, tiến trình thực hiện DOC và thương lượng COC, qua đó tái khẳng định tầm quan trọng của các nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông; một số định hướng thúc đẩy gắn kết ASEAN-Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021.
EU hỗ trợ ASEAN sử dụng bền vững than bùn và giảm thiểu khói mù TGVN. Tại Jakarta, Liên minh châu Âu (EU) vừa khởi động hợp phần dân sự thuộc Chương trình hỗ trợ sử dụng bền vững đất ... |
EU công bố kế hoạch tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN Ngày 1/8, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh Federica Mogherini ... |
Thực hiện hiệu quả các ưu tiên của Kế hoạch hành động ASEAN - EU giai đoạn 2018-2022 Cuộc họp lần thứ 26 Ủy ban hợp tác chung ASEAN - Liên minh châu Âu (AEJCC) đã diễn ra vào ngày 20/2 tại trụ ... |
EU là đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN Ngày 21/01, tại Brussels, Bỉ đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU lần thứ 22 với sự tham dự của ... |