Tin thế giới 31/8: Thời khắc biểu tượng ở Afghanistan; Nga đặt niềm tin nơi Mỹ; ông Putin ghi điểm; Trung Quốc 'tính kế' với Mỹ?

Hoàng Hà
Mỹ khép lại cuộc chiến ở nước ngoài dài nhất lịch sử, Taliban sắp công bố chính phủ mới, quan hệ Nga-Mỹ-Ukraine và chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Zelensky tới Mỹ, bầu cử Hạ viện Nga, quan hệ Mỹ-Trung, Nga-Thụy Sỹ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 31/8: Thời khắc biểu tượng ở Afghanistan; Nga đặt niềm tin nơi Mỹ; Ông Putin ghi điểm; Trung Quốc 'tính kế' với Mỹ?
Chiếc máy bay vận tải quân sự khổng lồ C-17 của Mỹ đưa những binh lính cuối cùng rời khỏi Afghanistan ngày 31/8. (Nguồn: Sky News)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Mỹ hoàn tất rút quân ở Afghanistan: Thời khắc biểu tượng

Rạng sáng 31/8 (giờ Việt Nam), thời điểm chiếc máy bay C-17 khổng lồ sơ tán những công dân Mỹ cuối cùng rời sân bay gần Kabul, Afghanistan được coi là một dấu mốc mang tính biểu tượng khép lại cuộc chiến ở nước ngoài dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan được cựu Tổng thống George Bush phát động 20 năm trước, sau vụ khủng bố 11/9/2001, ký ức đau thương với nhiều người Mỹ.

Qua bốn đời tổng thống, cuộc chiến khiến nước Mỹ tổn thất hàng nghìn tỷ USD, cướp đi sinh mạng của gần 2.500 binh sĩ Mỹ, hơn 1.000 binh sĩ các nước đồng minh phương Tây cùng hàng chục nghìn quân nhân và dân thường Afghanistan.

Mỹ hoàn tất việc rút quân, để lại một Afghanistan đối mặt rất nhiều thách thức như nguy cơ khủng bố, nội chiến... trong bối cảnh Taliban đang cố gắng xây dựng chính phủ mới sau khi giành quyền kiểm soát Kabul.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây khẳng định, nước này không tin tưởng Taliban, song sẵn sàng hợp tác với phong trào này và chính phủ mới của Afghanistan nếu nhận thấy điều đó phù hợp với những lợi ích quốc gia của Washington.

Bên cạnh đó, như nhiều nước đồng minh vẫn chờ đợi hành động từ Taliban với các cam kết về quyền con người, về chống khủng bố..., Mỹ tuyên bố sẽ nhìn vào việc làm của Taliban chứ không phải lời nói.

Trong khi đó, vào thời điểm tiếp quản sân bay quốc tế ở Kabul, Taliban tuyên bố mong muốn xây dựng những "quan hệ tốt đẹp" với Mỹ và toàn thế giới.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ có ‘nhờ vả’ Taliban chống khủng bố ở Afghanistan?

Taliban kết thúc cuộc tham vấn về chính phủ mới, phe kháng chiến nêu điều kiện

Ngày 31/8, người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen thông báo, cuộc tham vấn về chính phủ mới của Afghanistan đã kết thúc và kết quả sẽ sớm được công bố.

Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi cũng tiết lộ, khả năng Afghanistan sẽ thành lập một chính quyền trong vài ngày tới.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Mass nhận định, Taliban dù đã cam kết thành lập chính phủ mới, song phải mất vài ngày và vài tuần nữa mới có thể biết liệu yêu cầu của các nước về việc thành lập một chính phủ toàn diện tại Afghanistan có được đáp ứng hay không.

Ông Mass cho hay, Đức sẽ đợi xem liệu chính phủ mới của Taliban có thực hiện cam kết cho phép người dân rời khỏi Afghanistan trên các chuyến bay từ sân bay ở Kabul hay không.

Trong diễn biến khác, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Foreign Policy được công bố ngày 30/8, thủ lĩnh lực lượng kháng chiến ở tỉnh Panjshir của Afghanistan Ahmad Massoud tuyên bố sẽ từ bỏ cuộc đấu tranh nếu Taliban thành lập một chính phủ đa đại diện và đảm bảo các quyền bình đẳng, tự do cho tất cả người dân quốc gia Tây Nam Á này. (Sputnik, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Giấc mơ tái thiết dang dở của cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani

Nga đặt niềm tin về ảnh hưởng Mỹ với Ukraine

Ngày 31/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nước này sẽ theo dõi sát sao kết quả chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Washington để gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden vào ngày 1/9.

Ông Peskov bày tỏ hy vọng Mỹ "sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky để thuyết phục nhà lãnh đạo này thực hiện thỏa thuận Minsk cũng như các thỏa thuận đã được ký kết tại Paris, đồng thời từ bỏ các hành động có thể gây tổn hại to lớn cho toàn bộ quá trình dàn xếp theo thỏa thuận Minsk".

