Tin thế giới 19/3: Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU 'chơi chiêu' với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc 'khuyên' Mỹ ngừng một việc

Hoàng Hà
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 19/3: Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU 'chơi chiêu' với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc 'khuyên' Mỹ ngừng một việc
Tổng thư ký LHQ António Guterres tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an về giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân ngày 18/3. (Nguồn: UN News)

Nga-Ukraine

* UAV giúp Ukraine giành lợi thế trước Nga: Tối 18/3, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi nêu rõ, phát triển các máy bay không người lái (UAV), là yếu tố quan trọng mang lại cho Kiev "lợi thế về chất" trước một lực lượng Nga "vượt trội về số lượng".

Tin liên quan
Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến... Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Các nhà phân tích quân sự nhận định, UAV có khả năng mang lại cho Ukraine lợi thế công nghệ so với Moscow, do Kiev thiếu đạn pháo và các loại vũ khí truyền thống khác.

Khi UAV ngày càng nhỏ hơn, nguy hiểm hơn và có thể di chuyển xa hơn, Ukraine đã sử dụng chúng để tấn công các nhà máy lọc dầu ở Nga trong những tháng gần đây, làm mất đi khoảng 7% công suất lọc dầu của nước này trong quý đầu tiên.

UAV nằm trong số 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Ukraine, khi trong cả năm 2023, Kiev đã chi 441 triệu USD để mua UAV, tương đương 0,7% toàn bộ nhập khẩu của quốc gia.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Ukraine, chỉ riêng trong tháng 1/2024, Ukraine đã mua UAV tổng trị giá 99 triệu USD, chiếm khoảng 2% kim ngạch nhập khẩu. (Reuters)

* Mỹ không để Ukraine thất bại: Ngày 19/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã cam kết rằng Washington sẽ không để Ukraine thất bại, ngay cả khi gói viện trợ tiếp theo vẫn bị đình trệ tại Quốc hội và lực lượng Kiev phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược.

Ông Austin đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu với báo giới lúc khai mạc cuộc họp ở Đức với cộng đồng quốc tế ủng hộ Ukraine. (AFP)

* Đức-Ba Lan dự định tăng cường sản xuất đạn dược cho Ukraine, theo phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tại họp báo chung với người đồng cấp Ba Lan Władysław Kosiniak Kamysz ngày 18/3.

Bộ trưởng Pistorius cũng lưu ý mong muốn của hai nước là “đưa các trung tâm hậu cần đến gần Ukraine hơn”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Kiểm soát vũ khí

* LHQ kêu gọi các quốc gia giải trừ vũ khí hạt nhân: Ngày 18/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhận định, vũ khí hạt nhân là loại vũ khí phá hủy mạnh nhất từng được phát minh, có thể hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất.

Theo ông, biện pháp duy nhất để ngăn chặn điều này là giải trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là các quốc gia sở hữu loại vũ khí này cần dẫn đầu trong việc giải trừ trên 6 lĩnh vực.

Các lĩnh vực gồm tăng cường tính minh bạch và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân; dừng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân; tái khẳng định cam kết không thử nghiệm hạt nhân để củng cố Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện; chuyển từ cam kết sang hành động cụ thể về giải trừ vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước không phổ biến hạt nhân; cam kết không phải là nước sử dụng trước vũ khí hạt nhân trong mọi trường hợp; theo đuổi việc cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân.

Ông Guterres cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày càng cao do căng thẳng địa chính trị hiện nay và kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động hướng tới một thế giới không còn công cụ hủy diệt này.

* Mỹ đề xuất đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga, Trung Quốc: Ngày 18/3, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cho biết, Washington đã đề xuất với Moscow và Bắc Kinh khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí mà "không có điều kiện tiên quyết".

Tuy nhiên, Nga nhận định, theo sáng kiến trên, hiện Moscow đang được đề nghị tiến hành đối thoại theo các điều kiện của Washington và chỉ về những vấn đề liên quan Mỹ.

Nga tái khẳng định lập trường sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại toàn diện có tính đến tất cả các yếu tố ổn định chiến lược của nước này và loại bỏ tất cả lo ngại mà Moscow đang quan tâm. (Sputnik)

* Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt "ngoại giao micro" về kiểm soát vũ khí, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm.

Theo ông Lâm, Trung Quốc và Mỹ "có các kênh đối thoại về kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân", đồng thời lưu ý, những quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất phải giảm bớt quy mô để thúc đẩy tiến trình kiểm soát vũ khí quốc tế. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Châu Âu

* Tổng thống Nga sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5 để hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình, theo 5 nguồn thạo tin. Đây có thể là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu Điện Kremlin trong nhiệm kỳ tổng thống mới của ông.

Hai trong 5 nguồn tin cũng lưu ý, chuyến thăm của ông Putin sẽ diễn ra trước chuyến công du dự kiến của ông Tập tới châu Âu.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa phản hồi khi được Reuters yêu cầu bình luận, trong khi đó, Điện Kremlin cho biết, Nga đang lên kế hoạch một số chuyến công du nước ngoài cho ông Putin và đang tiến hành các cuộc tiếp xúc cấp cao phục vụ công tác chuẩn bị cho những chuyến đi này.

