Nơi hiếm hoi Nga-EU có thể 'tâm đầu ý hợp'

Trang Trần
Phát triển năng lượng xanh là lĩnh vực Liên minh châu Âu (EU) có nhiều lợi thế, đồng thời cũng cần sự hợp tác toàn cầu. Do đó, ngoại giao "xanh" có tiềm năng là lĩnh vực mà EU và Nga tìm thấy tiếng nói chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nơi hiếm hoi Nga-EU có thể 'tâm đầu ý hợp'
Phát triển năng lượng xanh là lĩnh vực Liên minh châu Âu (EU) có nhiều lợi thế, đồng thời cũng cần sự hợp tác toàn cầu, bao gồm Nga. (Nguồn: Physics World)

Một số chuyên gia cho rằng phát triển năng lượng xanh là một cách khác để EU chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga và các quốc gia bất ổn ở Trung Đông. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực để EU xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên, công nghệ mới và áp thuế biên giới carbon đối với các sản phẩm sử dụng nhiều carbon trong quá trình sản xuất từ bên ngoài EU.

Trong khi đó, Nga cũng đưa ra nhiều đánh giá khác nhau về Thỏa thuận Xanh (Green Deal) được EU phê duyệt vào năm 2019, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi năng lượng chuyên sâu.

Đòi hỏi hợp tác toàn cầu

Chống biến đổi khí hậu là lĩnh vực thích hợp và hiệu quả mà EU đang cố gắng mở rộng vai trò toàn cầu của mình và là nơi EU có nhiều lợi thế để thể hiện vai trò lãnh đạo.

Mặt khác, đây cũng không phải lĩnh vực có thể hành động đơn độc. Nếu EU một mình chống biến đổi khí hậu thì cũng chẳng thể đạt được kết quả mong muốn, bởi Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và các nước đang phát triển mới chiếm phần lớn lượng khí thải.

Vì vậy, nếu không có sự hợp tác toàn cầu thực sự, EU khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Một kỷ nguyên của những cơ hội mới đang mở ra cho sự hợp tác ngày càng tăng theo khẩu hiệu trách nhiệm cứu hành tinh chung.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga hồi tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin dành sự quan tâm chưa từng có đến việc ngăn chặn biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Điều này phần nào phản ánh ảnh hưởng của chương trình nghị sự về khí hậu mới của EU và mong muốn chứng tỏ rằng Moscow không quay lưng với các giá trị nhân văn phổ quát nhằm đấu tranh cho chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Bởi lẽ đó, Nga cần nghiên cứu các cơ hội và thực hiện các bước để cải thiện lợi thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này, đồng thời tận dụng lợi thế của sự phụ thuộc lẫn nhau nhằm thiết lập lại quan hệ với EU trên cơ sở Thỏa thuận Xanh.

Ba thách thức địa chính trị lớn

Tuy nhiên, việc chuyển đổi năng lượng kéo theo một số thách thức địa chính trị lớn, đòi hỏi phải chuyển đổi chiến lược của EU để hợp tác với các khu vực và quốc gia, bao gồm cả Nga, quốc gia đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của EU.

Thách thức đầu tiên nằm ở việc EU thay đổi mô hình phụ thuộc vào Trung Đông và Bắc Phi (MENA) và Nga, chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo (RES), đặc biệt là sau năm 2030, khi mức tiêu thụ khí đốt sẽ giảm.

Đối với các quốc gia MENA và Nga, điều này kéo theo sự sụt giảm lớn nguồn thu ngân sách quốc gia, đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình kinh tế, có thể tạo ra bất ổn xã hội ở một số quốc gia này.

Thách thức thứ hai mà EU phải đối mặt trong việc phát triển RES là duy trì và nâng cao ảnh hưởng của mình ở các khu vực lân cận.

Thách thức này bắt nguồn từ việc suy giảm sự phụ thuộc lẫn nhau có khả năng làm giảm ảnh hưởng của EU đối với hướng phát triển của các quốc gia này, thúc đẩy họ đa dạng hóa quan hệ với các đối tác và tìm kiếm hợp tác với các đối thủ tiềm năng mà EU không ràng buộc đầu tư với bất kỳ cam kết dân chủ hóa và nhân quyền nào.

Đối thủ đặc biệt mà EU cần quan tâm là Trung Quốc, quốc gia có các dự án đầu tư vào RES và tổng khối lượng thương mại với khu vực Bắc Phi và Nam Địa Trung Hải đang tăng đều đặn.

Thách thức thứ ba xuất phát từ hai thách thức trên, là nhu cầu tăng cường đối thoại ngoại giao với các đối tác quốc tế.

Viện dẫn sự khác biệt chính trị làm lý do bỏ qua cơ hội hợp tác với một số quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ gây tổn hại đến uy tín của EU với tư cách là nhà lãnh đạo có trách nhiệm toàn cầu. Vì vậy, theo đuổi đối thoại là điều cần thiết trong trường hợp này.

Góc nhìn từ Nga

Đối với Nga, thách thức đặt ra không chỉ là thích ứng với sự thu hẹp tất yếu của thị trường hydrocacbon và đa dạng hóa nền kinh tế mà còn bảo đảm nước này nắm bắt được cơ hội kinh doanh ở các nước và khu vực khác.