Bên cạnh đó, quan chức Điện Kremlin khẳng định: "Nga không có tư cách can thiệp công việc của hai quốc gia có chủ quyền - Mỹ và Ukraine - và chúng tôi sẽ không làm như vậy".

Điện Kremlin không tin rằng chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky gây ra bất kỳ rủi ro nào cho quan hệ Moscow-Washington. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Mỹ-Ukraine: Cơ hội vàng cho Tổng thống Zelensky?

Bầu cử Hạ viện Nga: Tổng thống Nga ghi điểm

Ngày 31/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán một lần bằng tiền mặt 15.000 Ruble (200 USD) cho mỗi nhân viên thực thi pháp luật và quân nhân trong bối cảnh ông tìm kiếm sự ủng hộ dành cho đảng Nước Nga Thống nhất của mình trước thềm cuộc bầu cử quốc hội vào tháng tới.

Trước đó, Nga cũng thực hiện chính sách thanh toán một lần cho những người hưu trí 135 USD trước thềm cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vào tháng 9, trong bối cảnh sự ủng hộ danh cho đảng Nước Nga Thống nhất bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cùng với mức lương giảm.

Liiên quan cuộc bầu cử sắp tới, ông Vasily Piskaryov, Chủ tịch ủy ban đặc biệt của Hạ viện Nga cho hay, các cơ quan phương Tây thường xuyên tìm cách hạ thấp uy tín của Nga trước cuộc bầu cử.

Theo ông Piskaryov, phương Tây "thường xuyên khai thác vấn đề bị cho là vi phạm quyền dân chủ, kêu gọi bãi bỏ luật pháp Nga liên quan công tác chống chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố và cả các tổ chức không mong muốn, cũng như các cơ quan đại diện của nước ngoài”. (AFP, TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Putin ký sắc lệnh, 2 tháng nữa Nga sẽ tiến hành bầu cử Hạ viện

Thụy Sỹ thẳng thừng từ chối yêu cầu dẫn độ doanh nhân Nga

Ngày 31/8, trong một email gửi hãng tin AFP, Thụy Sỹ thông báo đã từ chối yêu cầu của Moscow về việc dẫn độ doanh nhân Nga Vladislav Klyushin.

Lý do đưa ra là "những sự việc được miêu tả trong yêu cầu dẫn độ của Nga đều không bị trừng phạt theo luật pháp Thụy Sỹ".

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Thụy Sỹ đồng ý với yêu cầu tương tự của Washington muốn dẫn độ ông Klyushin sang Mỹ "trên cơ sở hiệp ước dẫn độ song phương giữa Berne và Washington".

Ông Klyushin đã phản đối động thái của Bern về việc dẫn độ sang Mỹ và kháng cáo lên tòa án tối cao của Thụy Sỹ.

Ông Klyushin, người bị buộc tội "giao dịch nội gián hàng chục triệu USD cùng với một số đồng phạm", đã bị bắt tại bang Wallis của Thụy Sỹ vào tháng 3.

Theo truyền thông đối lập Nga, doanh nhân này rất thân thiết với quan chức cấp cao của Điện Kremlin Alexey Gromov.

Ông này được cho là đứng đầu một số công ty, bao gồm cả nhóm M13 chuyên về các giải pháp công nghệ thông tin mảng giám sát truyền thông và tư vấn an ninh mạng. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nơi hiếm hoi Nga-EU có thể 'tâm đầu ý hợp'

Mỹ-Trung Quốc: Trung Quốc đóng cửa Phòng Thương mại Mỹ tại Thành Đô

Ngày 31/8, Phòng Thương mại Mỹ ở thành phố Thành Đô, Tây Nam Trung Quốc, thông báo, giới chức nước sở tại yêu cầu văn phòng này "không thực hiện bất kỳ hoạt động nào nữa dưới tên Phòng Thương mại Mỹ tại Tây Nam Trung Quốc".

Tuy nhiên, thông báo trên không cho biết lý do cụ thể tại sao văn phòng vốn thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Mỹ và khu vực này lại bị chỉ đạo dừng hoạt động.

Ông Benjamin Wang, người đứng đầu Phòng Thương mại Mỹ tại Thành Đô cho hay, họ đang thảo luận với các quan chức địa phương về sự đăng ký và phương hướng tương lai của phòng.

Theo ông Wang, Bộ Các vấn đề Dân sự Trung Quốc (MCA) dường như thực thi một quy tắc rằng, các nước chỉ duy trì duy nhất 1 phòng thương mại chính thức tại quốc gia này.

Tuy nhiên, MCA vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề trên.

Phòng Thương mại Thành Đô không thuộc Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc.