* EU sẽ đánh thuế ngũ cốc nhập khẩu từ Nga và Belarus nhằm xoa dịu nông dân trong khối Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia thành viên.

Nguồn thạo tin cho biết, trong những ngày tới, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ áp thuế suất 95 Euro (103,26 USD)/tấn đối với ngũ cốc từ Nga và Belarus, trong khi thuế 50% cũng sẽ được áp đặt đối với hạt có dầu và các sản phẩm từ chúng. (Financial Times)

* EU nhất trí trừng phạt 30 người Nga liên quan cái chết của thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny.

Các quan chức cho biết, EU sẽ theo chân Mỹ và Anh trong việc áp đặt lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với các quan chức nhà tù chịu trách nhiệm điều trị cho ông Navalny.

Tên của những người trong danh sách đen sẽ được công bố sau khi các biện pháp này được chính thức áp dụng trong những ngày tới. (AFP)

* NATO khởi công xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất tại châu Âu ở Romania, trên diện tích hơn 2.800 ha nhằm triển khai thường trực tới 10.000 binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng gia đình của họ. Tổng chi phí xây dựng ước tính khoảng 2,5 tỷ Euro.

Căn cứ này sẽ có đường băng, kho chứa vũ khí, nhà chứa máy bay cũng như cơ sở hạ tầng xã hội: trường học, nhà trẻ, cửa hàng và bệnh viện.

Về quy mô, căn cứ mới của NATO ở Romania lớn hơn đáng kể so với căn cứ quân sự Deveselu số 99, nơi triển khai các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ, và thậm chí có quy mô lớn hơn căn cứ Không quân Mỹ ở Ramstein, Đức. (Newsweek)

TIN LIÊN QUAN
Ba nước châu Âu tìm cách vượt khó nếu thiếu khí đốt Nga, gửi tín hiệu quan trọng về sự đoàn kết

Châu Á-Thái Bình Dương

* Indonesia triển khai gần 5.000 cảnh sát đảm bảo quá trình kiểm phiếu quốc gia cho đến khi kết quả bầu cử năm 2024 được công bố vào ngày 20/3 tới. Cùng với gần 5.000 cảnh sát, các lực lượng quân đội và an ninh khác cũng sẽ tham gia đảm bảo trật tự.

Động thái diễn ra trong bối cảnh các nhóm nhà hoạt động lên kế hoạch tổ chức biểu tình, trong đó có một số nhóm như Liên minh chung của sinh viên, thanh niên và học giả sẽ biểu tình trước tòa nhà Quốc hội. (Tempo)

* Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Philippines vào ngày 18/3 và đã có cuộc họp với người đồng cấp nước chủ nhà Enrique Manalo trong ngày 19/3.

Tại họp báo chung giữa hai ngoại trưởng, ông Manalo cho rằng, thách thức phía trước là làm thế nào để duy trì và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Philippines và đồng minh lâu dài Mỹ.

Về căng thẳng trên biển với Trung Quốc, ông Manalo khẳng định, Manila cam kết giải quyết những tranh chấp theo trật tự dựa trên luật lệ.

Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ quan ngại về các căng thẳng và nhấn mạnh, các tuyến đường thủy là "rất quan trọng đối với lợi ích của khu vực, Mỹ và thế giới". (Reuters)

* Australia cam kết theo đuổi quan hệ ổn định với Trung Quốc: Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Canberra trong ngày 20/3.

Hai ngoại trưởng sẽ tổ chức cuộc Đối thoại chiến lược và ngoại giao Australia-Trung Quốc lần thứ 7, một cơ chế lâu đời nhằm thảo luận về mối quan hệ song phương và các diễn biến khu vực cũng như quốc tế.

Ngoại trưởng Penny Wong bày tỏ mong muốn được trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn về lợi ích chung, những điểm khác biệt và vai trò tương ứng của Australia và Trung Quốc trong việc duy trì một khu vực hòa bình, ổn định và an ninh.

Chính phủ Australia khẳng định tiếp tục theo đuổi mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng với Trung Quốc vì điều này có lợi cho cả hai nước.

Cách tiếp cận của Australia rất nhất quán, đó là tìm cách hợp tác với Trung Quốc ở những nơi có thể, không đồng ý trong những vấn đề cần thiết và can dự vì lợi ích quốc gia của Australia. (Barrons)

* Đối thoại quốc phòng Nhật Bản và các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 2 đã khai mạc ngày 19/3 tại Tokyo, kéo dài trong 2 ngày.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru và những người đồng cấp sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của một trật tự hàng hải tự do, rộng mở và bền vững dựa trên pháp quyền.

