Tin thế giới 28/8: Nga đánh chặn UAV ở Moscow; công bố danh tính 23 lính thủy đánh bộ Mỹ trên máy bay rơi ở Australia

Minh Vương
UAV Ukraine sử dụng tình báo phương Tây để tấn công, Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc, Đại sứ Pháp sẽ không rời Niger… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.28) Binh sĩ Pakistan (bên trái) và Trung Quốc trong một cuộc tập trận không quân chung. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc)
Binh sĩ Pakistan (bên trái) và Trung Quốc trong một cuộc tập trận không quân chung. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga thông báo đánh chặn UAV ở Moscow: Ngày 28/8, viết trên Telegram, Thị trưởng thủ đô Moscow Sergei Sobyanin cho biết các lực lượng phòng không đã ngăn chặn một cuộc tấn công và bắn hạ máy bay không người lái (UAV) ở Lyubertsy, ngoại ô Moscow. Các sân bay Vnukovo và Domodedovo của thủ đô Moscow đã tạm dừng hoạt động trong chốc lát, trước khi trở lại bình thường.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc phòng không nước này bắn hạ 2 UAV trên lãnh thổ tỉnh biên giới Bryansk. (Reuters/TTXVN)

Tin liên quan
Nga chính thức xác nhận trùm Wagner đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Nga chính thức xác nhận trùm Wagner đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay

* Truyền thông: UAV Ukraine sử dụng tình báo phương Tây: Ngày 28/8, The Economist (Anh) đưa tin những người điều khiển UAV của Ukraine phần lớn sử dụng thông tin tình báo nhận được từ các đối tác phương Tây. Dữ liệu này bao gồm thông tin về radar, hệ thống tác chiến điện tử và phòng không của Nga.

Cụ thể, theo thông tin thân cận với các nhà phát triển một trong những mẫu UAV của Ukraine, “35-40%” số UAV đã tiếp cận thành công khu vực mục tiêu.

Theo một nguồn tin thân cận với Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU), Nga đã tước đi lợi thế ban đầu của Ukraine trong sử dụng UAV chiến thuật, vốn trước đây đạt tỷ lệ 3 UAV trúng 1. Hàng tháng, Ukraine cũng nhận được hàng trăm UAV từ phương Tây và cũng tự sản xuất UAV trong nước. Điều này cho thấy quy mô lớn của các cuộc tấn công theo kế hoạch. (The Economist)

* Hải quân Ukraine thành lập đơn vị xuồng không người lái: Ngày 28/8, Văn phòng báo chí của Hải quân Ukraine cho biết quân chủng này đã thành lập một đơn vị các phương tiện hàng hải không người lái. Điều này cho thấy tần suất các cuộc tấn công sử dụng xuồng không người lái trên Biển Đen sẽ gia tăng. Trước đây, các xuồng không người lái này đã được sử dụng để tấn công tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của quân đội Nga và những mục tiêu khác, trong đó có cầu Crimea.

Theo một nguồn thông tin, năng lực hiện nay cho phép Ukraine sản xuất 20 xuồng không người lái các loại/tháng. Tuy nhiên, thiết bị không người lái ngầm dưới nước hoặc bán chìm, khó bị phát hiện và đánh chặn hơn, được cho là mối đe dọa lớn hơn với phía Nga. Hiện có quan điểm cho rằng một phần các xuồng không người lái được Hải quân Ukraine triển khai từ đảo Rắn (Zmeiny). (TASS)

* Ukraine đẩy mạnh sản xuất tên lửa và phao, nói về thời điểm nhận F-16: Ngày 27/8, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rada (Ukraine), Tổng thống Volodymyr Zelensky chia sẻ: “Tôi đã phát động một số chương trình tên lửa… Chúng ta đã và sẽ tiếp tục sản xuất các loại tên lửa khác nhau. Tôi không thể nói chúng ta đã chế tạo bao nhiêu (tên lửa), nhưng đây là số lượng rất lớn”. Ngoài ra, nhà lãnh đạo này cho biết hiện dự án sản xuất các loại pháo chuẩn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đang được Kiev tích cực triển khai.

Trong một tin liên quan, trả lời báo Bild (Đức) cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói: “Tôi có thể nói rằng điều đó (việc tiếp nhận máy bay F-16) có thể xảy ra mùa Xuân tới vì chúng tôi đã bắt đầu các khóa đào tạo cho phi công, kỹ sư và kỹ thuật viên. Tuy nhiên, chúng tôi cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho các máy bay ở Ukraine và việc này có thể mất ít nhất 6 tháng hoặc hơn”.