Việc đóng cửa phòng thương mại này diễn ra chỉ hơn 1 năm sau khi Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, nhằm đáp trả việc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bị đóng cửa một tuần trước đó. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Lại thêm bất đồng; WTO có động thái mới nhất

Triều Tiên: Nhà Xanh, Nhà Trắng đồng loạt lên tiếng

Ngày 31/8, Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Nhà Xanh) cho biết, những thông tin về việc Triều Tiên tiếp tục hoạt động hạt nhân cho thấy sự cấp thiết phải nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng.

Trước đó, Nhà Trắng khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên nhằm thảo luận về một loạt vấn đề liên quan đến mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố báo cáo hàng năm, trong đó nhận định rằng Triều Tiên dường như đã khởi động lại lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutoni tại Yongbyon.

Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-seok nhận định, việc Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân chuyên sản xuất plutonium là một "sự khiêu khích mức độ thấp" nhằm gây chú ý với Mỹ. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc nối tiếp Mỹ thúc giục Triều Tiên trở lại, chuyên gia đánh giá động thái từ Bình Nhưỡng
Mỹ nói về mục tiêu phi hạt nhân hóa sau những động thái mới từ Triều Tiên

Sân bay của Saudi Arabia bị tấn công

Ngày 31/8, liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu chống phiến quân Houthi ở quốc gia láng giềng Yemen cho biết, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào sân bay Abha của Saudi Arabia đã làm 8 người bị thương, 1 máy bay dân sự bị hỏng.

Trong một tuyên bố trên kênh truyền hình chính thức Al-Ekhbariya, liên quân cho biết, sau cuộc tấn công trên, "một máy bay không người lái thứ 2 đã tìm cách tấn công sân bay quốc tế Abha đã bị đánh chặn và bắn hạ".

Các chuyến bay đã được tạm ngừng "để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay đến và khởi hành, cũng như người dân tại sân bay".

Hiện phiến quân Houthi chưa có phản ứng về vụ việc. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Saudi Arabia - Vương triều trước “lời nguyền tài nguyên”

Khai mạc Hội nghị về Libya tại Algeria

Ngày 30/8, Ngoại trưởng các nước láng giềng của Libya đã bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Algiers của Algeria, một phần trong những nỗ lực nhằm hỗ trợ Libya tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới.

Hội nghị trên được tổ chức theo hình thức họp kín trong 2 ngày. Các Ngoại trưởng của Algeria, Libya, Ai Cập, Sudan, Niger, Chad và Congo với tư cách là chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi (AU) cùng Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit, Ủy viên AU phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh Bankole Adeoye và ông Jan Kubis - Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya đã tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Algeria Ramtane Lamamra khẳng định sự cần thiết phải “tiếp tục nỗ lực thống nhất các thể chế nhà nước ở Libya và đạt được mục tiêu hòa giải”, đồng thời tiếp tục vận động “rút lính đánh thuê và các lực lượng nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Libya sớm nhất có thể”.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho rằng, sự tham gia của tất cả các nước láng giềng của Libya tại hội nghị Algiers sẽ góp phần củng cố những mục tiêu trên và cuối cùng sẽ mang lại hòa bình lâu dài ở nước này.

Trong khi đó, Đặc phái viên LHQ Jan Kubis nhấn mạnh, Libya cần phải nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để có thể tổ chức các cuộc bầu cử trong tháng 12 tới. (THX)

Cập nhật Covid-19 ngày 31/8: WHO báo động châu Âu; Nhật Bản phát hiện biến thể Delta mới; Trung Quốc bác cáo buộc cản trở điều tra

Cập nhật Covid-19 ngày 31/8: WHO báo động châu Âu; Nhật Bản phát hiện biến thể Delta mới; Trung Quốc bác cáo buộc cản trở điều tra

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận khoảng 217,9 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,52 triệu ca tử ...

Tin thế giới 30/8: Kabul thành 'hố lửa', khủng bố được 'tháo chốt'? Mỹ vội tập hợp lực lượng; mở màn 'đấu trường' tìm kiếm Thủ tướng Đức

Tin thế giới 30/8: Kabul thành 'hố lửa', khủng bố được 'tháo chốt'? Mỹ vội tập hợp lực lượng; mở màn 'đấu trường' tìm kiếm Thủ tướng Đức

Tình hình Afghanistan, Trung Quốc đề nghị quốc tế hướng dẫn Taliban, cuộc đua tìm kiếm Thủ tướng mới của Đức, những động thái mới ...

Đọc thêm

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi nước tạo ra bước nhảy vọt, trong đó Việt Nam là quốc gia tiêu biểu

Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi nước tạo ra bước nhảy vọt, trong đó Việt Nam là quốc gia tiêu biểu

Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò nước chủ nhà hoặc đồng tổ chức các sự kiện quốc tế, trong đó có việc đăng cai tổ chức Diễn đàn chính ...
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân ...
Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ

Virus HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và các nhóm dễ bị ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động