Biển Đen 'dậy sóng', báo động nguy cơ đụng độ Nga-NATO

Duy Phương
Tình hình trên Biển Đen đang gia tăng căng thẳng khi liên tiếp những vụ 'lùm xùm' xảy ra giữa Nga với các nước NATO, cụ thể mới đây nhất là với tàu Anh và tàu Hà Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Gia tăng nguy cơ đụng độ Nga-NATO ở Biển Đen
Tiêm kích Nga bay gần tàu HNLMS Eversten của Hà Lan ở Biển Đen. (Nguồn: BQP Hà Lan)

Tình hình khu vực Biển Đen tiếp tục có những căng thẳng mới sau khi Bộ Quốc phòng Hà Lan ngày 29/6 cho biết chiến đấu cơ của Nga đã “quấy rối” khinh hạm HNLMS Eversten của Hà Lan khi đang hoạt động trong khu vực Biển Đen hôm 24/6.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Nga và Anh vẫn đang tranh cãi về vụ việc tàu khu trục HMS Defender (lớp Type 45) của Anh bị gây sức ép khi di chuyển trong vùng lãnh hải gần bán đảo Crimea do Nga kiểm soát.

"Chạm trán" liên tiếp

Theo Bộ Quốc phòng Hà Lan, vụ việc kéo dài 5 tiếng đồng hồ, khoảng từ 15h30 tới 20h30 ngày 24/6 khi tàu HNLMS Evertsen ở phía “Đông Nam của Crimea”. Bộ Quốc phòng Hà Lan cho hay máy bay Nga có trang bị bom và tên lửa không đối đất đã áp sát tàu chiến của Hà Lan và tiến hành các cuộc tấn công nghi binh và gây nhiễu hệ thống liên lạc.

Trong một tuyên bố, chỉ huy tàu Eversten khẳng định, tàu này đang đi trong vùng biển quốc tế bên ngoài lãnh hải Crimea mà cả Nga lẫn Ukraine đều tuyên bố chủ quyền và phía Nga không có lý do để tiến hành các hành động mà ông gọi là “tắc trách và không an toàn” như vậy.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Bijleveld-Schouten khẳng định “tàu Evertsen có quyền di chuyển ở đó. Không thể bào chữa cho hành động gây hấn này, vốn làm gia tăng nguy cơ đụng độ một cách không cần thiết”.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Hà Lan cũng cho rằng Nga đã vi phạm quyền tự do hàng hải và các hiệp định đa phương, trong đó có Thỏa thuận ngăn ngừa sự cố trên biển (INCSEA).

Đáp lại, Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/6 ra tuyên bố khẳng định khinh hạm Evertsen của Hải quân Hà Lan đã thay đổi lộ trình và bắt đầu tiến về phía Eo biển Kerch tại Biển Đen hôm 24/6.

Phía Nga cho biết Hạm đội Biển Đen của nước này đã tiến hành các biện pháp kiểm soát mục tiêu trước những hành động của các tàu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoạt động trong khu vực Biển Đen.

Để ngăn chặn việc khinh hạm Evertsen của Hải quân Hà Lan, vốn được phát hiện ở vùng biển trung lập đã thay đổi lộ trình và bắt đầu tiến về phía Eo biển Kerch, xâm phạm vùng lãnh hải do Nga kiểm soát, một máy bay chiến đấu Su-30 và một máy bay ném bom Su-24 từ một đơn vị trực chiến đã cất cánh.

Tin liên quan
Ngoại trưởng Nga ‘nhắn nhủ’: Quyền bá chủ của phương Tây đã kết thúc, Moscow sẽ không nhượng bộ! Ngoại trưởng Nga ‘nhắn nhủ’: Quyền bá chủ của phương Tây đã kết thúc, Moscow sẽ không nhượng bộ!

Phía Moscow cũng nhấn mạnh máy bay Nga đã bay "ở khoảng cách an toàn" với tàu chiến của Hà Lan. Tàu của Hà Lan sau đó đã đổi lộ trình và đi ra khỏi vùng biển Nga.