Ông khẳng định rằng việc sử dụng F-16 sẽ là một “bước ngoặt quan trọng”. Bild nhận định tính đến thời điểm này, Nga vẫn chiếm ưu thế ở trên không. (TASS)

* Canada lo ngại xung đột Ukraine kéo dài: Cuối tuần qua, phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị Cơ sở Môi trường Toàn cầu lần thứ VII ở Vancouver (Canada), Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) luôn biết rằng chiến dịch phản công của Ukraine “sẽ là một quá trình lâu dài”: “Từ các cuộc đối thoại mà chúng ta đã tiến hành tại G7 và NATO, chúng ta đã sẵn sàng cho một xung đột kéo dài, bởi vì chúng ta không thể và không được phép để Nga chiến thắng”. (RT)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga chặn nhóm người xâm nhập biên giới, UAV Mỹ xuất hiện ở Crimea?

Mỹ-Trung

* Mỹ-Trung mong muốn cải thiện thương mại: Ngày 28/8, trong khuôn khổ chuyến công du Bắc Kinh, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã gặp gỡ người đồng cấp nước chủ nhà Vương Văn Đào.

Ông Vương cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác để “thúc đẩy môi trường chính sách thuận lợi để hợp tác mạnh mẽ hơn”, cũng như “tăng cường thương mại và đầu tư song phương”, song ông không nêu chi tiết. Về phần mình, bà Raimondo cho biết hai bên đang nỗ lực thiết lập “trao đổi thông tin mới” để có “sự tham gia nhất quán hơn”: “Điều quan trọng là chúng ta có mối quan hệ kinh tế ổn định. Tôi tin rằng chúng ta có thể đạt được tiến bộ nếu thẳng thắn, cởi mở và thực tế”.

Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đã ngừng đối thoại với Washington về quân sự, khí hậu và các vấn đề khác vào tháng 8/2022 nhằm phản ứng chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ, lúc đó là bà Nancy Pelosi. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Thương mại Mỹ mang theo thông điệp gì đến Bắc Kinh?

Nga-Mỹ

* Nga khép một cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tội làm gián điệp: Ngày 28/8, TASS (Nga) đưa tin Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) đã buộc tội một cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại vùng Viễn Đông Nga thu thập thông tin về xung đột ở Ukraine và những vấn đề khác cho Washington.

Thông báo của FSB cho biết người đàn ông này đã chuyển tin cho nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Moscow liên quan tới chiến dịch tuyển quân của Nga đang tác động đến sự bất mãn chính trị trước bầu cử tổng thống năm 2024 ở xứ bạch dương. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Trước thông tin Mỹ yêu cầu Iran ngừng bán UAV cho Nga, Moscow nói gì?

Đông Nam Á

* Thủ tướng Thái Lan hoàn tất danh sách nội các: Sáng ngày 28/8, phát biểu với báo giới tại trụ sở đảng Pheu Thai, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết: “Hôm nay, Ban Thư ký Nội các sẽ tiếp nhận các đề cử nội các để kiểm tra trình độ của họ. Hãy kiên nhẫn”.

Nói về vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, ông Srettha nhắc lại rằng khi cái tên được tiết lộ, sẽ không ai phải thất vọng. Trước đó, có một số nguồn tin cho biết chính trị gia này có thể kiêm nhiệm ví trí Bộ trưởng Tài chính.

Thủ tướng Thái Lan cũng cho biết cá nhân ông không chắc chắn khi nào mình có thể đệ trình danh sách nội các để Hoàng gia phê chuẩn. Theo chính trị gia này, quá trình kiểm tra lý lịch các thành viên nội các có thể mất vài ngày. Trong bối cảnh đó, tân Thủ tướng hy vọng chính phủ mới sẽ nhậm chức giữa tháng 9.

Khi được hỏi liệu quá trình này kịp hoàn thành để ông tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Mỹ cuối tháng 9 không, chính trị gia này cho biết điều này sẽ phụ thuộc vào lịch trình. Theo thông lệ, Thủ tướng mới thường đến thăm các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước tiên.

* Nhà tù Thái Lan nêu quy trình ân xá ông Thaksin: Ngày 27/8, ông Nastee Thongplad, giám đốc Nhà tù tạm giam Bangkok, cho biết cựu Thủ tướng Thái Lan có quyền đề xuất hưởng ân xá hoàng gia như những tù nhân khác.