Các cuộc họp diễn ra trước thềm Hội nghị lãnh đạo Quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Tokyo, với sự tham gia của Nhật Bản cùng với 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Australia và New Zealand. (Kyodo)

* Triều Tiên diễn tập sử dụng pháo phản lực phóng loạt siêu lớn cỡ nòng 600mm vào ngày 18/3, theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA).

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo cuộc huấn luyện, đồng thời ra yêu cầu: “Các phương tiện tấn công hủy diệt mà quân đội sở hữu cần phải hoàn thành triệt để hơn nữa nhiệm vụ ngăn cản và chặn đứng khả năng xảy ra chiến tranh với sự sẵn sàng hoàn hảo trong mọi tình huống nhằm phá hủy thủ đô và cấu trúc lực lượng quân sự của kẻ thù”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Trung Đông-châu Phi

* Phó Thủ tướng Anh kêu gọi “lập tức ngừng bắn” ở Gaza: Ngày 19/3, Phó thủ tướng Anh Oliver Dowden thúc giục Israel tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và cũng nêu quan ngại về việc viện trợ vào Gaza, nơi cuộc khủng hoảng nhân đạo đang hoành hành sau 6 tháng giao tranh.

Bên cạnh đó, ông Dowden cũng nhấn mạnh: “Tôi tiếp tục ủng hộ quyền tự vệ của Israel, không chỉ vì lợi ích của họ mà tôi nghĩ trên toàn thế giới chúng ta nên đứng lên chống lại hành vi man rợ này (cuộc thảm sát của Hamas ở Israel ngày 7/10)".

Mặc dù vậy, Phó Thủ tướng Anh kêu gọi Israel "thể hiện sự kiềm chế và cân bằng trong cách họ theo đuổi cuộc chiến hợp pháp chống lại Hamas. (Reuters)

* Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu điện đàm Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó ông cam kết đạt được mọi mục tiêu trong cuộc chiến chống lại Hamas, bao gồm loại bỏ phong trào này, thả tất cả các con tin và “đảm bảo rằng Gaza sẽ không bao giờ là mối đe dọa đối với Israel”.

Ông Netanyahu cũng nhấn mạnh, việc cung cấp “viện trợ nhân đạo thiết yếu giúp đạt được những mục tiêu trên”.

Trong khi đó, Tổng thống Biden đã lên tiếng mạnh mẽ về tác động của cuộc chiến của Israel tại Gaza đối với dân thường, đặc biệt cảnh báo cuộc tấn công lớn vào Rafah sẽ là một "sai lầm", song Tổng thống Biden vẫn cam kết với mục tiêu đánh bại Hamas. (Reuters, Al Jazeera)

* Các nhà đàm phán Israel, Hamas đề xuất "một số thỏa hiệp" về lệnh ngừng bắn ở Gaza và đang thảo luận chi tiết về một thỏa thuận nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tạm thời tại cuộc đàm phán ở Doha (Qatar), theo hãng tin Axios.

Cho đến thời điểm này, chỉ có một khuôn khổ đàm phán được đặt ra, nhưng hiện tại, các bên đang thảo luận chi tiết về một thỏa thuận khả thi.

Đề xuất hiện tại có thể quy định lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần ở Gaza và thả 40 con tin, bao gồm phụ nữ, nữ quân nhân, đàn ông trên 50 tuổi và nam giới trong tình trạng sức khỏe nguy kịch, để đổi lấy hàng trăm tù nhân Palestine.

TIN LIÊN QUAN
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Châu Mỹ

* Panama-Nicaragua căng thẳng ngoại giao: Ngày 18/3, Bộ Ngoại giao Panama (MEP) cáo buộc chính phủ Nicaragua can thiệp vào công việc nội bộ nước này.

Theo đó, Đại sứ quán Nicaragua tại Panama tiếp tục để cựu Tổng thống Panama Ricardo Alberto Martinelli (nhiệm kỳ 2009-2014) tị nạn chính trị.

MEP nhấn mạnh, động thái trên của Nicaragua gây căng thẳng cũng như đi ngược lại nhận thức chung giữa hai quốc gia Trung Mỹ.

Chính phủ Panama yêu cầu Nicaragua tuân thủ nghĩa vụ quốc tế và đảm bảo cơ quan đại diện ngoại giao nước này tại Panama hoạt động đúng chức năng nêu trong Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao. (AP)

Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Nga tuyên bố về chiến dịch quân sự ở Ukraine, Trung Quốc có thể tham gia hội nghị hòa bình ở Thụy Sỹ

Tổng thống Nga tuyên bố về chiến dịch quân sự ở Ukraine, Trung Quốc có thể tham gia hội nghị hòa bình ở Thụy Sỹ

Ngày 17/3, đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các nhiệm vụ chính trên cương vị người đứng đầu nhà nước thêm một ...

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Tổng thống Nga cho rằng, một vùng đệm phải đủ lớn để ngăn chặn vũ khí do nước ngoài sản xuất tấn công lãnh thổ ...

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky thúc giục Quốc hội Mỹ mở 'hầu bao', Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì EU

Ngày 18/3, trong cuộc gặp Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc Quốc hội ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động