Nhỏ Bình thường Lớn

Tin Covid-19 sáng 28/9: 1 triệu người có 7.783 ca mắc, TP. Hồ Chí Minh có 3 tin vui, đề nghị xác nhận thêm 150.000 F0, ổ dịch ở Hà Nam rất nóng

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận 766.051 ca mắc Covid-19, 5 địa phương có số ca bệnh cao nhất lần lượt là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.
Tin Covid-19 sáng 27/9
Bên trong Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 đa tầng quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. (Nguồn: Bộ Y tế)
Tin Covid-19 sáng 29/9: 7.358 ca nặng, trường đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh có thể đón học sinh, Hà Nội chưa nhận chuyến bay, Hà Nam thần tốc dập dịch

Tin Covid-19 sáng 29/9: 7.358 ca nặng, trường đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh có thể đón học sinh, Hà Nội chưa nhận chuyến bay, Hà Nam thần tốc dập dịch

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam ghi nhận 770.640 ca mắc Covid-19, hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.358 ca.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 766.051 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.783 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 761.527 ca, trong đó có 533.275 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (375.794), Bình Dương (203.989), Đồng Nai (46.283), Long An (31.979), Tiền Giang (13.845).

Tính từ 17h ngày 26/9 đến 17h ngày 27/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.362 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 9.342 ca ghi nhận trong nước (giảm 669 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 4.453 ca trong cộng đồng).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-987), Đồng Nai (-130), Bình Phước (-26).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (461), An Giang (50), Tây Ninh (43).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 10.035 ca/ngày.

Tình hình điều trị

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 27/9: 10.528, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 538.454 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.135 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ (2.638); thở ô xy dòng cao HFNC (661); thở máy không xâm lấn (104); thở máy xâm lấn (703); ECMO (29).

Trong ngày 27/9, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 174 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 208 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.758 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,0%).

Vì sao TPHCM đề nghị Bộ Y tế xác nhận thêm 150.000 ca F0?

Thông tin tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 chiều 27/9, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh (TPHCM), cho biết, toàn địa bàn còn khoảng 150.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện qua test nhanh và chưa được cấp mã số bệnh nhân.

Lý giải thực trạng này, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM phân tích, theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp F0 phải được xác định bằng xét nghiệm khẳng định PCR. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tháng 8 và tháng 9 vừa qua, số lượng bệnh nhân Covid-19 tăng nhanh.

Phó Giám đốc Sở Y tế nói: "Về mặt khoa học, một trường hợp có biểu hiện lâm sàng của Covid-19 và dương tính với test nhanh cần được xác định là bệnh nhân để tiếp nhận, điều trị kịp thời".

Thời điểm ấy, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký công văn cho phép TPHCM xác định những trường hợp dương tính SARS-CoV-2 là F0. Toàn bộ trường hợp dương tính qua test nhanh được điều trị tập trung hoặc điều trị tại nhà như các F0 được phát hiện qua xét nghiệm khẳng định.

Dù vậy, theo đúng quy định, những trường hợp này chưa được vào danh sách thống kê của Bộ Y tế. Những người này cũng chưa được cấp mã số bệnh nhân Covid-19 Quốc gia.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần 20-26/9: Binh sĩ Ukraine bắn UAV ở Donetsk, kiểu nắm tay ‘viên kim cương Merkel’, Thổ Nhĩ Kỳ khoe sức mạnh ‘con ma’ F-4 Phantom II Ảnh ấn tượng tuần 20-26/9: Binh sĩ Ukraine bắn UAV ở Donetsk, kiểu nắm tay ‘viên kim cương Merkel’, Thổ Nhĩ Kỳ khoe sức mạnh ‘con ma’ F-4 Phantom II

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, việc bổ sung thêm 150.000 bệnh nhân này vào danh sách ca mắc không ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Theo Công văn gửi Bộ Y tế về việc cấp mã số cho người có kết quả test nhanh dương tính SARS-CoV-2, Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 20/8 đến nay, địa bàn có khoảng 150.000 trường hợp có kết quả dương tính được phát hiện qua test nhanh. Tuy nhiên, Bộ Y tế hướng dẫn chỉ trường hợp xét nghiệm khẳng định mới được cấp mã số.