Trước tiên, ông và người nhà cần chuẩn bị đầy đủ các luận điểm thuyết phục chính quyền trả tự do cho mình. Ông cũng sẽ phải điền trước đơn xin ân xá hoàng gia, kèm theo các tài liệu chứng minh cống hiến cho đất nước và hồ sơ bệnh án.

Bước tiếp theo là nộp đơn xin ân xá tới Nhà tù tạm giam Bangkok, nơi ông Thaksin đang thụ án. Các quan chức nhà tù sẽ xem xét lá đơn và chuyển nó cho Cục Cải huấn. Sau đó, đề xuất ân xá sẽ được chuyển cho Bộ Tư pháp, ban thư ký nội các và cuối cùng là Văn phòng thư ký riêng của Quốc vương Thái Lan. Chính văn phòng này sẽ là cơ quan phụ trách việc nộp đơn cho hoàng gia xem xét.

Ông Thongplad cũng cho biết ông Thaksin sẽ được phép tiếp khách tại Bệnh viện Đa khoa cảnh sát từ ngày 28/8, với giới hạn10 khách/ngày. Khách thăm phải đăng ký từ trước và bị cấm mang quà dưới mọi hình thức. (Bangkok Post)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Thái Lan hoàn tất danh sách nội các

Nam Thái Bình Dương

* Vụ rơi máy bay ở Australia: Công bố danh tính 23 lính thủy đánh bộ Mỹ trên máy bay: Ngày 28/8, Cảnh sát Vùng lãnh thổ Bắc Australia thông báo lực lượng cứu hộ đã nỗ lực suốt đêm 27/8 để đưa thi thể của 3 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng ra khỏi địa hình đất đai gồ ghề trên đảo Melville.

Cảnh sát Australia cũng đã công bố danh tính của tất cả 23 lính thủy đánh bộ Mỹ trên chiếc máy bay quân sự gặp nạn khi đang tham gia cuộc tập trận đa quốc gia. Nguyên nhân của vụ tai nạn rơi máy bay quân sự đang được điều tra làm rõ.

Trước đó, sáng ngày 27/8, khi đang tham gia tập trận thường niên Predators Run, chiếc máy bay quân sự MV-22B Osprey của Mỹ đã bị rơi tại đảo Melville, phía Bắc của thành phố Darwin, Australia sáng 27/8 (giờ địa phương).

Giới chức xác nhận 15 lính thủy đánh bộ Mỹ chỉ bị thương nhẹ. Trong khi đó, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở Australia xác nhận đã có 3 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Hoàng gia Darwin để chữa trị.

Cùng ngày, Thủ tướng Anthony Albanese gọi đây là sự cố thương tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết đã liên lạc với Đại sứ Mỹ tại Australia Caroline Kennedy để gửi lời chia buồn và cung cấp các hỗ trợ cần thiết.

Đảo Melville là một địa điểm chính của cuộc tập trận Predators Run 2023 có sự tham gia của 2.500 binh sĩ Mỹ, Australia, Indonesia, Philippines và Timor Leste.

Trong quá khứ, máy bay vận tải Osprey đã gặp nhiều tai nạn gây thương vong. Năm 2022, 4 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng khi máy bay V-22B Osprey bị rơi trong cuộc tập trận của NATO ở Na Uy. Năm 2000, một chiếc khác rơi ở bang Arizona, Tây Nam nước Mỹ, khiến tất cả 19 lính thủy đánh bộ thiệt mạng. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Máy bay chở 20 lính thuỷ đánh bộ Mỹ rơi ở Australia khi tham gia tập trận

Nam Á

* Trung Quốc, Pakistan diễn tập không quân chung: Ngày 28/8, hai nước đã bắt đầu đợt diễn tập huấn luyện không quân chung tại Trung Quốc với mật danh “Shaheen (Đại bàng) - X”. Đây là cuộc diễn tập chung lần thứ 10 giữa không quân Trung Quốc và Pakistan.

Theo đó, hai bên sẽ tập trung vào công tác huấn luyện các kịch bản chiến đấu điển hình như phòng không và các biện pháp đối phó chung. Đồng thời, Trung Quốc và Pakistan sẽ triển khai máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm và một số loại máy bay khác. Các lực lượng mặt đất như tên lửa đất đối không, radar và binh lính phụ trách thông tin cũng tham gia diễn tập. Các đơn vị hàng không hải quân Trung Quốc cũng sẽ tham gia đợt huấn luyện này. Cuộc diễn tập “Shaheen (Đại bàng)” lần đầu tiên giữa hai nước bắt đầu vào tháng 3/2011. (Tân Hoa xã)

Đông Bắc Á

* Nhật Bản giám sát UAV Trung Quốc gần Đài Loan: Ngày 28/8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo nước này đã cho một máy bay chiến đấu xuất kích để theo dõi UAV quân sự BZK-005 của Trung Quốc xuất hiện giữa đảo cực Tây Yonaguni của Nhật Bản và đảo Đài Loan sáng 28/8.