Đặc biệt, vẫn còn phải xem các chiến lược châu Phi và Địa Trung Hải mới của EU ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng hiện diện kinh tế khu vực của Nga, vốn chủ yếu liên quan đến các dự án năng lượng.

Câu hỏi đặt ra đối với Nga là làm thế nào để không bị thất bại trước Thỏa thuận Xanh của EU và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, vì lợi ích đằng sau hai dự án chắc chắn sẽ chồng chéo lên nhau ở Địa Trung Hải.

Liệu các công ty Nga có đủ lợi thế cạnh tranh để tham gia vào các dự án năng lượng xanh quốc tế? Liệu họ có bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường mới? Nga có thể trở thành một nhà thiết lập quy tắc trong một thỏa thuận xanh toàn cầu?

Rõ ràng, nếu muốn nắm bắt nhanh chóng các quy tắc của trò chơi, Nga nên bắt đầu chơi nó. Và nếu các quy tắc vẫn chưa được thiết lập đầy đủ, điều quan trọng là Moscow phải tham gia trò chơi kịp thời.

Nơi hiếm hoi Nga-EU có thể 'tâm đầu ý hợp'
Tập đoàn Rosnano và Enel Russia dự định thực hiện sản xuất hydro xanh đầu tiên của Nga. (Nguồn: Enel Russia)

Khởi đầu tốt với Italy

Italy là nước đi đầu EU trong việc phát triển RES. Năm 2019, các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng năng lượng của Italy.

Hiện nay, các công ty của Italy và Nga đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực RES. Đặc biệt, tập đoàn Rosnano và Enel Russia dự định thực hiện sản xuất hydro xanh đầu tiên của Nga tại một nhà máy điện gió ở vùng Murmansk.

Ngoài ra, các bên sẽ khởi động một quỹ chung để hỗ trợ sản xuất năng lượng xanh ở Nga từ năm 2025–2035, mỗi bên đầu tư 36,5 tỷ Ruble (tổng cộng 800 triệu Euro).

Rõ ràng, nếu Điện Kremlin nghiêm túc về việc phát triển RES trong nước và xuất khẩu hydro sang EU, thì các lợi ích chung từ quan hệ đối tác Nga-Italy xuất phát từ chính tiềm năng của Nga về năng lượng gió và mặt trời cũng như kinh nghiệm của Italy trong việc phát triển các lĩnh vực và công nghệ này.

Ngoài ra, Rome và Moscow còn nhiều lĩnh vực hứa hẹn khác có thể hợp tác là xử lý chất thải, sản xuất nhiên liệu sinh học và sử dụng RES trong giao thông.

Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này dường như không bị giới hạn ở cấp độ song phương bởi việc chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững là một yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia.

Hiện năng lượng xanh vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt, đồng thời mối quan hệ Nga-Italy trong lĩnh vực này đang dần trở thành điển hình hợp tác thành công trong khu vực.

Kể từ khi ông Mario Draghi trở thành Thủ tướng Italy, đất nước hình chiếc ủng đã thể hiện sự gần gũi với liên minh xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng xanh cũng không trái với lập trường này.

Ngược lại, nó sẽ quảng bá hình ảnh của Italy như một cường quốc trung dung, khéo léo xây dựng cầu nối giữa các bên đối đầu. Italy coi “quá trình chuyển đổi xanh” là cơ hội để bắt tay vào một giai đoạn khác trong quá trình mở rộng quốc tế của các nhà lãnh đạo trong thời đại mới.

Không giống như nhiều quốc gia EU khác đã thành công trong việc phát triển RES, Italy không có khuynh hướng chính trị hóa hợp tác năng lượng.

Sự hợp tác năng lượng của Nga-Italy vào thời điểm đối đầu giữa EU và Moscow trở nên gay gắt. Chính sách ngoại giao năng lượng tinh tế trong quan hệ với Nga và các quốc gia Nam Địa Trung Hải đã phần nào giúp Italy đạt được vị thế của một cường quốc bậc trung trong nửa sau của thế kỷ XX.

Từ năm 2010 đến 2019, Italy đứng thứ 7 trên thế giới về đầu tư tích lũy vào các nguồn năng lượng tái tạo (82 tỷ USD), xếp sau Pháp, Brazil và Tây Ban Nha. Đến năm 2020, Italy đã đạt được các chỉ số mục tiêu về tỷ trọng RES trong tiêu thụ năng lượng trước thời hạn.

Bên cạnh đó, Italy còn là nước dẫn đầu EU về sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2017–2018, Italy đứng thứ hai trong EU về sản xuất năng lượng mặt trời, thứ ba về sản xuất khí sinh học, thứ hai về thủy điện và thứ năm về sản xuất năng lượng gió.

Italy đang trên đường đạt được các mục tiêu năm 2030 của EU. Việc thực hiện kế hoạch này sẽ cắt giảm 33% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

TIN LIÊN QUAN
Nga cảnh báo về 'một phản ứng cứng rắn' sau vụ tàu Anh trên Biển Đen
Biển Đen 'dậy sóng', báo động nguy cơ đụng độ Nga-NATO
Nga tuyên bố hành động của EU 'vô nghĩa', tiếc nuối về quyết định của châu Âu
Ngoại giao với cuộc chiến phòng, chống Covid-19
Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 7?
(theo Modern Diplomacy)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động