Khinh hạm Eversten của Hà Lan thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay đa quốc gia do tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh dẫn đầu, còn được gọi là nhóm tàu sân bay 21 (CSG21). Nhóm này đang tiến hành tuần tra ở Biển Đen cùng với tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh.

Trước đó, hôm 23/6, máy bay Nga cũng “xua đuổi” tàu khu trục HMS Defender của Anh đang hoạt động ở Biển Đen, trong một vụ việc mà Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace chỉ trích là “thiếu an toàn và không chuyên nghiệp”.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã bắn cảnh cáo và thả bom chặn tuyến đường của tàu khu trục Anh mà Moscow cho rằng đã xâm phạm vùng lãnh hải gần Crimea mà Nga tuyên bố là thuộc vùng lãnh hải hợp pháp của họ sau khi sáp nhập Crimea song không được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.

Gia tăng nguy cơ đụng độ Nga-NATO ở Biển Đen
Nguy cơ xung đột giữa các lực lượng của Nga và NATO tại Biển Đen đang ở mức cao nhất trong thời gian gần đây. (Nguồn: Head Topics)

Biển Đen thành điểm nóng mới?

Cũng giống như sự cố giữa hải quân Anh và Nga vào tuần trước, vụ "chạm trán" giữa tàu Evertsen của Hà Lan với Hải quân Nga đang dẫn tới những căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, ở góc độ khác, vụ việc cho thấy có sự leo thang căng thẳng tại khu vực Biển Đen.

Những diễn biến trên tại Biển Đen xảy ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc tập trận chung mang tên "Sea Breeze 21" do Mỹ và Ukraine tiến hành. “Sea Breeze 21” là cuộc tập trận thường niên lớn nhất kể từ khi tổ chức lần đầu 27 năm trước.

Năm nay, cuộc tập trận này chứng kiến sự tham gia của 32 nước, 5.000 binh sĩ, 32 tàu và 40 máy bay. Cuộc tập trận đã bắt đầu ngày 28/6 bất chấp sự phản đối của Nga.

Ngày 29/6, thuyền trưởng Kyle Gantt, sĩ quan quân đội Mỹ và là Phó chỉ huy của Lực lượng Đặc nhiệm 65 tuyên bố: “Chúng ta đang chứng minh cho thế giới thấy rằng Biển Đen là vùng biển quốc tế. Đây là vùng biển rộng mở cho tự do hàng hải và tự do thương mại với mọi quốc gia. Nó không thuộc sở hữu của riêng một quốc gia nào”.

Biển Đen bao bọc bởi 6 quốc gia: Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Gruzia và Ukraine. Trong đó, Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ đã là thành viên NATO, còn Gruzia và Ukraine đang muốn gia nhập tổ chức này.

Từ đầu năm 2021, cũng có nhiều vụ việc tương tự xảy ra tại vùng biển này như vụ hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke là USS Donald Cook (DDG-75) và USS Porter (DDG-78) của Mỹ đã gặp phải sự phản đối của Nga khi tới Biển Đen vào tháng 1/2021.

Với việc Hải quân Nga theo dõi chặt chẽ nhóm tàu CSG21 đang hoạt động ở khu vực Đông Địa Trung Hải và sau các vụ việc nói trên, nguy cơ xung đột giữa các lực lượng của Nga và NATO tại Biển Đen hiện ở mức cao nhất trong thời gian gần đây.

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga ‘nhắn nhủ’: Quyền bá chủ của phương Tây đã kết thúc, Moscow sẽ không nhượng bộ!
Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 7?
Sau vụ Anh-Nga đụng độ ở Biển Đen, NATO tuyên bố thách thức
Đại biện lâm thời là ai?
Bị đồn điều tàu khu trục hướng tới bán đảo Crimea, Mỹ phủ nhận
(theo Business Insider, The Drive, Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động