Theo Bộ trên, UAV trên xuất phát từ Biển Hoa Đông, phía Bắc đảo Đài Loan và bay tới kênh Bashi ngăn cách bờ biển phía Nam đảo Đài Loan và Philippines.

Trước đó, hôm 25/8, Nhật Bản cũng đã triển khai máy bay chiến đấu để giám sát máy bay ném bom của Trung Quốc gần đảo Okinawa của nước này, nơi đặt một căn cứ quân sự lớn của Mỹ, cũng như UAV xuất hiện gần đảo Đài Loan. (Reuters)

* Nhật Bản chỉ trích người Trung Quốc ném đá vào đại sứ quán, trường học: Ngày 28/8, Thủ tướng Kishida Fumio nhấn mạnh: “Đã có rất nhiều cuộc gọi quấy rối được cho là xuất phát từ Trung Quốc và những trường hợp ném đá vào Đại sứ quán Nhật Bản cũng như các trường học Nhật Bản. Phải nói đây là những hành động đáng tiếc. Ngày hôm nay, chúng tôi đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản tới và cương quyết đề nghị ông ấy kêu gọi người dân Trung Quốc hành động một cách bình tĩnh và có trách nhiệm...

Ví dụ, ngay cả sau khi xả nước thải ra biển, phía Mỹ cho biết họ hài lòng với quy trình an toàn, minh bạch và hợp lý về mặt khoa học của Nhật Bản. Chúng tôi muốn truyền tải tiếng nói này từ cộng đồng quốc tế đến Chính phủ Trung Quốc”.

Tuy nhiên, trước đó cùng ngày, Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo lại trao công hàm phản đối phía Nhật Bản, cho rằng Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Nhật Bản nhận được “một lượng lớn cuộc gọi phiền toái từ Nhật Bản”. Đại sứ Trung Quốc Ngô Giang Hạo cho rằng các cuộc gọi đã “can thiệp nghiêm trọng vào hoạt động thông thường của Đại sứ quán và lãnh sự quán”. (AFP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xả thải ở Fukushima: Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc, hạn chế Nga làm điều này

Châu Âu

* Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm gặp nhau tại Moscow: Ngày 28/8, TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Maria Zakharova cho hay Ngoại trưởng Sergei Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan sẽ tiến hành hội đàm tại Moscow “trong thời gian sớm nhất”.

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thuyết phục Nga quay trở lại thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ sớm hội đàm trực tiếp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và các vấn đề khác. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm chưa được công bố.

Cùng ngày, một nguồn tin liên quan tới tiến trình đàm phán cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, Liên hợp quốc (LHQ) đang tìm kiếm cơ hội tổ chức các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngũ cốc với phái đoàn Nga tại thành phố Istanbul. Nguồn tin nhấn mạnh: “Chúng tôi hiện đang nghiên cứu các khả năng đàm phán. Chúng tôi đang chuẩn bị những đề xuất cụ thể để thảo luận. Các cuộc tiếp xúc đang diễn ra thông qua các kênh thích hợp và tiến trình này không dừng lại”. (Reuters/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận ngũ cốc: Thổ Nhĩ Kỳ, LHQ 'tìm đường' gặp Nga, EU có tuyến thương mại thay thế

Trung Đông-Châu Phi

* Iran, Iraq đạt được thỏa thuận giải giáp phiến quân người Kurd: Ngày 28/8, phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nêu rõ: “Iran và Iraq đã ký một thỏa thuận. Theo đó, Iraq cam kết sẽ giải giáp quân ly khai có vũ trang và các nhóm khủng bố bên trong lãnh thổ của mình, xóa bỏ các căn cứ và di chuyển họ tới nơi khác trước ngày 19/9”. Thông báo không nêu rõ địa điểm các nhóm vũ trang sẽ được di dời. Iraq chưa đưa ra bình luận nào.

