"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương": Vượt lên tầm một di sản

Chia sẻ với PV Báo TG&VN về giây phút đầy xúc động khi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ông Phạm Cao Phong, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, vinh danh này đã vượt qua khỏi phạm vi một tín ngưỡng thông thường...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Phạm Cao Phong (bìa trái) tại cuộc họp lần thứ 7 UB liên chính phủ về bảo vệ di sản VH phi vật thể diễn ra ở Paris ngày 6/12.

Xin cho biết cảm xúc của riêng ông tại cuộc họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra ở Paris ngày 6/12 vừa qua?

Có lẽ, không phải chờ đến cuộc họp quan trọng này mà từ khi nhận được sự ủng hộ cao của Nhóm tư vấn của Ủy ban Liên chính phủ Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), chúng tôi đã thấy mừng rồi. Tuy nhiên, giờ nhớ lại giây phút ấy tôi vẫn hết sức xúc động. Tại cuộc họp này, các hồ sơ trình duyệt được xếp thứ tự theo vần ABC tên nước nên hồ sơ của Việt Nam là hồ sơ cuối cùng được xem xét. Chúng tôi rất hồi hộp chờ đợi và cả đoàn Việt Nam đã vỡ òa cảm xúc khi chứng kiến giây phút ông Chủ tịch của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 gõ búa công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Càng thiêng liêng hơn nữa vì "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là sức mạnh đoàn kết cộng đồng cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng quê hương đất nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc của mỗi người Việt Nam, dù đang sinh sống ở trong nước hay là người Việt đang sống, học tập, làm việc tại nước ngoài.

Quá trình chuẩn bị và đệ trình hồ sơ, chúng ta gặp thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?

Hồ sơ "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được xây dựng từ năm 2010, năm 2011 Việt Nam đệ trình và năm 2012 chúng ta đã nhận được văn bản đóng góp ý kiến của Ban Thư ký Công ước 2003. Về thuận lợi, đầu tiên là chúng ta đã lắng nghe các ý kiến đóng góp để chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ. Thứ hai, sau khi hồ sơ được sửa xong, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với tỉnh Phú Thọ đã tiến hành chương trình tiếp xúc vận động, giải thích về hồ sơ với các nước có liên quan để họ hiểu rõ về hồ sơ và giá trị của hồ sơ. Tuy nhiên, quy trình nào cũng gặp thử thách bởi vì các hồ sơ phải thông qua Nhóm tư vấn độc lập xem xét, sau đó mới trình lên Ủy ban liên chính phủ bao gồm 24 nước thành viên và nếu được được thông qua thì hồ sơ mới được công nhận.

Theo ông, giá trị to lớn nào mang lại thành công cho di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam?

UNESCO đã công nhận di sản của chúng ta dựa trên 5 tiêu chí được đáp ứng hoàn toàn. Thứ nhất, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, từ đó nâng lên lòng tự hào dân tộc, gắn kết cộng đồng. Thứ hai, việc ghi danh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại góp phần vào việc nâng tầm quan trọng của nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở nhiều nước khác, qua đó khuyến khích cộng đồng vừa thừa nhận sự tương đồng về văn hóa vừa tạo điều kiện cho sự thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa. Thứ ba, một loạt giải pháp bảo vệ bao gồm cả nghiên cứu, giáo dục, quảng bá đã được hỗ trợ bằng ngân sách của Nhà nước và địa phương nhằm đảm bảo tôn trọng tính thiêng liêng của nghi lễ và những quy định chặt chẽ trong tập quán của việc thờ cúng. Thứ tư, đại diện của các làng xã, các thành viên Ban quản lý lễ hội đã tham gia tích cực vào việc chuẩn bị hồ sơ và họ đã bày tỏ sự ủng hộ tự nguyện. Thứ năm, tín ngưỡng này nằm trong danh mục kiểm kê khoa học của Viện Văn hóa nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam từ năm 2010 trên cơ sơ tham khảo ý kiến cộng đồng.

Chúng ta cũng thấy rõ tính nhân văn của việc thờ cúng tổ tiên - một biện pháp để đoàn kết, gắn bó các dân tộc với nhau. "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" đã vượt qua khỏi phạm vi của một tín ngưỡng thông thường để đóng góp vào đoàn kết của dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đóng góp vào Văn hóa hòa bình. Những năm qua UNESCO đã rất chú trọng nêu cao vấn đề Văn hóa hòa bình, trong đó có các phương cách để duy trì hòa bình giữa các nước, giữa các cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, từ thành công này, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm quý cho việc chuẩn bị những hồ sơ tiếp theo. Đó là việc lựa chọn đúng đối tượng nghiên cứu và hồ sơ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của UNESCO. Một công việc quan trọng khác là phải có sự giải thích và vận động quốc tế để cho mọi người hiểu và ủng hộ.

Với tư cách Ban thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO đã có sự phối hợp ra sao trong việc thực hiện?

Dưới sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, chúng tôi đã triển khai nhiều công việc đóng góp cho việc chỉnh sửa hồ sơ, tranh thủ ý kiến đóng góp cụ thể, chi tiết của Ban thư ký và chuyển tải được đúng tinh thần góp ý của các chuyên gia nước ngoài. Hơn nữa, chúng tôi cũng sát cánh cùng với Phú Thọ để công tác vận động được tốt nhất, góp phần tạo nên sự thành công của hồ sơ lần này.

Di sản đã được công nhận, nhưng vấn đề bảo tồn và phát huy lại được người ta quan tâm nhiều hơn, ông có thể chia sẻ suy nghĩ về điều này?

Ngay trong hồ sơ đệ trình,chúng ta đã có những cam kết về vấn đề bảo tồn di sản. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là bước đầu, còn sau đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Phú Thọ sẽ đưa ra kế hoạch hết sức cụ thể để bảo tồn di sản, trong đó có việc bảo tồn không gian thực hành của tín ngưỡng. Đây là việc chúng ta phải đầu tư chu đáo cả về nguồn lực con người và vật chất. Đồng thời, việc chúng ta phát huy tốt di sản sẽ đóng góp hết sức thiết thực cho việc phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ sát cánh cùng với tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

Xin cảm ơn ông!

PHẠM THUẬN (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng.
Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Mexico, Canada và Trung Quốc sắp đồng loạt vào 'tầm ngắm' áp thuế của ông Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada nhập khẩu vào Mỹ.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Tuần lễ ẩm thực Italy là sự kiện thường niên diễn ra trên toàn thế giới nhằm lan toả các giá trị mang tính bản sắc của đất nước, con người hình chiếc ủng.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động