Nhỏ Bình thường Lớn

Tin được không, Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào Nga?

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang ngày một xấu đi liên quan đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2, Washington đã đẩy mạnh hoạt động mua dầu thô của Nga.
Tin hay không, Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào Nga?. (Nguồn: Businesstraffic)
Năm 2020, Mỹ đã nhập khẩu từ Nga 538.000 thùng dầu/ngày. (Nguồn: Businesstraffic)

Đối tác tiêu thụ dầu mazut chính của Nga?

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), năm 2020, nhập khẩu dầu mỏ Nga vào Mỹ đã tăng 3,5% lên mức cao nhất của 9 năm. Kết quả là Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Mỹ, vượt qua Saudi Arabia - quốc gia đã giảm mạnh xuất khẩu dầu thô để khôi phục sự cân bằng trên thị trường.

Năm 2020, Mỹ đã nhập khẩu từ Nga 538.000 thùng dầu/ngày, so với lượng nhập khẩu từ Saudi Arabia là 522.000 thùng/ngày. Trong đó, các công ty năng lượng lớn của Mỹ như Valero Energy và Exxon Mobil đều là khách hàng mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ chủ chốt của Nga.

Một nguyên nhân khác khiến các nhà máy lọc dầu của Mỹ hướng tới Nga là do dầu thô của Venezuela không tiếp cận được thị trường Mỹ. Đây là hậu quả của quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) của cựu Tổng thống Donald Trump hồi năm 2019, khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Điều này đẩy các nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico và Bờ Đông, bao gồm Citgo Petroleum, Valero Energy, Chevron lâm vào tình thế khó khăn nhất. Chuyên gia Adi Imsirovic tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: “Sau khi bị mất nguồn cung dầu thô từ Venezuela, cùng với việc các nước trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chào bán giá dầu quá cao, Mỹ đã trở thành nước tiêu thụ dầu mazut chính của Nga”.

Các nhà phân tích cho biết, tình hình đã trở nên trầm trọng hơn do OPEC cắt giảm sản lượng. Các lô hàng từ Saudi Arabia hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1985 và chỉ có dầu mazut từ Nga mới cho phép các nhà máy lọc dầu của Mỹ tiếp tục hoạt động.

Mỹ rơi vào một tình huống phi lý

Sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu đá phiến dưới tác động của đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, với việc Mỹ không thể duy trì sản lượng 13 triệu thùng dầu/ngày. Hiện nay, con số này chỉ dừng ở mức 11 triệu thùng/ngày.

Nguyên nhân là do nhu cầu về nguồn năng lượng giảm mạnh, khiến giá dầu sụp đổ. Cùng với đó, số lượng giàn khoan khai thác dầu và khí đốt liên tục giảm và các công ty cũng tạm ngừng hoạt động. Theo số liệu thống kê, khoảng 150 công ty khai thác dầu đá phiến nhỏ ở Mỹ đã bị phá sản.

Đây là những công ty đã gặp vấn đề ngay cả trước đại dịch Covid-19, họ đã lâm vào cảnh nợ nần khi thiếu vốn đầu tư trầm trọng, bởi kể từ năm 2018, Phố Wall không còn hứng thú với các công ty đá phiến, vì trên thực tế không có lợi nhuận ở đó, hầu hết các dự án đều không có lãi.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào năm 2020, các khoản đầu tư đã giảm hơn một nửa xuống chỉ còn 45 tỷ USD.

Các chuyên gian của IEA cho rằng, sản lượng dầu đá phiến trong tháng Ba sẽ giảm xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày. Tại 6 trong tổng số 7 vùng đá phiến chứa dầu khí là Anadarko, Bakken, Niobrara, Eagle Ford, Berman, Gainesville, Appalachian - đều có xu hướng chững lại.

Theo dự báo của Fitch, ngành công nghiệp dầu đá phiến sẽ không trở lại mức trước khủng hoảng trong hai hoặc ba năm nữa. Do đó, các nhà sản xuất đang quan tâm đến việc tối ưu hóa chi phí và lợi tức đầu tư hơn là tăng sản lượng.

Kết quả là Mỹ rơi vào một tình huống phi lý. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào dầu từ Nga hoàn toàn trái ngược với chính sách năng lượng của Mỹ. Một mặt, Washington đang cố gắng ép châu Âu phải từ bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 để họ mua khí đốt của Mỹ. Mặt khác, các nhà máy lọc dầu của Mỹ nhập khẩu khối lượng dầu kỷ lục từ Nga.

Hãng tin Bloomberg lưu ý, “Các tàu chở dầu tại cảng của nhà máy lọc dầu Baytown, Texas, trông giống như nhiều tàu khác đi qua kênh đào Houston. Tuy nhiên, hầm tàu lại chứa mặt hàng khác thường, đó là dầu của Nga. Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn của Mỹ, Moscow đã mở đường cho kết quả này nhờ sự am hiểu thị trường, may mắn và khả năng đã được chứng minh của Điện Kremlin trong việc biến các chính sách của Washington thành lợi thế của mình”.

Nhà phân tích Mark Finley từ Viện Baker tại Đại học Rice ở Houston nhận định: “Cựu Tổng thống Trump đã từng khoe rằng, Mỹ đã trở thành một siêu cường năng lượng và đất nước sẽ không bao giờ phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ các quốc gia thù địch”.

Tuy nhiên, khối lượng dầu nhập khẩu vẫn đang tiếp tục tăng và điều này cho thấy rõ rằng câu “thần chú” mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đi nhắc lại về độc lập năng lượng đã không có tác dụng.

TIN LIÊN QUAN
Giá vàng hôm nay 3/4: Lạm phát tiềm tàng, vàng bứt phá trở lại, nên mua vào hay bán ra?
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (26/3-1/4): Kênh đào Suez hết nghẽn chuỗi cung ứng vẫn khủng hoảng, Bắc Kinh có thể chấm dứt FTA với châu Âu
Vì sao Đức không bao giờ từ bỏ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2?
Rò rỉ tài liệu bí mật, Đức từng tính đem 1 tỷ Euro đổi lấy việc Mỹ 'lơ' Dòng chảy phương Bắc 2
Thị trường chứng khoán ngày 28/12: Cổ phiếu dầu khí dậy sóng!

(theo Sputnik)