Lâu nay Iran cáo buộc khu vực tự trị của người Kurd ở miền Bắc Iraq chứa chấp các nhóm khủng bố đã tấn công chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo. Quân đội Iran đã triển khai nhiều vụ đáp trả và khiến quan hệ láng giềng căng thẳng. (TTXVN)

* Đảo chính ở Niger: ECOWAS đề xuất địa điểm gặp gỡ chính quyền quân sự, Pháp kiên quyết thái độ: Ngày 27/8, trả lời Al Jaazera (Qatar), Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) Abdel-Fatau Musah nêu rõ: “Chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo của hội đồng quân sự Niger gặp nhau tại một địa điểm trung lập”. Đồng thời, ông cho biết, tổ chức này đã yêu cầu quân đội Niger thả Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum như một cử chỉ thiện chí.

Quan chức này khẳng định: “Chúng tôi không vội lựa chọn phương án quân sự (để giải quyết khủng hoảng) ở Niger. (Tuy nhiên) chúng tôi chưa thấy bất kỳ bước đi cụ thể nào từ phía quân đội và sẽ không chờ đợi bất kỳ bước đi cụ thể nào”.

Trước đó, sau cuộc họp với các lãnh đạo quân sự của khối tại Ghana ngày 18/8, Ủy viên của ECOWAS cho biết hiện ngày chính xác cho chiến dịch can thiệp quân sự vào Niger đã xác định, song chưa được công bố chính thức.

Cùng ngày, trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại trước các Đại sứ ở thủ đô Paris (Pháp) ngày 28/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Đại sứ Sylvain Itte sẽ vẫn ở lại quốc gia Tây Phi này, bất chấp tối hậu thư của lãnh đạo Tây Phi. Nhà lãnh đạo này nói: “Pháp và các nhà ngoại giao đã phải đối mặt với những tình huống đặc biệt khó khăn ở một số quốc gia trong những tháng gần đây, từ Sudan, nơi Pháp là hình mẫu, cho đến Niger vào thời điểm này”.

Ông nhấn mạnh nước này sẽ không thay đổi lập trường lên án vụ đảo chính và luôn ủng hộ Tổng thống Mohamed Bazoum. Ông Macron tuyên bố: “Chính sách của chúng tôi rất rõ ràng: chúng tôi không công nhận những kẻ đảo chính”.

Trước đó, ngày 25/8, Bộ Ngoại giao Niger thông báo Đại sứ Itte có 48 giờ để rời vì, cho rằng ông đã từ chối gặp lãnh đạo chính quyền mới, đồng thời coi hành động của chính quyền Pháp “đi ngược lại lợi ích của Niger”. (AFP/Reuters)

Quân đội Ukraine tăng tốc ở phía Nam, Berdyansk là mục tiêu mới?

Quân đội Ukraine tăng tốc ở phía Nam, Berdyansk là mục tiêu mới?

Một chỉ huy của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) ở miền Nam nước này cho biết Kiev tin rằng họ đã xuyên thủng ...

Nga nói xung đột tại Ukraine là ‘vấn đề toàn cầu’

Nga nói xung đột tại Ukraine là ‘vấn đề toàn cầu’

Quan chức xứ bạch dương cũng kêu gọi lãnh đạo thành viên NATO ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và tập trung vào những ...

Tình hình Ukraine: Đụng độ quyết liệt ở Avdiivka, UAV Mỹ quay đầu khi thấy Su-30 Nga

Tình hình Ukraine: Đụng độ quyết liệt ở Avdiivka, UAV Mỹ quay đầu khi thấy Su-30 Nga

VSU bị đẩy lùi ở Kleshcheyevo, Kiev sẵn sàng cho xung đột kéo dài trong kịch bản này... là một số tin tức đáng chú ...

Niger đặt quân đội trong tình trạng ‘báo động tối đa’

Niger đặt quân đội trong tình trạng ‘báo động tối đa’

Chính quyền quân sự ở Niger đã đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động cao nhất, viện dẫn nguy cơ bị ...

Quan chức Nhật Bản hoãn thăm Trung Quốc vì ‘thời điểm không phù hợp’

Quan chức Nhật Bản hoãn thăm Trung Quốc vì ‘thời điểm không phù hợp’

Quan hệ giữa hai quốc gia Đông Bắc Á đang có xu hướng ngày một căng thẳng trong thời gian gần đây liên quan tới ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức thấy 'ánh sáng', có thể thoát khỏi tình trạng ảm đạm kéo dài

Kinh tế Đức có thể phục hồi nhẹ trong nửa đầu năm nay, mang lại hy vọng nước này có thể thoát khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm kéo ...
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu LNG Nga, các quan chức Đức xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động