Từ lý do trên, Sở Y tế TPHCM đề nghị chấp thuận cho địa bàn công bố chính thức số ca test nhanh kháng nguyên dương tính SARS-CoV-2 như ca khẳng định. Các bệnh nhân test nhanh kháng nguyên dương tính được cấp mã số để được chính thức quản lý bằng mã số quốc gia.

Ba tín hiệu lạc quan trong chống dịch tại TPHCM

Cũng tại buổi họp báo chiều 27/9, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TPHCM cho biết: Số ca tử vong và bệnh nhân thở máy giảm, ca xuất viện cao hơn nhập viện là 3 tín hiệu vui trong công tác chống dịch của Thành phố.

Theo ông Hải, trong ngày 26/9, Thành phố có 2.805 bệnh nhân nhập viện và 2.936 bệnh nhân xuất viện. Bên cạnh đó, số bệnh nhân nặng phải thở máy còn 1.855 ca, so với ngày 25/9 là 1.918 ca.

Cũng trong ngày 26/9, số ca tử vong do Covid-19 giảm xuống còn còn 122, so với ba ngày hôm trước lần lượt là 140; 123 và 131.

"Như vậy, sau một thời gian rất dài, số ca nhập viện trong ngày đã ít hơn số ca xuất viện, số tử vong và số bệnh nhân nặng cũng giảm. Đây là những tín hiệu rất lạc quan trong công tác phòng chống dịch tại TP HCM", ông Hải nói.

Chính quyền thành phố đang hoàn thiện dự thảo chỉ thị mới về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội áp dụng từ ngày 1/10. Trong đó, thành phố dự kiến cho hoạt động trở lại nhiều dịch vụ.

Tin Covid-19 sáng 27/9
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nam. (Nguồn: CDC Hà Nam)

Hà Nam ghi nhận 214 ca mắc Covid-19, cách ly phòng, chống dịch hơn 13.000 người

Tính đến cuối ngày 27/9, tỉnh Hà Nam ghi nhận 214 ca mắc Covid-19, số người đang được cách ly phòng, chống dịch là 13.649 người.

Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế gắn mã ca bệnh.

35 ca mắc Covid-19 mới này ghi nhận tại TP. Phủ Lý, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Duy Tiên.

Như vậy, kể từ ca bệnh BN687470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến cuối ngày 27/9, Hà Nam ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

Toàn tỉnh Hà Nam đang tiến hành cách ly phòng, chống dịch cho 13.649 người, trong đó, 9.963 trường hợp cách ly tại nhà; 1.062 người tại các cơ sở cách ly tập trung; 2.500 người cách ly tại khu công nghiệp…

Về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, cộng dồn các đợt tiêm, tỉnh Hà Nam đã tiêm phòng cho 259.020 lượt người, số người đã tiêm mũi 2 là 38.793 người.

Bất động sản mới nhất: Lại siết tín dụng địa ốc, Vingroup đề xuất làm công viên rừng 650ha ở Hạ Long, người mua nhà lần đầu cần biết gì?

Bất động sản mới nhất: Lại siết tín dụng địa ốc, Vingroup đề xuất làm công viên rừng 650ha ở Hạ Long, người mua nhà lần đầu cần biết gì?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu kiểm soát tín dụng đối với địa ốc, những điều người mua nhà lần đầu tại TP ...

ASEAN hướng đến phân bổ vaccine đồng đều cho các nước

ASEAN hướng đến phân bổ vaccine đồng đều cho các nước

ASEAN sẽ phân bổ đồng đều khoảng 100.000-250.000 liều vaccine cho mỗi nước tuỳ theo chủng loại vaccine, phấn đấu cung cấp lô vaccine đầu ...

(tổng hợp)